Download miễn phí Khóa luận Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp ở Việt Nam





MỤC LỤC

 

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng biểu, sơ đồ

Mở đầu

Chương 1.Lý luận chung về FDI và Khu Công nghiệp ở Việt Nam. 1

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về KCN 1

1.1.1. Khái quát về KCN và định nghĩa KCN. 1

1.1.2. Phân biệt KCN với KCX. 4

1.1.3. Mô hình và phân loại KCN 6

1.1.4. Sự cần thiết khách quan phát triển KCN ở Việt Nam 9

1.1.4.1. Sự cần thiết tất yếu phát triển KCN ở Việt Nam 9

1.1.4.2. Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam 12

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút FDI của một quốc gia 19

1.2.1. Tổng quan về đầu tư nước ngoài 19

1.2.2. Khái niệm về FDI 21

1.2.3. Tác động của FDI 23

1.2.3.1. Đối với nước chủ đầu tư 23

1.2.3.2. Đối với nước nhận đầu tư 23

1.2.4. Các hình thức thu hút FDI vào một quốc gia 25

1.2.4.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( Contractual Business Co – Operation) 25

1.2.4.2. Doanh nghiệp liên doanh ( Joint – Venture enterprise): 25

1.2.4.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign capital enterprise): 26

1.2.4.4. Các hình thức BOT, BTO, BT 26

1.3. Thu hút FDI vào KCN 27

1.3.1. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào các KCN 27

1.3.2. Nội dung của quá trình thu hút FDI vào KCN 28

Chương 2 Thực trạng thu hút FDI vào Khu Công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

 29

2.1. Đặc điểm tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 29

2.1.1. Thuận lợi: 29

2.1.1.1. Đối với trong nước: 29

2.1.1.2. Đối với ngoài nước: 31

2.1.2. Khó khăn – Thách thức 31

2.1.2.1. Ở trong nước: 31

2.1.2.2. Ở ngoài nước: 32

2.2. Thực trạng thu hút FDI vào các KCN Việt Nam thời gian qua 33

2.2.1. Quy mô và tốc độ thu hút FDI vào các KCN 33

2.2.2. Quy mô bình quân một dự án FDI 35

2.2.3. Tỷ lệ lấp đầy diện tích KCN 36

2.3. Công tác quản lý nước ngoài về ĐTNN 37

2.3.1. Công tác xây dựng pháp luật, chính sách: 37

2.3.2. Về công tác điều hành cụ thể: 40

2.3.3. Về công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế: 41

2.4. Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào các KCN Việt Nam 42

2.4.1. Ưu điểm trong thu hút FDI vào các KCN 42

2.4.1.1. Về hoạt động đầu tư nước ngoài: 42

2.4.1.2. Về quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các dự án FDI trong các

 KCN. 43

2.4.2. Tồn tại trong thu hút FDI vào các KCN 43

2.5. Nguyên nhân và các tồn tại 45

2.5.1. Nguyên nhân khách quan 45

2.5.2. Nguyên nhân chủ quan: 45

Chương 3 Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào KCN Việt Nam trong

thời gian tới. 48

3.1. Một số vấn đề trong xây dựng , phát triển và phương hướng hoàn thiện các KCN ở Việt Nam 48

3.2. Mục tiêu , triển vọng phát triển và thu hút FDI vào các KCN đến 2010 53

3.3. Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào các KCN Việt Nam trong thời gian tới. 55

3.3.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN 55

3.3.1.1. Đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư vào các KCN 55

3.3.1.2. Áp dụng các biện pháp tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư 57

3.3.1.3. Nâng cao chất lượng quy hoạch và danh mục dự án gọi vốn FDI 57

3.3.1.4. Đa dạng hoá và đổi mới các cách tổ chức xúc tiến 58

3.3.1.5. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư 61

3.3.1.6. Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền về đầu 62

3.3.2. Cải cách hành chính, nhanh chóng áp dụng cơ chế một cửa một dấu tại chỗ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi. 62

3.3.3. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với KCN 63

3.3.4. Tham gia tích cực và chủ động hơn vào các chương trình xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực. 64

