dmhoa77

New Member

Download Tổ chức hệ thống cơ quan thi hành án trong điều kiện thực hiện chiến lược cải cách tư pháp miễn phí





Theo Điều 15 của dự án số 11 Luật THADS thì, “Cơ quan THADS gồm có: 1. THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là THADS cấp tỉnh); 2. THADS huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là THADS cấp huyện) hay liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là THADS khu vực); 3. THA quân khu và Quân chủng Hải quân (sau đây gọi chung là THA cấp quân khu)”. Tuy nhiên, với quy định hiện có về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan THADS cấp tỉnh và cấp huyện tại Điều 16, 18 của dự án số 11 Luật này thì ta thấy, cơ quan THADS thực sự vẫn chưa có tính độc lập, cả phương diện tổ chức và phương diện hoạt động. Phải chăng, chính sự không độc lập, sự lệ thuộc, sự trực thuộc và phụ thuộc về tổ chức của cơ quan THA, dù không có mục đích này, nhưng quy định của luật vô tình đã đẩy hoạt động của cơ quan THA vào việc không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình như trong hai tình huống nêu trên cũng như trong hoạt động THADS hiện nay.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tổ chức hệ thống cơ quan thi hành án trong điều kiện thực hiện chiến lược cải cách tư pháp
1. Nhìn từ thực tiễn
Vụ việc 1: Phải chờ... Chủ tịch thành phố chỉ đạo?[1]
Ngày 01/01/2006, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã xử phúc thẩm vụ tranh chấp giữa các thành viên của Công ty cổ phần dịch vụ khách sạn Bạch Đằng (Hải Phòng). Sau khi có bản án, bên được thi hành án (THA) - ông Vũ Quang Lâm (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc mới) nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng sớm thi hành dứt điểm bản án để công ty kiện toàn tổ chức, tránh thất thoát về tài sản, kinh tế. Cơ quan pháp luật đã yêu cầu bên phải THA tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, họ không chấp hành án. Vì thế, Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Hải Phòng có kế hoạch cưỡng chế THA vào sáng ngày 16/5/06. Từ nhiều ngày trước, bản kế hoạch chi tiết đã được gửi tới đương sự và Công an, Viện kiểm sát, Sở Tài chính, Sở Du lịch, các cơ quan báo chí... để phối hợp. Thế nhưng, ngày 15/5/08, ông Lâm và các cơ quan hữu quan bất ngờ được THA thông báo tạm hoãn cưỡng chế với lý do “để công tác chuẩn bị tổ chức cưỡng chế THA đảm bảo chặt chẽ”. Trả lời báo chí, chấp hành viên Nguyễn Văn Thơi (người giải quyết vụ việc) nói phải tạm hoãn cưỡng chế để chờ Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Trịnh Quang Sử - đang đi công tác nước ngoài - về chỉ đạo (?!).
Vụ việc 2: Đợi đến bao giờ
Căn nhà số 03 Lam Sơn, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh là của bà Nguyễn Thị Bé và chồng là Nguyễn Văn Trầm. Ông bà có một người con trai duy nhất là Nguyễn Văn Quế. Năm 1991, ông Trầm ủy quyền cho ông Đỗ Văn Mừng (cháu của ông Trầm) liên hệ với các cơ quan chức năng để làm thủ tục xin lại căn nhà (đã bị Nhà nước quản lý năm 1978). Sau khi lấy lại được căn nhà trên, ông Mừng đã bán căn nhà cho bà Trần Thị Hoàng Mai. Năm 1994, ông Trầm - có con trai là ông Quế làm thay mặt - đã khởi kiện ông Mừng và bà Mai để đòi lại nhà. Vụ án đã bị xét xử nhiều lần, nhiều cấp. Quyết định giám đốc thẩm số 03/HĐTP -DS ngày 27/1/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC bác kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC và giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩm số 319/PTDS ngày 13/12/2002 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh với các quyết định: Buộc bà Trần Thị Hoàng Mai giao trả căn nhà số 03 Lam Sơn cùng toàn bộ giấy tờ chủ quyền căn nhà này cho ông Nguyễn Văn Quế do bà Huỳnh Thị Muông làm thay mặt nhận. Buộc ông Nguyễn Văn Quế do bà Huỳnh Thị Muông làm thay mặt phải giao cho bà Mai 119, 11 lượng vàng SJC ngay sau khi nhận căn nhà nêu trên. Buộc ông Đỗ Văn Mừng (đã chết) có bà Thành và các con là thay mặt các thừa kế của ông Mừng theo luật định giao cho bà Mai 1.833, 49 lượng SJC.
Ngay sau khi có Bản án phúc thẩm số 13/12/2002, cũng như sau khi có quyết định giám định thẩm, bà Muông liên tiếp có đơn yêu cầu THA. Phòng THA cũng ra nhiều quyết định THA, nhưng chưa tổ chức thi hành được vì có khiếu nại của bà Mai, đề nghị chỉ THA trả nhà theo yêu cầu của bà Muông với điều kiện là phải nhận được số vàng mà gia đình ông Mừng phải thanh toán cho bà. Xét thấy yêu cầu của bà Mai là không có căn cứ, ngày 23/3/2006, Phòng THA thành phố Hồ Chí Minh lại ra Quyết định cưỡng chế THA số 331/QĐCC -THA. Thời gian tổ chức cưỡng chế vào lúc 8h30 ngày 14/4/2006. Nhưng đến ngày 11/4/2006, bà Huỳnh Thị Muông, người được THA, nhận được Thông báo số 3158/THA-TB của Phòng THA thành phố Hồ Chí Minh về việc dời ngày cưỡng chế, lý do là “theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên việc cưỡng chế sẽ được dời lại sau Đại hội Đảng và sau khi THA thành phố báo cáo trước liên ngành”.
