sam8182000

New Member
[Free] Luận văn Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học tiếng việt ở tiểu học

Download Luận văn Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học tiếng việt ở tiểu học miễn phí





Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Khái quát về sư phạm tương tác
1.1 Các tác nhân
1.1.1 Người học
1.1.2 Người dạy
1.1.3 Môi trường
1.2 Các thao tác
1.2.1 Phương pháp học
1.2.2 Phương pháp sư phạm
1.2.3 Ảnh hưởng của môi trường
1.3 Các nguyên lý
1.3.1 Người học - Người thợ
1.3.2 Người dạy - Người hướng dẫn
1.3.3 Môi trường - Tác nhân ảnh hưởng
1.4 Vận dụng phương pháp sư phạm tương tác trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
14.1 Trong quá trình dạy học
14.2 Trong môn Tiếng Việt
2 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
2.1 Đặc điểm nhận thức
2.1.1 Tri giác
2.1.2 Chú ý
2.1.3 Trí nhớ
2.1.4 Tư duy
2.2 Đặc điểm nhân cách
2.2.1 Tình cảm
2.2.2 Tính cách
2.2.3 Hứng thú
2.2.4 Tự đánh giá và đánh giá
2.3 Hoạt động ngôn ngữ
3 Thực trạng sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
3.1 Chương trình sách giao khoa và các tài tài liệu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
3.2 Về phía giáo viên
3.3 Về phía học sinh
4 Nguyên nhân của thực trạng
Chương II: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
1 Phương pháp dạy học
1.1 Phương pháp dạy học thảo luận nhóm
1.2 Phương pháp trò chơi
2 Hình thức dạy học
2.1 Học cá nhân trên lớp
2.2 Dạy học theo nhóm
Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1 Mục đích thực nghiệm
2 Đối tượng thực nghiệm, địa bàn thực nghiệm
3 Nôi dung thực nghiệm
4 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm
5 Kết quả thực nghiệm sư phạm
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

