Download Một số vấn đề lý luận trong xây dựng dự án Luật Bồi thường nhà nước và xác định phạm vi điều chỉnh miễn phí





Có thể nói, quyền được bồi thường và trách nhiệm BTNN được ghi nhận từ rất sớm trong Hiến pháp của Nhà nước ta. Tuy nhiên, do một thời gian dài, đất nước ta phải trải qua hai cuộc chiến tranh giành độc lập lâu dài và gian khổ, nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước cũng như toàn thể quốc dân đồng bào là đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, chúng ta chưa có điều kiện quan tâm đến việc xây dựng đầy đủ và đồng bộ chế định BTNN và triển khai trên thực tế chế định này. Tuy nhiên, những quy định của Hiến pháp, bắt đầu là Hiến pháp năm 1959 và các bản Hiến pháp sau đó đã đặt nền tảng quan trọng cho việc từng bước hình thành chế định pháp lý này, bắt đầu từ nhận thức đến xây dựng, hoàn thiện pháp luật và triển khai trong thực tiễn.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Một số vấn đề lý luận trong xây dựng dự án Luật Bồi thường nhà nước và xác định phạm vi điều chỉnh
Cơ sở có tính lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề bồi thường nhà nước trước hết xuất phát từ chính những giá trị xã hội - nhân văn sâu sắc mà xã hội loài người trải qua hàng ngàn năm đấu tranh để giành giật và bảo vệ.
1. Vấn đề lý luận - cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Bồi thường nhà nước
1.1. Quyền được bồi thường của người dân trong mối quan hệ với quyền con người và quyền công dân
Cơ sở có tính lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề bồi thường nhà nước trước hết xuất phát từ chính những giá trị xã hội - nhân văn sâu sắc mà xã hội loài người trải qua hàng ngàn năm đấu tranh để giành giật và bảo vệ. Các giá trị xã hội đó chính là các quyền được làm người, quyền tự do, dân chủ và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Hay nói khái quát hơn đó là các quyền con người, quyền công dân. Nếu quyền con người được hiểu là “quyền của thành viên trong xã hội loài người - quyền của tất cả mọi người. Đó là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con người được thể chế hóa (ghi nhận) trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia” thì quyền công dân là “khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu”[1]. Như vậy, có thể hiểu các quyền con người là quyền bẩm sinh, là những giá trị chung của nhân loại và mang tính phổ quát. Còn quyền công dân cũng chính là các quyền cụ thể của con người được luật pháp hóa nhưng gắn với tư cách công dân của một nhà nước (muốn được hưởng các quyền công dân của một nhà nước thì phải có quốc tịch của nhà nước đó). Và điều quan trọng hơn là quyền công dân luôn đi đôi với nghĩa vụ của nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền đó.
Các quyền của công dân được quy định trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, điều chỉnh những quan hệ giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội. Các quyền của công dân bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và các quyền tự do cá nhân. Trong các quyền công dân được Hiến pháp Việt Nam năm 1992 ghi nhận có quyền được bồi thường thiệt hại: “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dự”[2].
Như vậy, quyền được bồi thường khi bị thiệt hại về tài sản, thân thể và danh dự do bị người khác xâm hại là quyền của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Bản chất pháp lý của quyền này là một quyền dân sự thông thường. Vì cái lý ở đời là khi một người bị người khác xâm phạm một cách vô lý và gây ra những thiệt hại về tài sản cũng như thân thể và danh dự thì người có hành vi xâm hại đó phải bù đắp những tổn thất mà mình đã gây ra cho người bị hại. Cái triết lý của sự công bằng đó dần trở thành chân lý của lẽ phải và được luật pháp thừa nhận và trở thành những chuẩn mực pháp lý chung. Vì vậy, xét trên khía cạnh pháp lý thì cái triết lý công bằng đó trở thành quyền (quyền được bồi thường) của người bị thiệt hại. Và trong pháp luật dân sự, quyền được bồi thường có thể là quyền trong hợp đồng hay quyền ngoài hợp đồng, không phân biệt người gây thiệt hại là ai, kể cả là nhà nước trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.       
