adminxen

Administrator
Staff member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
TIẾT 52: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài học học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức
- Phát biểu, viết được công thức và nêu được điều kiện áp dụng định luật bảo toàn cơ năng.
- Thiết lập được biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng trong các trường hợp cụ thể, khái quát lại được biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp tổng quát.
2. Kỹ năng
- Xây dựng được các bước làm bài toán khi áp dụng định luật bảo toàn cơ năng.
- Nhận diện được các dạng bài toán sử dụng định luật bảo toàn cơ năng.
- Vận dụng được công thức của định luật bảo toàn cơ năng để giải một số bài tập cụ thể.
3. Thái độ
- Sôi nổi, hào hứng trong giờ học.
- Liên hệ kiến thức vật lý với thực tiễn cuộc sống, tích cực tìm hiểu, sáng tạo.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập vật lý nâng cao, sách danh cho giáo viên.
- Hệ thống bài tập củng cố kiến thức.
- Các hình vẽ mô tả trong bài.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về lực thế, động năng, thế năng, công của trọng lực, công của lực đàn hồi.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin
- Có thể sử dụng các sile, hình ảnh, phần mềm thí nghiệm ảo để phục vụ cho bài học.
III. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ( 3 phút)
Đưa ra 3 câu hỏi kiểm tra bài cũ:
CH1: Lực thế là gì?

CH2: Động năng là gì? Phát biểu định lý động năng?
CH3: Thế năng trọng trường là gì? Thế năng đàn hồi là gì? Viết biểu thức độ giảm thế năng?
-Lực thế là lực mà công của nó không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối.

-Động năng là năng lượng của vật có được khi chuyển động.
Định lý: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
-Thế năng trọng trường là năng lượng của vật có được khi vật chịu tác dụng của trọng lực.
-Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng xuất hiện khi có sự biến dạng của vật.
- A12 = Wt1 - Wt2
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ năng(10 phút)
Đặt vấn đề: Cho học sinh quan sát hình ảnh về chuyển động của con lắc đơn.
(?) Hãy nhận xét về động năng và thế năng của con lắc tại vị trí O, B, C?

Chốt lại: trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng của quả lắc liên tiếp thay đổi. trong bài này, chúng ta sẽ xem xét có mối quan hệ gì giữa độ biến thiên của 2 dạng năng lượng này.
(?) Theo em, cơ năng bao gồm những dạng năng lượng nào? Từ đó,hãy suy ra biểu thức của cơ năng?
(?) Hãy cho biết biểu thức của cơ năng trong trường hợp vật chuyển động trong trọng trường, vật chịu tác dụng của lực đàn hồi? Từ đó suy ra biểu thức tổng quát của cơ năng?
-Đưa ra bài tập củng cố: bài 2, trang 177 sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao.

-Quan sát, lắng nghe.
-Tại B: Wđ = 0

-Tại O: Wđ tăng lên
Wt Giảm đi
Tại C: Wđ giảm đi
Wt tăng lên
Động năng và thế năng của con lắc luôn thay đổi.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top