baby_baby_candy

New Member

Download miễn phí Luận văn Giải mã thế giới ảo trong Liêu Trai Chí Dị dưới góc nhìn của huyền thoại học





Xuất phát từquan niệm vạn vật đều có linh khí, người Trung Quốc cổcho rằng muôn
loài trong thếgiới nếu sống lâu hay do biết cách tu luyện sẽcó linh tínhnhiều hơn các vật
khác, thường được gọi là tinh. Theo quan niệm của người Trung Hoa cổ, hồly là một loài động
vật rất khôn ngoan, có linh tính, sống gần gũi với thếgiới con người. Nó có thói quen chào đón
mặt trời mỗi khi bình minh đến bằng cách cất tiếng rú. Theo truyền thuyết thì loài hồly có thể
tu luyện thành tinh nên được gọi là hồly tinh. Khi thành tinh chúng có nhiều phép biến hóa và
làm được nhiều việc tốt giúp con người, vì vậy nó còn được gọi là hồtiên. Đó là những con
chồn tu luyện lâu năm có nhiều phép thuật và có thểbiến hoá thành người. Có thểnói rằng, nếu
không có quan niệm vạn vật hữu linh của tưduy huyền thoại thì chắc chắn sẽkhông có các
nhân vật ảo trong Liêu trai chí dịbởi quá trình tìmhiểu các nhân vật này đã cho thấy chúng
được sinh ra từsựkếthừa sâu sắc. Người nguyên thủy quan niệm tất cảsựvật đều có linh hồn,
có sựsống giống nhưcon người đã giải thích vì sao các nhân vật ảo sinh ra từquan niệm vạn
vật hữu linh có hành động, tưtưởng, tình cảm giống nhưcon người. Bên cạnh đó, người
nguyên thủy cũng chưa có sựphân biệt một cách rõ ràng giữa thần và ma “gần nhưkhông thể
nào vạch ra được một ranh giới dứt khoát giữa những ma chỉ đem lại điều lợi hay điều hại
cho con người với những ma có chức năng đặc biệt là cai quản các hiện tượng tựnhiên” [66,
tr.764] cho nên có thểthấy linh hồn vạn vật nhưma, tinh động vật, tinh thực vật và các vật
thể đều có khảnăng phi thường, đặc biệt là khảnăng biến hóa.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n được
nhiều rượu nên mỗi lúc nấu rượu xong đều cho thuốc độc vào, người giỏi uống đến mấy cũng
dễ say. Tên Ất trở nên có tiếng là nấu rượu giỏi, rất giàu có, lại thèm khát con dâu của người họ
Tôn, nài nỉ hồ ly giúp chiếm đoạt được nàng. Hồ ly cho Ất mượn chiếc áo xám của mình nhưng
Ất chưa kịp quấy nhiễu người khác đã bị vị tăng lập đàn tràng trừ hồ ly sai rồng đi bắt. Ất ngã
vật xuống biến thành một con chồn, dù được vị tăng cho vợ con dắt về nhưng chỉ vài ngày sau
thì chết. Mô tip người biến thành vật còn được sử dụng như một sự trừng phạt: vợ Đỗ Tiểu Lôi
bất hiếu với mẹ nên bị biến thành con lợn (truyện Đỗ Tiểu Lôi), kẻ sĩ Khâu sinh tính nết xấu xa
bị biến thành con ngựa (truyện Bành Hải Thu). Ngoài ra, mô tip này cũng được dùng miêu tả
những kẻ độc ác có phép thuật sẵn sàng biến người thành dê, lừa (truyện Tạo súc).
Có một dạng biến hình không thuộc hai dạng trên là ma đội lốt người. Quan niệm vạn vật
hữu linh cho rằng con người cũng như vạn vật đều có linh hồn và thể xác. Khi chết rồi, linh hồn
vẫn còn tồn tại tiếp tục cuộc sống của mình. Trong Liêu trai chí dị, rất nhiều hồn ma thậm chí
đã chết hàng trăm năm vẫn mượn lại nhan sắc tươi thắm của mình lúc còn ở chốn trần gian để
một lần nữa trà trộn vào chốn trần tục. Tất cả chỉ vì đam mê cuộc sống trần thế như nàng ma họ
Lý trong truyện Liên Hương đã nói rằng “Hai con ma gặp nhau tịnh không có chi vui sướng.
Nếu được vui sướng thì dưới suối vàng há phải thiếu hạng trai tráng ư?” [45, tr.418], cho nên
nàng cung nữ Lâm Tứ Nương vô cùng xinh đẹp chết đã 17 năm vẫn tìm đến với Trần Bảo
Thược cho thỏa giấc mộng yêu đương, thi ca lúc sống không thành (Truyện Lâm Tứ Nương).
Nàng ma Chương A Đoan trong truyện cùng tên chết đã hơn 20 năm vẫn hiện lên trêu chọc,
yêu đương chàng trai Thích sinh gan dạ. Đáng lẽ một người chết đi lập tức phải xuống âm phủ
trình diện nhưng nàng đã trốn Diêm Vương suốt hơn 20 năm vì quá lưu luyến với cuộc sống
trần thế. Đến khi nàng bị người chồng cũ kiện vì tội thất tiết, nàng phải chết lần nữa thì tất cả
chỉ còn là bộ xương trắng. Nàng ma Liên Tỏa trong truyện ngắn cùng tên cũng phải chờ đợi
suốt 20 năm mới gặp được tri kỷ là Dương Tử Úy để được hồi sinh làm vợ của chàng. Đặc biệt,
Hoạn Nương đã chết hơn 100 năm vẫn trà trộn vào cuộc sống trần tục (truyện Hoạn Nương).
Khác với quan niệm dân gian cho rằng ma hầu hết đều hại người, nhà văn Bồ Tùng Linh khi
