Tyce

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Trình bầy tác động làm ô nhiễm bầu không khí tập thể của điều phối doanh nghiệp yếu kém





MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương I Điều phối hoạt động của doanh nghiệp

I. Nội dung và phương pháp điều phối hoạt động của doanh nghiệp. 3

I.1. Khái niệm 3

I.2. Nội dung và phương pháp điều phối 3

II. Nguyên nhân và tổn thất do việc điều phối hoạt động 4

doanh nghiệp yếu kém.

II.1. Lập kế hoạch 4

II.2. Giao nhiệm vụ cụ thể cho các tập thể, cá nhân 5

II.3. Điều kiện làm việc, vật chất, kỹ thuật cần thiết cho cá nhân, 7

tập thể hoàn thành công việc

II.4. Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận, cá nhân thực hiện, 9

hoàn thành các công việc.

II.5. Quá trình kiểm tra, đánh giá 10

II.6. Khen thưởng, phạt 11

Chương II Bầu không khí tập thể doanh nghiệp

I. Khái niệm 14

I.1. Khái niệm tập thể 14

I.2. Khái niệm bầu không khí 14

II. Các yếu tố tác động làm ô nhiễm bầu không khí tập thể 14

II.1. Bố trí, phân công công việc 15

II.2. Mâu thuẫn lợi ích 16

II.3. Xúc phạm nhau 17

II.4. Lây lan tâm lý 18

II.5. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng gây ra ô nhiễm 19

bầu không khí trong doanh nghiệp

Tài liệu tham khảo

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


m) khác nhau ở các mặt của khả năng lao động. Phân công, bố trí họ vào đúng việc và có được một tập thể người bổ sung mặt mạnh cho nhau, có được sự đồng bộ các mặt mạnh là điều rất cần thiết. Nếu như điều phối kém để cho việc phân công “đứng ngồi không đúng chỗ” trước hết sẽ làm hại cho bản thân người đó, sau đó sẽ làm hại cho công việc, cho sự nghiệp chung của doanh nghiệp. Rất nhiều trường hợp, lúc đầu khi mới hợp tác với nhau cũng đặt ra những quy định rõ ràng, nhưng dần về sau, mỗi người bắt đầu có những tính toán riêng từ những sự đóng góp nhiều ít của mỗi thành viên, họ sợ rằng vai trò của họ trong các quyết sách giảm sút sẽ dẫn tới việc phân chia lợi nhuận thiệt thòi hay e sợ vị trí của mình thấp kém hơn người khác, thậm chí còn nghi ngờ những người cùng hợp tác với mình sẽ mưu cầu lợi ích riêng mà lấy đi tài sản chung. Nhưng sự không rõ ràng trong vai trò và hành vi làm cho họ nhúng tay vào mọi việc, kể cả những việc không thuộc chức trách của mình, kết quả dẫn tới công việc hàng ngày bị trượt dốc. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với người lãnh đạo bởi vì chừng nào các nhu cầu cơ bản chưa được thoả mãn chừng đó người lao động không hoàn toàn tập trung cho công việc. Nhu cầu là điều kiện cần để có động cơ hoạt động. Mà động cơ là hiện tượng, quá trình có trước hoạt động của con người. Nó là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất của sự tham gia hoạt động và của sự tích cực sáng tạo. Nó là nhân tố số một của sự thành công hay thất bại. Phân công lao động một cách khoa hoc tức là công việc phù hợp với từng cá nhân, từng tập thể, khả năng cũng như trình độ, không phân biệt đối xử thì không những cung cấp tư kiện quan trọng cho việc chuẩn bị và sử dụng lực lượng lao động một cách có hiệu quả mà còn góp phần quan trọng vào việc hoàn thành từng công việc và toàn bộ công việc với chi phí thấp, đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời hạn giao sản phẩm cho khách hàng.
Do đó, khi phân công lao động cần đặc biệt chú ý:
- Nhu cầu sinh sống, nhu cầu thu nhập, động cơ lao động của con người.
- Khả năng lao động nói chung, khả năng hoàn thành các thao tác lao động (cả thao tác cơ và thao tác tâm lý trí não) trong trường hợp, công việc cụ thể và khả năng chịu đựng các yếu tố vệ sinh môi trường nơi công việc diễn ra.
- Những sở thích cũng như thói quen bền vững của cá nhân trong tập thể.
- Giao nhiệm vụ theo khả năng lao động, cùng với việc đãi ngộ theo lao động, không những cho phép tốt nhất khả năng lao động đã có mà còn có tác dụng làm cho người lao động tích cực, hăng hái, chủ động tạo ra khả năng trong lao động.
- Công việc và nhiệm vụ giao cho họ, phải phù hợp, phải thúc đẩy sự phát triển cá tính để họ phát huy hết sở trường của mình, mang lại cho họ cảm giác thành công trong sự nghiệp, để nhân viên được tự do, hoạt động sáng tạo.
