yenphuong4486

New Member

Download miễn phí Đề tài Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta





 Đến nay mặc dù nền kinh tế đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, nhưng giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa được xem là một nghề chuyên môn mà vẫn còn làm một bộ phận, một cấp trong bộ máy quản lý Nhà nước; việc tìm giám đốc cho các doanh nghiệp vẫn còn là việc bố trí, phân công công tác cho cán bộ do cấp uỷ Đảng và các cơ quan quản lý Nhà nước quyết định. Việc bố trí, phân công công tác này do nhiều yếu tố và quan hệ chi phối. Thậm chí còn có nhiều trường hợp giám đốc yếu kém, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nhưng việc thay thế giám đốc vẫn rất khó khăn. Tình hình tuyển dụng, bố trí công việc, cho thôI việc cán bộ quản lý khác và người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước tương tự như vậy.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n dương chiếm 98%, đường bộ 80%. Trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp: dầu khí, đIện than, khai thác quặng, hầu hết các ngành chế tạo, hoá chất cơ bản, xi măng, thuốc lá… là khu vực Nhà nước vẫn nắm chủ yếu.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tín dụng, ngân hàng… hầu hết là do kinh tế Nhà nước nắm giữ. Hàng năm, kinh tế Nhà nước vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước ( chiếm 60 – 70% tổng thu ngân sách). Tuy nhiên, so với khối lượng vốn đầu tư vào khoản trợ cấp ngầm qua tín dụng ưu đãI của ngân hàng, cũng như phần khấu hao cơ bản và một phần rất lớn thuế tiêu thụ đặc biệt cộng với các loại thuế gián thu khác đánh vào người tiêu dùng mà Nhà nước thu qua doanh nghiệp thì mức độ đóng góp trên thì chưa tương xứng.
Các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta được hình thành và phát triển trên cơ sở nguồn vốn cấp phát của Ngân sách Nhà nước và do đó tất cả các hoạt động đều chụi sự kiểm soát và chi phối trực tiếp cuả Nhà nước. Do đó, không phát huy được tính chủ động sáng tạo cuả các doanh nghiệp dẫn tới hậu quả là hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều hoạt động hết sức kém hiệu quả. Có thể minh hoạ nhận xét này qua các chỉ tiêu cụ thể sau:
+ Tỷ trọng tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội của khu vực kinh tế Nhà nước cao gấp 1.5 lần và chi phí để tạo ra một đồng thu nhập quốc dân thường cao gấp 2 lần so với kinh tế tư nhân.
Mức tiêu hao vật chất của các DNNN trong sản xuất cho một giá trị đơn vị tổng sản phẩm xã hội ở nước ta thường cao gấp 1.3 lần so với mức trung bình trên thế giới.
+ Chất lượng sản phẩm của nhiều DNNN thường rất thấp và không ổn định. Trung bình khu vực kinh tế Nhà nước chỉ có khoảng 15% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, 20% số sản phẩm kém chất lượng. Do đó, hiện tượng hàng hoá ứ đọng với khối lượng lớn và chiếm hơn 10% số vốn lưu động của toàn xã hội.
+ Hệ số sinh lời của khu vực kinh tế Nhà nước rất thấp. Ví dụ, hệ số sinh lời của vốn lưu động tính chung chỉ đạt 7% trên một năm, trong đó ngành giao thông đạt 2% trên 1 năm, ngành công nghiệp đạt khoảng 3% trên 1 năm, ngành thương nghiệp đạt 22% trên 1 năm.
+ Hiệu quả khai thác vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước hết sức thấp. Cụ thể là trong mấy năm gần đây, hàng năm Nhà nước dành vốn 70% vốn đầu tư ngân sách của toàn xã hội cho các doanh nghiệp Nhà nước, tuy nhiên chúng chỉ tạo ra từ 34 - 35% tổng sản phẩm xã hội. Hơn nữa khu vực này lại sử dụng hầu hết lao động có trình độ đại học, công nhân kỹ thuật.
+ Số các doanh nghiệp thua lỗ chiếm tỷ trọng lớn. Theo số liệu thống kê thì trong số 12084 cơ sở quốc doanh thì có tới 4584 đơn vị sản xuất kinh doanh thua lỗ, chiếm 34% tổng số các doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, quốc doanh trung ương có 501 cơ sở thua lỗ, bằng 29.6% số cơ sở trung ương quản lý; quốc doanh địa phương có 4083 cơ sở thua lỗ, chiếm 39.95% số đơn vị do địa phương quản lý. Các số liệu trên cho thấy việc làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp Nhà nước đã gây tổn thất rất nặng nề cho ngân sách Nhà nước và là một trong các nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách trong những năm qua. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế Nhà nước là do cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp mấy chục năm qua. Trước đây do đất nước có chiến tranh, nền kinh tế được quản lý sẽ được đảm bảo được huy động ở mức cao nhất mọi tiềm lực cho kháng chiến thắng lợi mà không cần tính tới hiệu quả. Tuy nhiên, khi đất nước chuyển sang thời kỳ hoà bình thì việc kéo dàI quá lâu cơ chế quản lý này đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và đẩy nền kinh tế tới khủng hoảng.