xây dựng hình tượng này đã đem lại cho người đọc một cảm giác vô cùng ấm áp của tình yêu
cuộc sống mà không phải bất cứ con người trần gian nào cũng có được và giữ được trọn vẹn
như thế trong suốt cuộc đời mình. Dạng biến hình từ vô hình sang hữu hình này gần gũi với mô
tip vật biến thành người bởi tình yêu cuộc sống đã thôi thúc các nhân vật mượn thân xác con
người để hưởng trọn vẹn cuộc sống như con người trần thế.
Cho dù mô tip biến hình ở đây đa dạng như thế nào, từ người biến thành vật, vật biến
thành người, ma đội lốt người thì sự biến hình cũng diễn ra hết sức nhanh chóng chỉ trong chớp
mắt, hầu như không cần sự trợ giúp của các lực lượng siêu nhiên khác, hơn nữa các nhân vật
biến hình đều vì những lý do hết sức trần tục đã làm cho các yếu tố ảo – thực trong truyện đan
xen vào nhau. Trong truyện Tửu bằng, một thư sinh uống rượu say ngủ thiếp đi, tỉnh dậy đã
thấy một con chồn nằm ngay bên cạnh. Một lát sau chồn tỉnh dậy, hoá ngay thành một chàng
thư sinh nho nhã. Trong truyện Đổng Sinh, anh chàng Đổng Sinh bước vào phòng mình thấy
một cô gái tuyệt đẹp đang nằm ngủ. Chàng mừng rỡ rờ xuống hạ thể thấy có đuôi liền sợ hãi
xanh mặt, định chạy trốn. Cô gái tỉnh dậy cười bảo Sinh rờ lại lần nữa thì thấy cái đuôi đã biến
mất. Tên nô bộc của thiên hộ Hàn Quang Lộc đêm nằm còn trông thấy rõ ràng trên lầu có ánh
đèn như ngôi sao sáng một lát lập lòe rơi xuống đất, hóa thành con chó, vừa tới trong vườn, nó
lại hóa ngay thành một người con gái cúi xuống lay gọi hắn ta (truyện Khuyển đăng). Sự biến
hoá nhanh nhạy của nhân vật ảo đã tạo nên không khí hư hư thực thực, thoắt ẩn thoắt hiện của
truyện Liêu trai. Điều này khác với trong thần thoại, các sự kiện siêu nhiên thống trị mạch
truyện, khác với truyện cổ tích xây dựng các yếu tố ảo – thực phân biệt rạch ròi.
Tác giả của Liêu trai chí dị muốn dùng mô tip vật biến thành người làm phương tiện
chuyển tải tư tưởng của mình: vừa khẳng định cuộc sống trần gian là hạnh phúc vừa phủ định
nó khi để cho một số nhân vật là người phải biến thành vật để thực hiện ước mơ của mình trong
xã hội bấy giờ. Về nghệ thuật, mô tip người biến thành vật và vật biến thành người được miêu
tả rất nhanh gọn, gói trọn trong những khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi mà lại diễn ra rất nhiều
lần tạo cho tác phẩm cái không khí hư hư thực thực, thoắt ẩn thoắt hiện làm cho câu chuyện
thêm bí ẩn và hấp dẫn. Đó là sự sáng tạo của nhà văn khi kế thừa những mô tip đặc sắc nhất từ
trong thần thoại.
Như vậy, nhà văn Bồ Tùng Linh đã xây dựng cốt truyện Liêu trai chí dị theo hình tượng
nhân vật kỳ ảo sinh ra từ quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy huyền thoại. Đồng thời, ông
cũng xây dựng truyện bằng hàng loạt các sự kiện biến hình rất kỳ ảo. Mặc dù kế thừa sâu sắc tư
duy huyền thoại, các tác phẩm thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết… nhưng tác giả của
Liêu trai đã có sự sáng tạo lớn khi làm cho truyện dù được xây dựng theo hình tượng nhân vật
kỳ ảo vẫn có sự đan xen thực - ảo chứ không phải là sự thống trị hoàn toàn của cái ảo, dù là
chuỗi các sự kiện kỳ ảo nhưng lại ngầm thể hiện quan niệm về xã hội. Sự kế thừa và sáng tạo
khi nhà văn sử dụng huyền thoại còn được thể hiện rất rõ trong thế giới nhân vật và quan hệ
giữa các nhân vật.
2.2 Thế giới ảo thể hiện qua nhân vật trong Liêu trai chí dị
Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong các tác phẩm văn học. Văn
học không thể thiếu được các nhân vật bởi vì đó là hình thức cơ bản để miêu tả thế giới một
cách hình tượng. Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người,
thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng của con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là
để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Bản chất văn học
là quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò
như những tấm gương của cuộc đời.
Nhà văn Bồ Tùng Linh đã tạo ra thế giới các nhân vật ảo trong Liêu trai chí dị với nguồn
gốc, ngoại hình, khả năng, tính cách thật là kỳ ảo. Quan hệ giữa các nhân vật này cũng rất hư ảo
giàu màu sắc tưởng tượng. Đó là kết quả của sự kế thừa một cách sâu sắc thần thoại, quan niệm
dân gian đã có từ cổ x
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top