à cái mà học sinh phải hướng tới trong quá trình học tập thì lại được nêu rõ ràng trong sách giáo khoa, học sinh chỉ việc mở sách ra là đáp án hay chỉ việc chứng minh cho ý tưỏng của người soạn sách. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động giao tiếp, hợp tác giữa học sinh với học sinh, học sinh - giáo viên đó là chưa nói tới những khó khăn chogiáo viên khi tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo nhóm nhỏ vì dường như việc tìm kiến thức quá dễ dàng, làm một mình cũng được không cần trao đổi với thầy, với bạn.
Hệ thống câu hỏi và bài tập còn chủ yếu yêu cầu học sinh tái hiện, nhận diện các kiến thức đã học, ít câu hỏi, yêu cầu học sinh phải suy nghĩ tìm tòi, lý giải, điều đó cũng làm hạn chế việc hỏi bạn, hỏi thầy của học sinh.
Kiến thức và kỹ năng được hình thành trong quá trình dạy học Tiếng Việt mới chỉ hướng tới việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ hay minh hoạ cho kiến thức ngôn ngữ đã học hơn là hướng tới hoạt động giao tiếp thực tế, thành ra việc học tiếng trong nhà trường chỉ tồn tại trong lớp học chứ không gắn với thực tế cuộc sống làm cho những kiến thức, kỹ năng được hình thành chỉ là những kiến thức, kỹ năng xa rời cuộc sống, vốn hiểu biết của học sinh làm cho giờ học diễn ra mọt cách nặng nề, nhàm chán. Học sinh trở thành đối tượng bị động chí biết ''nuốt'' kiến thức của giáo viên mà không biết tự tìm kiếm, hợp tác với bạn. Còn giáo viên thì gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho các em. Do đó quan hệ giữa giáo viên và học sinh chỉ là quan hệ một chiều, tác dụng của sự tương tác giữa học sinh - học sinh cũng như ảnh hưởng của nhân tố môi trường chưa được chú trọng đúng mức.
Hiện nay ở lớp 1 và lớp 2 đang thực hiện việc dạy - học Tiếng Việt theo chương trình mới. Vì chương trình này được xây dựng trên quan điểm giao tiếp, với một hệ thống ngữ liệu, bài tập phong phú nó yêu cầu học sinh trong quá trình học phải trao đổi, thảo luận, hợp tác với bạn, với thầy để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Điều này rất thích hợp cho việc sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học.
3.2-Về phía giáo viên:
Qua khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học ở trên địa bàn thành phố Vinh chúng tui nhận thấy: Phần lớn giáo viên chưa hiểu rõ phương pháp sư phạm tương tác. Một bộ phận giáo viên khác thì hiểu chưa đúng về phương pháp này họ cho rằng đó chỉ là sự tác động qua lại giữa giáo viên - học sinh, song sự tác động đó chỉ diễn ra theo một chiều là giáo viên tác động đến học sinh chứ chưa có chiều ngược lại, chưa có sự tương tác giữa học sinh - học sinh; học sinh - giáo viên - môi trường. Chỉ có một bộ phận nhỏ giáo viên có quan niệm đúng đắn và phương pháp sư phạm tương tác, phần lớn trong số họ được đào tạo chính quy ở các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm và đạt được giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Tuy nhiên qua việc dự giờ, thăm lớp một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh chúng tui nhận thấy: Trong quá trình dạy học Tiếng Việt giáo viên mặc dù chưa hiểu biết nhiều về phương pháp sư phạm tương tác, nhưng họ cũng có ý thức tổ chức cho học tập thông qua hoạt động cùng học, cùng chơi với bạn song hiệu quả của sự tương tác giữa giáo viên - học sinh; học sinh - học; giáo viên - học sinh - môi trường chưa cao. Hoạt động học tập của học sinh thông qua thảo luận nhóm, trò chơi học tập không trở thành hoạt động của từng cá nhân học sinh và của cả tập thể học sinh. Hoạt động học tập thông qua vui chơi của trẻ nhiều khi không phù hợp với nội dung bài học. Chẳng hạn, khi dạy bài tập đọc ''Người mẹ hiền'' TV 2 - CT mới) có giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đóng vai để diễn tả lại cảnh Nam và Minh chui qua lỗ hổng ở bờ tường. Thành ra tuy có sự tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh song sự tương tác đó lại không nhằm vào củng cố mở rộng, khắc sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ minh hoạ cho lý thuyết về đa dạng hoá các phương pháp dạy học một cách máy móc, dập khuôn, khi sử dụng các phương pháp dạy học như giảng giải, hỏi đáp giáo viên không chú ý tạo ra mối liên hệ ngược từ phía học sinh đến giáo viên. Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu chủ yếu là dạy học cả lớp, ít có dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm. Khi tổ chức dạy học theo nhóm hiệu quả cũng chưa cao.
3.3- Về phía học sinh:
Môn học Tiếng Việt hầu hết các em đều dành thái độ, tình cảm tốt đẹp đối với môn học này, nhưng các em cũng cho rằng đây là môn học khó. Một phần do ngữ liệu xa rời cuộc sống của các em, trong sách giáo khoa có nhiều bài tập, câu hỏi suất hiện quá nhiều như câu hỏi tái hiện trong phần môn tập đọc, bài tập điền từ trong phần ngôn từ ngữ....gây tâm lý nhàn chán, đơn điệu ở học sinh khi học, không kích thích được sự hợp tác giữa giáo viên - học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập. Phần khác do cách thức lên lớp của giáo viên không kích thích được hứng thú học tập của các em, không tạo điều kiện cho mọi học sinh trong lớp được hoạt động, một giờ dạy được đánh giá là thành công khi trong giờ dạy đó có một vài học sinh tham gia phát biểu ý kiến, số học sinh còn lại làm gì giáo viên không kiểm soát được. Ví dụ trong phân môn Tập Đọc học sinh rất hứng thú khi đọc các ngữ liệu, nhưng đến khi giáo viên dạy Tập Đọc thì chỉ có một số em làm việc, số khác ngồi chơi hay làm việc khác.
4- NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG.
Môn Tiếng Việt chiến 35 % tổng số quỹ thời gian dành cho các môn học ở tiểu học. So với các môn học khác đây là môn học có dung lượng kiến thức lớn. Vì vậy khó khăn đầu tiên đối với giáo viên tiểu học là kiến thức chưa được trang bị đầy đủ, điều này ảnh hưởng sâu sắc tới việc sử dụng các phương pháp dạy học (Bởi nội dung dạy học luôn quyết định phương pháp). Mặt khác nhiều giáo viên còn chưa quan niệm đúng đắn về việc dạy học theo phương pháp sự phạm tương tác và hình thức tổ chức dạy học theo tinh thần của phương pháp này nên hiệu quả đem lại chưa cao.
Ngữ liệu, hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa chưa phù hợp với việc tổ chức dạy học theo phương pháp sư phạm tương tác.
Học sinh gặp phải khó khăn trong việc nhận thức và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Hơn nữa sự phát triển của mỗi cá thể học sinh là không đồng đều nên vấn đề đặt ra cho phương pháp sư phạm tương tác khi sử dụng vào dạy học Tiếng Việt ở tiểu học đó là làm sao tạo ra một môi trường thuận lợi, để mọi học sinh với những trình độ nhận thức khác nhau đều có thể tham gia vào hoạt động học tập, giao lưu hợp tác với giáo viên, với bạn nhằm vào một mục đích chung là hướng tới sự phát triển nhân cách của các em.
Giải quyết được vấn đề trên không phải là việc c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hoàn thiện hạch toán nguyên liệu, vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tr Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại côn Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định t Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần ô tô khách Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết b Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
I [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty cà phê Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top