hanbongvan

New Member

Download Một số vấn đề về phiên tòa sơ thẩm miễn phí





Trong tố tụng dân sự đương sự có trách nhiệm chứng minh, có trách nhiệm làm sáng tỏ vấn đề, chứng tỏ cho tòa án và những người tham gia tố tụng khác thấy được sự đúng đắn trong yêu cầu, phẩn yêu cầu của mình, đồng thời chứng minh rằng đương sự phía bên kia phải có nghĩa vụ đối với yêu cầu của mình. Để thực hiện trách nhiệm chứng minh các đương sự phải tìm kiếm, thu thập mọi chứng cứ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình như chứng cứ viết, đề xuất để tòa án triệu tập những người làm chứng cần thiết, các vật chứng và cung cấp các chứng cứ đó cho tòa án và thông báo cho bên kia biết những chứng cứ đó. Đồng thời với việc xuất trình các chứng cứ cho tòa án thì các đương sự phải được tranh luận về chứng cứ, khẳng định giá trị chứng minh của chứng cứ mà mình xuất trình trước hội đồng xét xử, trình bày quan điểm, lập luận của mình về các tình tiết của vụ án, về kết luận giám định, đưa ra các căn cứ pháp lý, lý lẽ để chứng minh rằng yêu cầu của mình hay để phản đối yêu cầu của đối phương là có căn cứ, hợp pháp.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHIÊN TÒA SƠ THẨM
Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọng nhất, quyết định nhất bởi tại phiên toà sơ thẩm, toà án giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án, các đương sự công khai bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước toà án. ở phiên toà, hội đồng xét xử không chỉ dựa vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà phải xác định lại chúng đồng thời làm rõ thêm những tình tiết bằng cách nghe ý kiến trình bày của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác, xem xét các tài liệu, vật chứng. Chỉ sau khi nghe ý kiến của người tham gia tố tụng và kiểm tra, đánh giá đầy đủ các chứng cứ tại phiên toà, hội đồng xét xử mới nghị án để ra các quyết định về việc giải quyết vụ án. Hiện nay, xét xử tại phiên toà sơ thẩm được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự về phiên toà sơ thẩm dân sự cho thấy có nhiều vấn đề nảy sinh mà pháp luật chưa có quy định hay có quy định nhưng thiếu cụ thể, không phù hợp với thực tiễn dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng. Trước yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và sự hoàn thiện của pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình Nhà nước ta đã cho xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự. Nghiên cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự chúng tui thấy vẫn còn một số quy định chưa hợp lý, chưa khắc phục được những thiếu sót của phiên toà sơ thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự hiện nay. 1. Về sự tham gia tố tụng tại phiên toà của viện kiểm sát nhân dân Điều 208 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định: ”1. Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp có nhiệm vụ tham gia phiên toà xét xử vụ án mà viện kiểm sát khởi tố. Đối với những vụ án khác, kiểm sát viên có thể tham gia phiên toà, nếu xét thấy cần thiết…“. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng viện kiểm sát cần tham gia tất cả các phiên toà và phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án vì theo Khoản 3 Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát thì viện kiểm sát tham gia các phiên toà và phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án. Ngoài ra, việc viện kiểm sát tham gia phiên toà là để thực hiện tốt hơn chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó, cần quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự tinh thần này của Luật tổ chức Viện kiểm sát. Quan điểm khác cho rằng theo quy định tại Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì:”Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ án “. Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động xét xử của toà án bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không bắt buộc phải tham gia tất cả các phiên toà xét xử các vụ án. Mặt khác khi viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa thì toà án nhân dân bắt buộc phải chuyển tất cả hồ sơ cho viện kiểm sát nghiên cứu trước khi mở phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm và như vậy ảnh hưởng đến thời gian giải quyết vụ án. Do đó quy định như trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự là hợp lý và phù hợp với thực tế. Chúng tui hoàn toàn đồng ý với quan điểm thứ hai vì trong trường hợp viện kiểm sát khởi tố vụ án thì theo quy định tại Điều 166 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự viện kiểm sát phải có trách nhiệm cung cấp những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho quyền lợi của bên đương sự mà viện kiểm sát đứng ra bảo vệ đồng thời viện kiểm sát phải đưa ra những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý bác bỏ yêu cầu của đương sự phía bên kia đưa ra. Để có thể làm được điều đó thì khi xét xử tại phiên toà viện kiểm sát phải tham gia tố tụng. Còn trong trường hợp viện kiểm sát không khởi tố vụ án thì viện kiểm sát đứng về phía ai, nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và nếu họ không đứng về phía đương sự nào mà chỉ là cơ quan tiến hành tố tụng để kiểm sát hoạt động xét xử của toà án thì không cần thiết phải tham gia phiên toà. Và trên thực tế “Tỷ lệ kiểm sát viên tham gia phiên toà hiện nay là khá cao nhưng tỷ lệ án bị huỷ và cải sửa vẫn rất lớn. Nhiều sai sót về thủ tục, về hồ sơ nhưng kiểm sát viên vẫn không phát hiện được mặc dù đã kiểm sát hồ sơ và tham gia phiên toà“. Điều đó cho thấy việc tham gia phiên tòa chỉ là hình thức. Vì vậy viện kiểm sát chỉ bắt buộc tham gia phiên tòa xét xử vụ án mà viện kiểm sát khởi tố để bảo đảm chất lượng tham gia phiên toà cũng như bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, kịp thời. Nếu chúng ta tham khảo các quy định của pháp luật nước ngoài thì thấy rất ít nước trong Bộ luật tố tụng dân sự quy định về sự tham gia tố tụng tại phiên toà sơ thẩm của viện kiểm sát và nếu có thì cũng chỉ trong một số trường hợp nhất định ví dụ Điều 431 Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp quy định:”Viện công tố chỉ phải dự phiên toà trong những trường hợp Viện công tố với tư cách các bên đương sự chính tham gia tố tụng hay thay mặt cho người khác hay khi pháp luật quy định Viện công tố phải có mặt tại phiên toà“. Vì vậy chúng tui cho rằng quy định về sự tham gia tố tụng tại phiên toà của viện kiểm sát như trong Điều 208 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự là hoàn toàn hợp lý. 2. Về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên toà 1. Điều 223 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thứ tự xét hỏi, Điều 224, Điều 225, Điều 226, Điều 227 và Điều 231 Dự thảo quy định về việc hỏi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người giám định. Việc quy định về thủ tục xét hỏi như trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự vẫn là kiểu “tố tụng xét hỏi trong đó đề cao vai trò của thẩm phán và coi nhẹ vai trò của các bên đương sự”. Trong quá trình xét xử tại phiên tòa hội đồng xét xử vẫn giữ vai trò chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động xét hỏi các đương sự, người thay mặt của đương sự, người làm chứng, người giám định…. Nghiên cứu về vấn đề này, chúng tui thấy việc quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa như trên là chưa hợp lý, chưa phù hợp, chưa bảo đảm tính dân chủ và bảo vệ các quyền con người trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa, làm đương sự ỷ lại phụ thuộc vào tòa án, “hạn chế tính tích cực, chủ động của đương sự trong tố tụng” vai trò của luật sư tại phiên tòa bị mờ nhạt, toàn bộ trách nhiệm chứng minh được đặt lên vai hội đồng xét xử đặt biệt là chủ tọa phiên tòa, còn các bên đương sự, người thay mặt của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, những người tham gia tố tụng khác chỉ tham gia vào quá trình chứng minh ở mức độ hạ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top