II.3. Điều kiện làm việc, vật chất, kỹ thuật cần thiết cho cá nhân, tập thể hoàn thành công việc
Việc nghiên cứu quá trình lao động đã cho thấy, nếu chỉ quan tâm đến quan hệ người – người thì chưa đủ mà chúng ta cần quan tâm đến cả môi trường, điều kiện làm việc cả về vật chất lẫn tinh thần. Cần trang bị thêm cho họ những điều kiện, vật chất, kỹ thuật cơ bản nhất, cần thiết nhất để các cá nhân, tập thể có thể hoàn thành được công việc được giao. Có như thế tinh thần làm viêc, không khí nơi làm việc mới được thoải mái, giúp cho con người thêm phấn chấn hăng say bắt tay vào làm việc. Nhưng:
- Nếu như bố trí máy móc, trang thiết bị không hợp lý, không thuận tiện cho thao tác của người lao động, làm người lao động phải thực hiện nhiều thao tác thừa sẽ làm cho họ bị mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, làm bầu không khí lao động trong tập thể bị căng thẳng, nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc.
- Cung cấp trang thiết bị công nghệ không tốt, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động, vệ sinh môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ và tuổi thọ của người lao động, đến năng suất lao động, dễ xảy ra rủi ro trong quá trình làm việc
- Phân bố ánh sáng không hợp lý, không khoa học sẽ gây ra nhiều sai sót. Nếu ánh sáng chung tốt sẽ làm giảm sai sót (nhất là đối với công việc, đòi hỏi độ chính xác cao), làm giảm sự mệt mỏi và giảm tần số tai nạn lao động, tiết kiệm được chi phí cho các phế phẩm do thiếu ánh sáng gây ra.
Chính vì vậy, trong quá trình quán lý các nhà lãnh đạo cần điêu phối sao cho các điều kiện về vất chất kỹ thuật cho người lao động phải:
- Đảm bảo mọi điều kiện để con người làm việc trong một tư thế phù hợp để duy trì được khả năng lao động, tránh được những ảnh hưởng có hại.
- Đảm bảo khả năng thay đổi tư thế trong quá trình làm việc.
- ấn định không gian làm việc, bố trí công cụ chỉ báo và các bộ phận điều khiển trong phạm vi các vùng thị giác và vùng hoạt động của tay được xác định bằng các chỉ số đo đạc.
- Bố trí các thiết bị, dụng cụ, phương tiện đo đạc, các vật liệu, tư liệu kỹ thuật ở những nơi cố định, thường xuyên và càng gần người công nhân càng tốt để giảm bớt khoảng cách phải dịch chuyển trong quá trình thực hiện các thao tác.
- Phòng làm việc: phải có không khí điều hoà, đủ ánh sáng, không ô nhiễm, và thiết bị, dung cụ đầy đủ…để nhân viên có điều kiện phát huy hết khả năng làm việc.
- Trang thiết bị, máy móc hiện đại, đầy đủ, và phù hợp với chức năng công việc (máy vi tính, điện thoại, fax, photocopy,…).
II.4. Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận, cá nhân thực hiện, hoàn thành các công việc.
Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận, cá nhân thực hiện, hoàn thành các công việc là việc làm cần thiết đối với mỗi người quản lý trong công cuộc đưa doanh nghiệp của mình ngày càng tiến xa hơn nữa. Trong tâm lý tiềm ẩn của mỗi người đều hy vọng “mình có thể đứng ở vị trí ưu việt hơn người khác” và người quản lý thông minh cần biết điểm này mà khơi dậy ở mỗi cá nhân những tiềm lực sẵn có và tạo điều kiện để họ phát huy những sáng tạo, phát minh hay đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như cho xã hội. Khi các nhà quản lý nếu như “quản lý nhẹ tay” chức năng nay chắc chắn sẽ đem lại cho doanh nghiệp những tổn thất không nhỏ. Một trong những biểu hiện chúng ta vẫn hay thường gặp là nhân viên cảm giác chán nản mệt mỏi khi lúc nào cũng phải làm một công việc hay không biết làm gì khi không có người hướng dẫn làm đó. Từ đó dễ sinh ra việc các thành viên của xưởng cũng không có tinh thần làm việc, không vắng mặt thì đến muộn vê sớm, bỏ việc, chốn giờ. Hàng hoá luôn giao chậm cho khách hàng so với thời hạn ký hợp đồng, phẩm chất, chất lượng sản phẩm thì ngày càng tồi. Tất nhiên, việc làm này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế, sau khi giao công việc, nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân người quản lý phải theo dõi, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc, động viên kịp thời các cá nhân, bộ phận. Luôn sát sao với công việc này nhưng ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top