kumpie_xjkue

New Member

Download Tính chất đền bù của hợp đồng Dân sự miễn phí





Đối với hợp đồng vay tài sản thì Điều 471 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hay pháp luật có quy định”. Tính chất đền bù của hợp đồng vay tài sản thể hiện ở việc trả lãi. Theo tinh thần của Điều 471 BLDS 2005 thì hợp đồng vay tài sản sẽ không đền bù nếu như các bên không có thỏa thuận gì về việc trả lãi. Việc trả lãi được coi là ngoại lệ và chỉ được áp dụng nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận hay pháp luật có quy định. Trong trường hợp các bên chỉ thỏa thuận về việc trả lãi nhưng chưa xác định rõ lãi suất hay có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (Khoản 2 Điều 476 BLDS 2005).
 
Hợp đồng ủy quyền cũng có tính chất đền bù hay không đền bù, tương tự như hợp đồng vay tài sản. Tính chất đền bù của hợp đồng ủy quyền được thể hiện ở việc trả thù lao. Sau khi thực hiện công việc được bên ủy quyền giao phó, bên được ủy quyền sẽ được hưởng lợi ích ngược lại dưới hình thức tiền thù lao. Điều 581 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hay pháp luật có quy định”. Điều đó có nghĩa rằng, theo nguyên tắc chung thì hợp đồng ủy quyền không đền bù. Bên được ủy quyền chỉ được nhận tiền thù lao nếu như các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về điều đó hay pháp luật có quy định.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tính chất đền bù của hợp đồng Dân sự
Tính chất đền bù lợi ích được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự. Tính chất đền bù đó được thể hiện một cách rõ nét nhất trong chế định hợp đồng dân sự. Hợp đồng mang tính đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận được những lợi ích vật chất ngược lại từ phía bên kia. Việc phân tích tính chất đền bù giúp xác định bản chất pháp lý của từng hợp đồng, từ đó áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh một cách chuẩn xác. Dựa vào tính chất đền bù mà hợp đồng dân sự được chia thành ba nhóm: 1) Nhóm các hợp đồng luôn không đền bù; 2) Nhóm các hợp đồng có thể đền bù hay không đền bù; 3) Nhóm các hợp đồng luôn đền bù. Việc xếp mỗi hợp đồng thuộc nhóm nào dựa trên các quy phạm định nghĩa được quy định trong Bộ luật dân sự. Nhóm thứ nhất – Các hợp đồng luôn không đền bù, bao gồm hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng mượn tài sản. Điều 465 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”. Qua định nghĩa đó ta nhận thấy hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng hoàn toàn vì lợi ích của bên được tặng cho. Bên được tặng cho chỉ tiếp nhận tài sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ nào mang lại lợi ích vật chất cho bên kia. Nếu một hợp đồng nào đó mang tên “Hợp đồng tặng cho tài sản” mà trong đó các bên thỏa thuận với nhau rằng “bên A tặng cho bên B chiếc đồng hồ với điều kiện bên B phải tặng cho lại bên A chiếc xe đạp” thì hợp đồng đó phải được coi là hợp đồng trao đổi tài sản chứ không phải hợp đồng tặng cho. Cũng xuất phát từ tính chất không đền bù này mà pháp luật của một số quốc gia quy định rằng đối với bên được tặng cho thì không yêu cầu phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (bởi lẽ bên được tặng cho chỉ tiếp nhận lợi ích mà thôi). Có một loại hợp đồng tặng cho đặc biệt - đó là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Khoản 1 Điều 470 BLDS 2005 quy định: “1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hay nhiều nghĩa vụ dân sự trước hay sau khi tặng cho”. Có thể khẳng định rằng hợp đồng tặng cho có điều kiện cũng phải mang tính chất không đền bù. Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện phải là những công việc không mang lại lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) cho bên tặng cho. Ví dụ: A tặng cho B con bò với điều kiện rằng trước khi nhận B phải sửa lại chuồng bò của mình cho chắc chắn, C tặng cho D chiếc xe máy với điều kiện sau đó D không được bán xe máy đó đi, … Nếu điều kiện đó mang lại lợi ích cho bên tặng cho thì hợp đồng sẽ không được coi là hợp đồng tặng cho nữa. Ví dụ: A tặng cho B chiếc xe đạp với điều kiện B phải quét vôi lại nhà cho A (Hợp đồng này sẽ được coi là hợp đồng dịch vụ có trả công dịch vụ bằng hiện vật chứ không phải là hợp đồng tặng cho tài sản, và khi phát sinh tranh chấp sẽ phải áp dụng các quy định đối với hợp đồng dịch vụ để giải quyết). Đối với hợp đồng mượn tài sản thì Điều 512 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hay mục đích mượn đã đạt được”. Tính chất không đền bù của hợp đồng mượn tài sản thể hiện ở chỗ bên mượn không phải trả tiền cho việc sử dụng tài sản mượn đó. Nếu một hợp đồng mặc dù có tên gọi là “Hợp đồng mượn tài sản”, nhưng trong đó các bên lại thỏa thuận về khoản tiền mà bên mượn phải trả cho việc sử dụng tài sản (Ví dụ: A cho B mượn xe máy và B phải trả 200 ngàn đồng/1 tháng cho việc sử dụng xe máy đó) thì hợp đồng đó phải được coi là hợp đồng thuê tài sản, và khi phát sinh tranh chấp cần áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng thuê tài sản để giải quyết. Nhóm thứ hai – Các hợp đồng có thể đền bù hay không đền bù. Đó là: hợp đồng vay tài sản, hợp đồng ủy quyền và hợp đồng gửi giữ tài sản. Đối với hợp đồng vay tài sản thì Điều 471 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hay pháp luật có quy định”. Tính chất đền bù của hợp đồng vay tài sản thể hiện ở việc trả lãi. Theo tinh thần của Điều 471 BLDS 2005 thì hợp đồng vay tài sản sẽ không đền bù nếu như các bên không có thỏa thuận gì về việc trả lãi. Việc trả lãi được coi là ngoại lệ và chỉ được áp dụng nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận hay pháp luật có quy định. Trong trường hợp các bên chỉ thỏa thuận về việc trả lãi nhưng chưa xác định rõ lãi suất hay có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (Khoản 2 Điều 476 BLDS 2005). Hợp đồng ủy quyền cũng có tính chất đền bù hay không đền bù, tương tự như hợp đồng vay tài sản. Tính chất đền bù của hợp đồng ủy quyền được thể hiện ở việc trả thù lao. Sau khi thực hiện công việc được bên ủy quyền giao phó, bên được ủy quyền sẽ được hưởng lợi ích ngược lại dưới hình thức tiền thù lao. Điều 581 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hay pháp luật có quy định”. Điều đó có nghĩa rằng, theo nguyên tắc chung thì hợp đồng ủy quyền không đền bù. Bên được ủy quyền chỉ được nhận tiền thù lao nếu như các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về điều đó hay pháp luật có quy định. Hợp đồng gửi giữ tài sản cùng thuộc nhóm thứ hai – nhóm các hợp đồng có thể đền bù hay không đền bù. Nhưng ngược lại với hợp đồng vay tài sản và hợp đồng ủy quyền, trong hợp đồng gửi giữ tài sản thì nguyên tắc chung là có đền bù. Tính chất đền bù của hợp đồng gửi giữ được thể hiện thông qua tiền công cho bên giữ tài sản. Trường hợp hợp đồng gửi giữ không đền bù được coi là ngoại lệ. Điều 559 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”. Nếu các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng về việc trả tiền công thì khi phát sinh tranh chấp, bên gửi ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R [Free] Sử dụng thư điện tử, việc sử dụng mạng Internet như thế nào? Để đạt được hiểu quả, tính chất Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Một số vấn đề có tính chất khái quát về công cuộc đổi mới này ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Tiểu luận Hoàn cảnh ra đời và sự tác động của nó tới nội dung và tính chất của các bản Hiến p Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Vị trí, tính chất, vai trò của chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước theo pháp luật h Tài liệu chưa phân loại 0
X [Free] Tiểu luận Những tính chất cơ bản của dư luận xã hội và tác dụng của nó trong lĩnh vực pháp lu Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Đề tài Tính chất đền bù trong một số hợp đồng dân sự cụ thể Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Đề tài Nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức tính chất hoá học của Clo một cách chủ động của h Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Đề tài Lưu ý về tính chất hữu hướng của các đại lượng vật lý khi giảng dạy và bồi dưỡng học s Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Đề tài Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top