Aaron

New Member
Download Tài liệu bồi dưỡng môn tiếng việt lớp 4 - 5 miễn phí



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU TRANG
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu
4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở khoa học của công tác giáo dục đạo đức học 5 sinh trường THPT
1.1.Một số cơ sở lý luận của việc chỉ đạo 5
1.2. Một số cơ sở pháp lý của việc quản lý 10
1.3. Cơ sở thực tiễn 11

Chương 2. Thực trạng của việc quản lý giáo dục đạo đức học 15
sinh ở trường THPT Bán công Nam Tiền Hải – Thái Bình
2.1. Một số nét về trường Nam bán công Tiền Hải – Thái Bình 15
2.2. một số công tác chỉ đạo giáo dục học sinh 16
2.3. Những khó khăn và tồn tại trong giáo dục đạo đức học sinh 17
2.4. nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 18
2.5. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý giáo dục đạo đức 20

Chương 3. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức 21
cho học sinh ở trường THPT Bán công Nam Tiền Hải – Thái Bình
3.1. Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng 21
3.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cán bộ quản lý trong công tác 22
giáo dục đạo đức HS
3.3. Phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ GV chủ nhiệm và đội 23
ngũ GV trong công tác giáo dục đạo đức
3.4.Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn TNCS HC 24
Minh và Hội liên hiệp TNHS trong nhà trường.
3.5 Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua học tập các môn học đặc biệt 26
là môn GDCD.
3.6. Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục 27
ngoài giờ lên lớp.
3.7. Phát huy hoạt động tự quản của tập thể HS trong tự giáo dục 28
đạo đức.
3.8. Tăng cường giáo dục đạo đức HS thông qua sự kết hợp chặt 29
chẽ giữa nhà trường gia đình xã hội.
3.9 Kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức. 30