Ngày 12/5/2006, bà Muông nhận được Công văn số 340/THA-NVII của Cục THADS, Bộ Tư pháp về việc bà Muông có yêu cầu THA là hoàn toàn có căn cứ. Tiếp đó, Cục THADS có văn bản số 339 gửi Phòng THA thành phố Hồ chí Minh yêu cầu cơ quan này có biện pháp THA giao nhà cho bà Muông, yêu cầu bà Muông giao đủ 119, 11 lượng vàng cho bà Mai theo đúng nội dung bản án. Tuy vậy, đến thời điểm này (2008), việc cưỡng chế THA chưa có dấu hiệu khởi động. Có thông tin, một lãnh đạo không muốn cho thi hành vụ án này. Vị này tuyên bố, ai (chấp hành viên) THA vụ án này, sẽ bị kỷ luật.
Hai vụ việc trên phản ánh bức tranh THADS hiện nay ở những góc nhìn riêng lẻ, nhưng đã phần nào thể hiện tình trạng khó khăn trong THA, những rào cản quá trình THA, rất đáng tiếc không phải chỉ từ phía đương sự, mà còn từ cơ quan có thẩm quyền, từ hệ thống pháp luật, từ cơ chế THADS, từ sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động THA. Xét hai vụ việc thực tế trên, câu hỏi được đặt ra là, cơ quan THA có vai trò gì trong quá trình THA; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan THA là gì và cơ quan THADS có quyền độc lập thi hành chức năng, nhiệm vụ của mình không. Đây là vấn đề cần được giải quyết triệt để về mặt lý luận, nhất là tại thời điểm dự án Luật THADS đang được soạn thảo.
2. Đối chiếu với quy định của pháp luật
Để hiểu rõ hơn về cơ quan THADS, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này phải bắt đầu từ lý do thành lập cơ quan đó. Trước năm 1993, THADS là chức năng của Tòa án nhân dân. Sau khi Pháp lệnh THADS năm 1993 được ban hành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về THADS được thành lập, đó là: cơ quan THADS cấp tỉnh, cơ quan THADS cấp huyện và cơ quan THA trong quân đội (Khoản 2, Điều 17 của Pháp lệnh THADS năm 1993). Các cơ quan THADS có nhiệm vụ thi hành những bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật THA.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan THADS được quy định trong Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ. Nếu theo Pháp lệnh THADS năm 1993, cơ quan THADS, dù chưa được mô tả cụ thể, nhưng cũng được xác định tương đối rõ ràng chức năng, nhiệm vụ là để thi hành những bản án, quyết định về dân sự của tòa án. Nhưng thực tế, khi nghiên cứu Nghị định số 30/CP thì chức năng, nhiệm vụ của cơ quan THA lại rất khó xác định. Cụ thể, Điều 7 của Nghị định số 30/CP quy định: các cơ quan THADS bao gồm: “1. Phòng THA thuộc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phòng THA quân khu và cấp tương đương; 2. Đội THA thuộc Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. Phòng THA thuộc Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn: “1. Giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện việc quản lý công tác THADS trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 2. Quản lý nghiệp vụ công tác THA của Đội THA thuộc Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, bồi dưỡng nghiệp vụ THA cho chấp hành viên và cán bộ làm công tác THA; giải quyết khiếu nại, tố cáo về THA theo quy định tại Điều 44 của Pháp lệnh THADS; tổng kết thực tiễn THA, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác THA; 3. Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của toà án theo quy định của Pháp lệnh THADS” (Điều 8). Đội THA thuộc Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn: “1. Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của toà án theo quy định của Pháp lện...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Thiết kế tổ chức thi công và Dự toán - Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế công trình biển - Khoa học kỹ thuật 0
L [Free] Thiết kế tổ chức thi công giàn đầu giếng WHP “A” thuộc điều kiện mỏ Sư Tử Đen Khoa học kỹ thuật 0
N [Free] Thiết kế tổ chức thi công Khối chân đế WHP “A” điều kiện mỏ Sư Tử Đen Khoa học kỹ thuật 0
D [Free] Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tă Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ L Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại côn Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định t Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Thanh Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Da Giầy Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top