myanh882006

New Member
Download Giáo án sử 12 - Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 – 1945) nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời

Download Giáo án sử 12 - Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 – 1945) nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời miễn phí





3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 -1941)
* Hội nghị Trung ương VIII của Đảng
- Sau gần 30 năm bôn ba hải ngoại, năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10-19/5/1941.
- Nội dung hội nghị:
+ Nhiệm vụ chiến lược Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu nước ta lúc đó là giải phóng dân tộc. Cho nên Đảng quyết định đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mọi nhiệm vụ khác nhằm vào đó mà giải quyết.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

bày một giai đoạn lịch sử quan trọng của nước ta, 1939-1945. Trong đó, kiến thức cơ bản nhiều, khó rải đều ở các mục nên tùy vào tình huống cụ thể giáo viên phân chia thời gian hợp lí. Nên cần dành nhiều thời gian hơn cho các nội dung ở mục II và III.
- Dạy học bài này, GV có thể khai thác được nhiều hình ảnh liên quan đến cách mạng tháng 8 trong đĩa Encatar và Internet. Vì vậy, nếu có điều kiện GV nên soạn và tổ chức cho HS học tập trên lớp thông qua bài giảng điện tử.
Chuẩn kiến thức
(Kiến thức cần đạt)
Hoạt động dạy – học của thầy, trò
I. Tình hình Việt Nam trong những năm (1939 - 1945)
1. Tình hình chính trị
- Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức chiếm được Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng
- Chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi: ra sức vơ véc sức người, sức của của dốc vào chiến tranh.
- Cuối tháng 9/1940, Nhật nhảy vào xâm lược nước ta, Pháp đầu hàng nhanh chóng, rồi câu kết với nhau cai trị nhân dân ta.
- Bước sang năm 1945, quân phát xít thất bại trên hầu hết các mặt trận, 9/3/1945 Nhật tiến hành đảo chính Pháp, lợi dụng cơ hội đó quần chúng nhân sục sôi cách mạng, sẵn sàng tổng khởi nghĩa.
2.Tình hình kinh tế
- Pháp ban hành chính sách kinh tế chỉ huy, vơ vét của cải, nhân lực của nước ta phục vụ cho mục đích chiến tranh
- Khi Nhật vào Đông Dương,buộc Pháp phải cho chúng sử dụng các phương tiện giao thông như đường sắt, tàu biển.
- Quân Nhật cướp đất của dân ta nhổ lúa trồng đay,thầu dầu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. Một số công ty Nhật đã đầu tư vào một số ngành phục vụ quân sự khai thác mỏ sắt, mangan, apatít…
" Nhân dân ta phải sống trong tình trạng “một cổ, hai tròng” Pháp - Nhật rất khốn khổ.
Hoạt động
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK tìm hiểu những nét chính về tình hình thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến ách mạng Việt Nam như thế nào trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai ?
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
GV nhận xét, bổ sung nhấn mạnh một số điểm.
- Tháng 6/1940: Pháp đầu hàng quân phát xít đã tác động đến chính sách của Pháp ở Đông Dương như thế nào?
- Tháng 9 năm 1940, quân Nhật vào chiếm Đông Dương và giữ nguyên bộ máy cai trị của Pháp, cùng với Pháp cai trị Đông Dương? Tại sao? Mối quan hệ giữa Nhật và Pháp sẽ như thế nào? Cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 là kết quả tất yếu của mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp. Kẻ thù của cách mạng đang suy yếu, quần chúng nhân dân sục sôi cách mạng.
Hoạt động
GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2 để trả lời
câu hỏi:
- Vì sao khi chiến tranh nổ ra, Pháp lại ra lệnh tổng động viên và thi hành chính sách kinh tế chỉ huy?
- Khi Nhật vào Đông Dương, Nhật – Pháp đã câu kết với nhau để cai trị nhân dân ta như thế nào?
- Những chính sách cai trị của chúng đã để lại hậu quả nặng nề như thế nào?
HS đọc SGK trả lời câu hỏi
GV nhận xét và lưu ý trong tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải có đường lối đấu tranh phù hợp.
HS lắng nghe và ghi ý chính vào vở
II.Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 3 năm 1945
1.Hội nghị BCH Đảng cộng sản Đông Dương (11/1939)
- Tháng 11/1939, Hội nghị BCH Đảng cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Bà Điểm – Hóc Môn (Gia Định), do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
- Nội dung
+ Xác điệm nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
+ Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc chống địa tô cao, lãi nặng.
+ Thành lập chính quyền dân chủ cộng hoà thay cho chính quyền xô viết công, nông, binh.
+ Chuyển từ đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh dân chủ sang đòi lật đổ chính quyền đế quốc và tay sai, từ đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp sang đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
+ Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- Ý nghĩa: đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mọi nhiệm vụ khác phải phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới
a) Khởi nghĩa Bắc Sơn
- Ngày 22/9/1940, quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, quân Pháp thua to phải rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa.
- Diễn biến
+ Đêm 27/9/1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Bắc Sơn đã nổi dậy chặn đánh quân Pháp, chiếm đồn Mỏ Nhài. Chính quyền địch ở Bắc Sơn tan rã, nhân dân làm chủ châu lị và vùng lân cận, đội du kích Bắc Sơn ra đời.
+ Pháp – Nhật câu kết với nhau đàn áp khốc liệt khởi nghĩa.
- Ý nghĩa: mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng ta chuyển hướng đấu tranh. Để lại nhiều bài học quí báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.
b. Khởi nghĩa Nam Kì
- Tháng 11 – 1940, thực dân Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột, thực dân Pháp đã bắt thanh niên Việt Nam đi làm bia đỡ đạn cho chúng. Nhân dân ta rất căm phẫn, phản đối việc làm đó của thực dân Pháp.
- Trước tình hình đó, tháng 11/1940 xứ uỷ Nam Kì quyết định khởi nghĩa, trong bối cảnh lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương không về kịp.
- Diễn biến:
+ Đêm 22 rạng sáng 23/11/1940, khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ như Biên Hoà, Gia Định, Chợ Lớn, Vĩnh Long…
+ Chính quyền Cách mạng được thành lập ở nhiều nơi, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.
+ Do kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp khủng bố khốc liệt phong trào, lực lượng còn lại phải rút về Đồng Tháp và U Minh, để củng cố lực lượng.
- Ý nghĩa: cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kì, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập.
c. Binh biến Đô Lương
- Ngày 13/1/1940 binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) dưới sự chỉ huy của Đội Cung đã nổi dậy với mục tiêu chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về lấy thành Vinh.Nhưng kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp kịp thời đối phó.
- Chiều 14 /1/1941, toàn bộ binh lính nổi dậy đều bị bắt. Đội Cung với 10 đồng chí của ông bị xử bắn, nhiều người bị tù đày.
Hoạt động
GV nêu vấn đề: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi quan trọng, Đảng ta chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mở đầu cho sự chuyển hướng này là Hội nghị Trung ương Đảng VI (11/1939).
GV hướng dẫn học sinh đọc SGK theo những vấn đề sau: Hội nghị diễn ra ở đâu, do ai chủ trì? Những nội dung chính của hội nghị? Những nội dung này có điểm gì khác so với giai đoạn 1936 -1939?
HS nghiên cứu SGK để trả lời
GV nhận xét và làm rõ thêm một số nội dung: trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, Đảng đã chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Sự chuyển hướng của Đảng được thể hiện ở nghị quyết ở Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11/1939. Nghị quyết này ch...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top