Download miễn phí Tiểu luận Một số vấn đề cơ bản về lý thuyết hệ thống và quản lý hệ thống kinh tế





Trình tự xây dựng phương pháp mô hình bao gồm các bước:

- Xây dựng mô hình phải nghiên cứu : Xác định ý đồ và mục tiêu nghiên cứu, quy định các đặc trưng quan trọng cần nghiên cứu, quan sát một số hành vi quan trọng của hệ thống, thiết lập ràng buộc giữa các mục tiêu, ý đồ và các đặc trưng thông qua các kết quả giám sát hành vi

- Phân tích, nghiên cứu trên mô hình lý thuyết đã thu được ở bước trên

- Đối chiếu, kết luận rút từ mô hình với kết quả thực tế để đối chứng xem kết luận rút từ mô hình lý thuyết có chuẩn xác hay không

- Chỉnh lý lại kết quả của mô hình lý thuyết cho phù hợp, sau đó đem sử dụng kết quả trong thực tế.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cận ngôn ngữ học ... ở đây trong quản lý kinh tế chúng ta tập trung nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận triết học để giải quyết vấn đề.
I. Những khái niệm cơ bản trong lý thuyết hệ thống
1. Vấn đề : Là khoảng giữa điều mà con người mong muốn và có thể thực hiện được với cái thực tế mà con người chưa đạt tới.
Giả dụ một nhà kinh doanh có số vốn 100 triệu đồng muốn sau vài năm có số vốn 1 tỷ đồng là một vâns đề về phát triển kinh doanh. điều cần lưu ý là nếu thực tế không có vấn đề mà con người lại chủ quan đặt vấn đề thì không thể nào giải quyết được và trong trường hợp này người ta nói đã xuất hiện tình trạng"không định nghĩa được vấn đề". Chẳng hạn, anh có thể thử buôn bán mặt hàng này, mặt hàng khác, học nghề này hoạc nghề khác nhưng không thể chết thử một lần xem sao chết - không là vấn đề vì không thể thử chết được.
2. Quan điểm toàn thể : Là quan điểm nghiên cứu giải quyết vấn đề một cách có căn cứ khoa học, hiệu quả và hiện thực. Quan điểm này đã được các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lenin đề cập một phần trong phương pháp luậnduy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Quan điểm này đòi hỏi :
- Khi xem xét, nghiên cứu sự vật phải thấy vật chất là cái có trước, tinh thần là cái có sau
- Sự vật luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau, có tác động chi phối, khống chế lẫn nhau.
- Sự vật luôn biến động và thay đổi (suy thoái hay phát triển, diệt vong hay bành trướng)
- Động lực chủ yếu của sự phát triển ở bên trong sự vật là chính (tất nhiên có sự tận dụng các lợi thế của môi trường)
- Sự tác động giữa các sự vật bao giờ cũng mang tính đối ngẫu, tính nhân quả.
3. Lý thuyết hệ thống : Là tập hợp các bộ môn khoa học (sử học, kinh tế học, sinh học, logic học, toán học, tin học ...)nhằm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề theo quan điểm toàn thể. Lý thuyết hệ thống bao gồm hàng loạt các phạm trù và khái niệm như phần tử, hệ thống, môi trường ..
4. Phần tử : Là tế bào có tính độc lập tương đối tạo nên hệ thống. Trong nền kinh tế phần tử chính là các chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân trước xã hội trong khuôn khổ tài sản quy định của họ.
5. Hệ thống : Là các phần tử có mối liên hệ và quan hệ với nhau, có sự tác động chi phối lên nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện những thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hay có nhưng không đáng kể.
6. Môi trường của hệ thống : Là tập hợp các phần tử, các phân hệ, các hệ thống khác không thuộc hệ thống đang xét, nhưng có quan hệ tác động với hệ thống (bị hệ thống tác động hay tác động lên hệ thống)
7. Đầu vào của hệ thống : là các loại tác động có thể có từ môi trường của hệ thống. Trong hệ thống kinh tế quốc dân có các đầu vào là :
- Các nguồn tài chính : tiền, kim loại quý. Ngoại tệ mạnh, các khoản tín dụng..
- Tổ chức lao động của con người về số lượng, chất lượng, độ liên kết
- Trang thiết bị, nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên, trình độ công nghệ ...