1.2. Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân - bản chất của quan hệ bồi thường
Hiến pháp cũng đã quy định, trong quan hệ với các cơ quan nhà nước “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, bị xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự”[3].
Nhà nước là một chủ thể của quyền lực công. Quan hệ giữa nhà nước với công dân là các quan hệ được điều chỉnh bởi hệ thống luật công (public law). Tuy nhiên, các vấn đề về thiệt hại và bồi thường thiệt hại lại mang bản chất dân sự như đã phân tích ở trên (tức là yếu tố bồi thường hay đền bù). Do vậy, kể cả trong trường hợp của các quan hệ hành chính, tư pháp diễn ra giữa nhà nước và công dân (ở đây có thể hiểu bao gồm cả các thực thể có tổ chức, tức là cả thể nhân và pháp nhân) mà một bên (có thể là nhà nước) gây thiệt hại cho bên kia thì việc xác định thiệt hại cũng như việc xác định mức bồi thường đều mang bản chất của quan hệ dân sự và được điều chỉnh bởi hệ thống luật tư (private law). Theo chúng tôi, ở đây, yếu tố hành chính, tư pháp hay nói cách khác là các yếu tố của quyền lực công có vai trò chi phối bản chất của quan hệ công đã kết thúc sứ mệnh của nó, không còn có vai trò chi phối trong quan hệ đền bù tài sản. Và như vậy, bản chất của quan hệ giữa nhà nước và công dân là mối quan hệ công, nhưng việc giải quyết quan hệ bồi thường thiệt hại phát sinh từ quan hệ công đó lại mang bản chất của mối quan hệ tư. Vì thế, trong trường hợp này, nhà nước lại đóng vai trò như một chủ thể của quan hệ tư, không có quyền lực hành chính mà chỉ là một chủ thể bình đẳng với bên bị thiệt hại trong mối quan hệ bồi thường mang bản chất dân sự.
Như vậy, trong quan hệ giữa nhà nước và công dân, nếu nhà nước gây thiệt hại và phải bồi thường cho công dân thì việc giải quyết bồi thường đó không thể xử lý bằng luật công. Việc xác định mức độ thiệt hại cũng như mức bồi thường đều mang bản chất của quan hệ dân sự, tức là bình đẳng và thực tế, trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự.
Tóm lại, vấn đề lý luận cơ bản của trách nhiệm bồi thường nhà nước - cơ sở để xây dựng nên chế định pháp luật về bồi thường nhà nước do những hành vi trái pháp luật của công chức nhà nước khi thi hành công vụ gây ra cho tổ chức và cá nhân - chính là dựa trên các quyền của công dân, các quyền này được pháp luật ghi nhận, bảo hộ và được bảo đảm thực hiện bởi nhà nước. Quan hệ giữa nhà nước và công dân làm phát sinh quan hệ bồi thường mang bản chất của “quan hệ công”, trong đó nhà nước là chủ thể mang quyền lực công (hành chính hay tư pháp), nhưng quan hệ bồi thường phát sinh từ các “quan hệ công” đó lại mang bản chất của quan hệ dân sự và được giải quyết trên cơ sở các nguyên tắc của pháp luật dân sự.
2. Xác định phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Bồi thường nhà nước
Nếu dựa vào một số vấn đề có thể tạm gọi là lý luận, là cơ sở cho việc xây dựng chế định pháp luật về bồi thường nhà nước (BTNN) như nói trên, thì về nguyên tắc, trong mọi quan hệ giữa nhà nước và công dân, nếu nhà nước gây thiệt hại cho dân thì đều phải bồi thường. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận vấn đề này một cách thực tiễn hơn. Mỗi một quốc gia, căn cứ vào các điều kiện kinh tế - xã hội của mình, ở mỗi giai đoạn khác nhau, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top