PHẦN KẾT LUẬN 32

1. Một số kết luận 33
2.Một số kiến nghị 34

PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Tre gắn bó và đi vào cuộc sống của người dân quê tôi. Người làng tôi, mỗi khi đi xa lâu ngày, hình bóng gợi nhớ quê hương nhiều nhất chính là luỹ tre làng xanh mát yêu thương. (Cụm từ này làm câu văn lướt lên, tạo cho âm hưởng kéo dài ra)
*Ta có thể dùng 2 cách kết bài: Kết bài tự nhiên (Cho biết kết thúc, không có lời bình luận thêm) và kết bài mở rộng (nói lên tình cảm, cảm xúc của mình, liên tưởng và có thêm lời bình luận ).
VD:
* Lưu ý :
Ta có thể sử dụng lối viết theo kiểu Đầu cuối tương ứng để viết phần MB và KB.
VD:
Đề 1: Hãy tả lại vẻ đẹp nơi em ở vào một mùa trong năm.
MB: à các bạn thích mùa nào? Cái giá lạnh của mùa đông hay cái ấm áp của mùa xuân? Cũng có thể các bạn lại thích mùa thu với sự mát lành của nó. Riêng tôi, tui lại thích cái nóng nực của mùa hè đấy các bạn ạ!
KB: à các bạn thích cảnh đẹp của mùa nào? Có thể các bạn thích cảnh giá lạnh của mùa đông, cảnh mát mẻ của mùa thu hay cảnh ấm áp của mùa xuân. Riêng tôi, tui vẫn thích mùa hè...
Đề 2: Thuật lại một việc làm trong ngày chủ nhật.
MB: à các bạn yêu quý! Ngày chủ nhật các bạn thường làm gì? Xem hoạt hình hay đọc chuyện? Theo ba đi tắm biển hay đi giúp mẹ việc nhà? Còn tôi, ngày chủ nhật, tui thường làm vườn. Khu vườn xanh mướt của gia đình tui ở thôn Vĩ Dạ, trải nhẹ bên cạnh bờ sông Hương.
KB: à các bạn yêu quý! Ngày chủ nhật các bạn thường làm gì? Xem hoạt hình hay đọc chuyện? Theo ba đi tắm biển hay giúp mẹ việc nhà? Còn tôi, ngày chủ nhật, tui vẫn làm vườn...
4.2.Bài tập thực hành:
Viết phần kết bài cho các đề văn sau và cho biết đó là kết bài ịư nhiên hay kết bài mở rộng:
a) Tả cái trống trường.
b) Tả một vật nuôi trong nhà.
c) Tả một cái cây ăn trái đang mùa quả chín.
d) Tả một cái cây cho bóng mát mà em yêu thích.
e) Tả một người thân của em
f) Nơi em ở có cảnh đẹp nào em yêu thích hơn cả? Hãy tả lại cảnh ấy.
g) Tả cảnh đẹp vào một đêm trăng sáng ở nơi em ở.
h) Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
i) Hãy tả lại một cơn mưa mà em có dịp chứng kiến.
k) Em hãy kể lại một câu chuyện từng để lại ấn tượng đẹp đẽ về tình bạn dưới mái trường tiểu học.
..........
*Đáp án:
a) Tiếng trống là nhịp đập thời gian của trường em. Tiếng trống là hiệu lệnh hoạt động cho tất cả thầy trò trong trường. Theo nhịp trống, chúng em xếp hàng. Theo nhịp trống, chúng em vào lớp,...Mai đây,em sẽ lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào, song tiếng trống trường sẽ mãi mãi đọng lại trong tâm trí em cùng với những kí ức đẹp đẽ của tuổi học trò. (Kết bài mở rộng)
b) Em rất yêu mến Mi Mi. Nó không những là mmột dũng sĩ diệt chuột mà còn là người bạn trung thành, thân thiết của em.( KB tự nhiên)
c) Sau này lớn lên, dù có đi đâu xa, em cũng không thể nào quên được hương vị của những cây trái ông em đã trồng và càng không thể nào quên được hương vị của trái xoài cát quê em.(KB mở rộng)
d) Dưới bóng mát của cây bàng, chúng em vui chơi, nô đùa thoả thích. Cây bàng như người bạn lớn hiền từ và tốt bụng của tất cả chúng em.( KB tự nhiên)
e) Em ngày càng lớn khôn còn bà thì ngày càng già yếu. Lúc nào nhìn vào mắt bà, lúc nào em cũng thấy đôi mắt ấy chan chứa yêu thương. Em chỉ muốn ôm lấy bà mà nói: "Bà ơi bà, cháu yêu thương và kính trọng bà vô cùng!...".(KB mở rộng)
f) Dẫu có những tháng ngày vất vả như thế, tui vẫn tha thiết yêu con sông quê hương ấy.(KB tự nhiên)
g) Về khuya, vầng trăng càng lên cao càng thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng giấc ngủ cho làng em.(KB tự nhiên)
h) Chẳng biết từ khi nào, con đường đã trở nên thân thiết với em. Em vô cùng thích thú mỗi lần bước đi trên con đường ấy.(KB tự nhiên)
i) Sau mỗi trận mưa, bầu trời như được giội rửa, không khí trở nên trong lành, thoáng đãng. Cây cối xanh tươi hơn, đường phố cũng trở lên sạch sẽ hơn. Em rất yêu những cơn mưa tốt lành như thế. (KB mở rộng)
k) Thoắt cái, năm năm học vèo trôi qua. Năm năm học ấy, chúng tui học được bao nhiêu điều thú vị và kì lạ từ thầy cô và bè bạn. Nhìn lại những năm tháng ngọt ngào ấy, trong tui lại dâng lên những cảm xúc khó tả. .Và điều kì lạ nhất là tui và Hoàng đã trở lên gắn bó từ một câu chuyện buồn như thế đấy!
5.Luyện tìm ý cho phần thân bài:
5.1.Ghi nhớ:
*Phần thân bài chính là phần trọng tâm của một bài văn. Một bài văn có phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn nhưng phần thân bài sáo rỗng, hời hợt, không giải quyết được đầy đủ các yêu cầu các yêu cầu được đặt ra ở phần đề bài thì chưa phải là một bài văn hay.Để khắc phục khuyết điểm này, khi lập dàn ý của bài văn, chúng ta cần tách phần thân bài thành các ý lớn cho đầy đủ, rồi từ các ý đó, viết thành các đoạn văn hoàn chỉnh. Tuỳ vào yêu cầu của đề, các em có thể trình bày phần thân bài thành 2à3 đoạn (dài , ngắn khác nhau). Mỗi đoạn có thể trình bày khoảng từ 3à12 câu, tuỳ theo nội dung của từng ý. Ý nào trọng tâm thì nên nói kĩ, nói dài hơn.
5.2. Bài tập thực hành :
Nêu các ý cần có ở thân bài để giải quyết các đề văn sau:
a) Tả cái trống trường.
b) Tả một con vật nuôi trong nhà.
c) Tả một cái cây ăn trái đang mùa quả chín.
d) Tả một cái cây cho bóng mát mà em yêu thích.
e) Tả một người thân của em
f) Nơi em ở có cảnh đẹp nào em yêu thích hơn cả? Hãy tả lại cảnh ấy.
g) Tả cảnh đẹp vào một đêm trăng sáng ở nơi em ở.
h) Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
i) Hãy tả lại một cơn mưa mà em có dịp chứng kiến.
k) Em hãy kể lại một câu chuyện từng để lại ấn tượng đẹp đẽ về tình bạn dưới mái trường tiểu học.
..........
*Đáp án:
a) Tả cái trống
àTả bao quát: Trống có những nét chung gì nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu,..
àTả cụ thể từng bộ phận:
- Giá đặt trống, dây đeo trống: dáng hình, chất liệu, cách giữ trống,...
- Tang trống: chất gỗ, hình dáng từng thanh, cách ghép,...
- Cái đai chằng lưng trống: chất liệu, cách chằng,...
- Mặt trống: da bít mặt, đinh đóng giữ mặt da trống,...
- Âm thanh: to nhỏ, cách đánh của bác bảo vệ...
àÍch lợi của cái trống: Giữ nhịp sinh hoạt trong nhà trường.
b) Tả con chó
àTả hình dáng:
- Tả bao quát: Con chó to hay nhỏ? Mập hay ốm? Lông màu gì?
- Tả chi tiết: Đầu, mắt, tai, thân,....có gì đặc biệt?
àTả tính nết:
- Thái độ đối với chủ?
- Thái độ đối với người lạ, với các con vật khác?
- Khi chủ vắng nhà? Khi được ăn?...
c) Tả cây ăn quả đang mùa quả chín
àTả bao quát cả cây: Nhìn từ xa (hay thoạt nhìn) cây có những đặc điểm gì? Có những nét nào nổi bật chứng tỏ cây đang ra trái?
àTả cụ thể từng bộ phận ( chọn tả những nét nổi bật nhất)
- Rễ, thân, cành có những nét gì đáng chú ý?
- Lá nó thế nào? (hình thù, khuôn khổ, màu sắc,..)
- Quả nó mọc ra sao? (thưa thớt hay từng chùm? Gắn với nhau như thế nào?...)
Hình dáng, màu sắc, hương thơm, v

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top