- Trình độ phẩm chất, nhân cách của các nhà quản lý
- Thông tin và thị trường, cùng các mối quan hệ đối ngoại
- Thời cơ cùng các tác động phi kinh tế và các rủi ro có thể khai thác hay gặp phải
- Các tác động cản phá của hệ thống khác
8. Đầu ra của hệ thống : Là các phản ứng trở lại của hệ thống đối với môi trường. Trong hệ thống kinh tế quốc dân sẽ gồm các đầu ra sau :
- Tái sản xuất mở rộng sức lao động dân cư bao gồm việc giải quyết công bằng, đời sống, thất nghiệp, đưa được nhân tài khoa học và công nghệ phổ cập đời sống và hạn chế tới mức thấp nhất các tệ nạn xã hội
- làm lành mạnh công cụ tài chính, đủ nguồn tài chính cho các hoạt động kinh tế xã hội, tỉ giá hối đoái, ổn định sức mua đồng tiền ...
- Bảo vệ môi trường sống và mở rộng không ngừng cơ sở vật chất - kỹ thuất của xã hội.
- Đạt tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế cao.
- Bảo đảm độc lập kinh tế của đất nước (theo đó là độc lập về chủ quyền quốc gia)
- Giữ gìn và phát huy các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa
9. Mục tiêu của hệ thống : là trạng thái mong đợi, cần có của hệ thống trong một thời gian nhất định. Chẳng hạn, mục tiêu tổng quát của sự phát triển kinh tế ở nước ta là " ... cần tiếp tục nắm vững nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá ..."
Như vậy không phải hệ thống nào cũng có mục tiêu, chẳng hạn hệ thống thời tiết, hệ thống giới vô sinh ... là những hệ thống không có mục tiêu (theo nghĩa tự thân nó không có mục đích nào đặt ra).
Xét mối quan hệ của hệ thống với môi trường thì mục tiêu có 2 phần : các phần đầu ra cần có (gọi là mục tiêu ngoài) và các đầu vào có thể sử dụng và cấu trúc bên trong của hệ thống (gọi là mục tiêu trong của hệ thống)
Xét cấu trúc bên trong, hệ thống có mục tiêu chung là mục tiêu định hướng của cả hệ thống, và các mục tiêu riêng là mục tiêu cụ thể của từng phần tử, từng phân hệ trong hệ thống.
Giữa các mục tiêu chung và mục tiêu riêng có thể có sự thống nhất hay không thống nhất.
10. Chức năng của hệ thống : là tập hợp các nhiệm vụ của hệ thống, là khả năng của hệ thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra.
Như vậy, chức năng của hệ thống là lý do tồn tại của hệ thống, là khả năng tự biến đổi trạng thái của hệ thống. Cho nên trong quản lý kinh tế, một cơ quan, một cá nhân nếu được đặt ra, nhưng không có chức năng thì họ tồn tại chỉ tạo thêm khó khăn không đáng có cho các bộ phận và cá nhân khác trong hệ thống.
11. Cơ cấu của hệ thống : là khái niệm có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của lý thuyết hệ thống. Nhưng ở đây cũng còn có nhiều tranh luận chưa thống nhất. Hiểu biết cơ cấu của hệ thống tức là hiểu biết quy luật sinh ra của các phần tử của hệ thống và các mối quan hệ giữa chúng, xét trong một không gian và thời gian nhất định. Có thể nêu ra đây một số các quan điểm :
- F.saussure cho rằng "cơ cấu như là một tập hợp các yếu tố cùng với các quan hệ ràng buộc giữa chúng, nhưng cơ cấu không được coi là một tập hợp giản đơn mà là một tổng thể trong đó mỗi yếu tố đều phụ thuộc vào các yếu tố khác"
- L.A.Zadeh cũng cùng quan điểm trên cho rằng " Trật tự bên trong của hệ thống , vị trí và sự sắp xếp các bộ phận hay các yếu tố của một chỉnh thể, cũng như những tương tác đặc trưng của chúng trong khung cảnh hệ thống tạo nên cơ cấu của nó. Như vậy, cơ cấu trước tiên phải là một tổng thể, một hệ thống các yếu tố gắn bó, một nguyên thể".
- J.Piaget thì đánh giá là " Một cơ cấu phải bao gồm 3 đặc điểm : tổng thể, biến đổi, và tự điều chỉnh".
- A.Trenhiax lại cho rằng " Cơ cấu của hệ thống không phải là quan hệ của các phần tử mà là quan hệ của các quan hệ giữa chungs, mà các quan hệ đó thường tạo thành một kết cấu phân cấp, bậc thang"
Từ những ý kiến trên, có thể nêu : Cơ cấu của hệ thốn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top