Tử 1989 đến nay, nền kinh tế nước ta đã thực sự bước sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Một số doanh nghiệp đã thích ứng với cơ chế thị trường làm ăn có hiệu quả, nhưng phần lớn các doanh nghiệp nhà nước vẫn ở trong tình trạng làm ăn kém hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do tư tưởng bao cấp trong đầu tư vẫn còn rất nặng nề, tất cả các doanh nghiệp được thành lập đều được cấp toàn bộ vốn từ ngân sách Nhà nước, hàng năm trên 85% vốn tín dụng với lãI suất ưu đãI đã được dành cho các doanh nghiệp Nhà nước vay. Dẫn tới thực trạng là việc thất thu vốn cho Nhà nước; vấn đề nợ nần vòng vo mất khả năng thanh toán còn diễn ra khá nghiêm trọng; việc buông lỏng quản lý của Nhà nước dẫn tới nạn tham nhũng, lãng phí diễn ra ở mức báo động, đời sống của cán bộ công nhân chậm được cảI thiện.Từ đó làm suy yếu nghiêm trọng khu vực kinh tế Nhà nước trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo vai trò chủ đạo trong nên kinh tế quốc dân, và là công cụ đắc lực trong việc đIều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, yêu cầu khách quan đặt ra cần đổi mới, sắp xếp lại khu vực kinh tế Nhà nước.
Vì sao doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ – GiảI pháp nào cho doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay:
Các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta đã có lịch sử hơn 50 năm phát triển, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong các giai đoạn lịch sử. Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các doanh nghiệp Nhà nước đã từng bước được đổi mới, sắp xếp tổ chức lại. Số doanh nghiệp Nhà nước đã giảm đI khá nhiều ( từ hơn 12000 doanh nghiệp đến còn hơn 5000 doanh nghiệp) nhưng vẫn là một lực lượng kinh tế mạnh ở nước ta hiện nay( năm 1999, các doanh nghiệp Nhà nước làm ra 40.2% GDP, trên 50% giá trị xuất khẩu, đóng góp 39.25% tổng nộp ngân sách Nhà nước). Việc tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa lớn, vừa để phát huy một phần nội lực quan trọng của đất nước, vừa là một yếu tố quan trọng để bảo đảm định hướng phát triển XHCN của kinh tế đất nước.
Hiện nay, mặc dù đã qua nhiều lần tổ chức, sắp xếp lại, đã thực hiện nhiều cơ chế đổi mới trong quản lý, kể cả được những hỗ trợ: khoanh nợ, xoá nợ, cấp bổ sung vốn, miễn giảm thuế, cấp tín dụng ưu đãi… của Nhà nước, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước vẫn ở trong tình trạng có rất nhiều khó khăn, yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh quá thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 1995 một đồng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước tạo ra được 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận, nhưng năm 1998 chỉ còn làm được 2.98m đồng doanh thu và 0.14 đồng lợi nhuân ( nếu tính riềng trong nền công nghiệp thì một đồng vốn chỉ làm ra 0.024 đồng lợi nhuận). Theo nhiều đánh giá, số doanh nghiệp Nhà nước thực sự có lãI chỉ khoảng trên dưới 20%; số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ phảI chiếm tới 20% tổng số doanh nghiệp. Nếu tính đúng, tính đủ khấu hao, không có sự hỗ trợ dưới nhiều hình thức từ phía Nhà nước thì số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ còn lớn hơn. Số doanh nghiệp còn lại ở trong trạng tháI không ổn định, không vững chắc. Công nợ trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N [Free] PHÂN TÍCH SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Xây dựng chiến lược cạnh tranh ở công ty bảo hiểm BIC trong tiến trình hội nhập quốc tế Luận văn Kinh tế 2
C [Free] Thực trạng phát triển của Thuỷ Sản Việt Nam và tiến trình hội nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc t Luận văn Kinh tế 0
T [Free] TỔNG QUAN VỀ TIẾN TRÌNH KÝ KẾT CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ ASEAN – VIỆT NAM Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Đào tạo phát triển nguồn nhân lực việt nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Những triển vọng và thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập AS Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Tìm hiểu sửa đổi quy trình, thủ tục tiến hành kỳ họp Quốc hội Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện A Lưới, t Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Xây dựng tiến trình dạy học các thuyết về ánh sáng (Vật lý 12 nâng cao) theo hướng phát triển Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top