3.3.5. Xây dựng chuẩn mực và cơ cấu lại các KCN 65

3.3.6. Cải thiện cơ sở hạ tầng tại KCN 65

3.3.7. Sử dụng đất và tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN 65

Kết luận 67

Danh mục tài liệu tham khảo 68

Phụ lục

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


vụ và được hưởng các quyền lợi tương xứng ghi trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức hợp tác kinh doanh có đặc điểm cơ bản là không thành lập pháp nhân mới, các hạot động đầu tư được quản lý trực tiếp bởi một ban điều hành hợp doanh trong khuôn khổ tổ chức của doanh nghiệp trong nước.
Đây là một hình thức đơn giản, dễ thực hiện, do đó thường thích hợp với giai đoạn đầu mở cửa cho đầu tư FDI. Bên nước ngoài thường đóng góp thiết bị, công nghệ, vật tư, tham gia kiểm soát chất lượng, còn bên trong nước thường tổ chức sản xuất theo chỉ dẫn của người nước ngoài.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có nhược điểm là rất dễ gây tranh chấp do trách nhiệm thường không rõ ràng và không có pháp nhân quản lý hoạt động đầu tư. Khi môi trường đầu tư đã ổn định, hình thức này ít được sử dụng.
Doanh nghiệp liên doanh ( Joint – Venture enterprise):
Là hình thức thành lập một doanh nghiệp giữa một hay một số bên nước ngoài với một hay một số bên của nước chủ nhà. Các đặc điểm cơ bản của hình thức liên doanh là:
Phải có sự góp vốn cả hai bên trong nước và ngoài nước, trong đó tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài phải lớn hơn mức pháp định của nước chủ nhà.
Doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân mới độc lập về tài sản và tư cách pháp nhân.
Hình thức góp vốn có thể là vốn tài chính, vốn vật chất hay vốn vô hình như khả năng, kinh nghiệm kinh doanh, sở hữu trí tuệ, lợi thế thương mại, v.v…
Cơ chế quản trị và phân phối kết quả kinh doanh thường theo nguyên tắc đối vốn; hình thức pháp lý có thể khác nhau tuỳ theo luật pháp của các nước nhưng thông thường là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign capital enterprise):
Theo hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập một pháp nhân mới theo pháp luật nước chủ nhà. Doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài.
Đây là hình thức được nhiều nhà đầu tư FDI ưa thích, nhất là các công ty xuyên quốc gia. Do đó hình thức này rất phát triển ở những nước có môi trường đầu tư rõ ràng, ổn định và thích hợp với nhiều ngành nghề khác nhau.
Các hình thức BOT, BTO, BT
Đây là một hình thức đầu tư tương đối mới và được áp dụng cho cả kênh đầu tư trong nước. Đặc điểm của hình thức này là:
Phải có chính quyền nước chủ nhà đứng ra ký hợp đồng đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài;
Sau khi ký hợp đồng BOT (hay BTO, BT) phải thành lập một pháp nhân mới điều hành quản lý dự án BOT;
Hoạt động của dự án BOT phải theo một chu trình mẫu gồm ba giai đoạn: Xây dựng (nhà đầu tư bỏ vốn), khai thác kinh doanh (doanh nghiệp BOT kinh doanh theo điều kiện ký kết với nước chủ nhà thu lợi ích cho chủ đầu tư), Chuyển giao (sau một thời gian nhất định đủ để hoàn vốn, toàn bộ công trình được chuyển giao không bồi hoàn cho nước chủ nhà).
Hình thức BOT (BTO và BT) có xu hướng phát triển trong những năm gần đây. Những lĩnh vực thích hợp cho hình thức này là các công trình kết cấu hạ tầng có khả năng khai thác như đường, cảng, sân bay, cầu,…
Thu hút FDI vào KCN
Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào các KCN
Thu hút FDI là điều kiện cần để phát triển KCN có hiệu quả. Các KCN chỉ có thể thực hiện tốt mục tiêu của nó nếu nó thu hút được một lượng vốn đầu tư nhất định. Trong điều kiện tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp, khả năng nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp thì thu hút được nhiều vốn FDI là rất quan trọng trong việc phát triển có hiệu quả các KCN.
Thu hút FDI vào KCN là để tăng cường ảnh hưởng lan toả của các KCN đến các doanh nghiệp trong nước: Tác động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và phát triển xuất khẩu.
Trong những năm qua, việc thu hút FDI vào các KCN tuy có nhiều thành công nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong quá trình CNH, HĐH. Cụ thể là vốn FDI thu hút vào các KCN có vẻ như ngày càng chậm lại, quy mô bình quân của các dự án FDI vào KCN có xu hướng nhỏ đi, tác động lan toả của KCN còn ở mức thấp cần được đẩy mạnh nhiều hơn nữa, tỷ lệ lấp đầy của nhiều KCN còn chưa cao (44%), một số tỉnh thành phố còn ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư có những điểm trái với quy định của pháp luật… những bất cập nói trên đã đặt ra yêu cầu tăng cường thu hút FDI vào các KCN.
Ngày càng nhiều các KCN được thành lập và có nhu cầu phát triển nên cần một khối lượng lớn vốn đầu tư trong khi nguồn vốn lớn đầu tư trong khi nguồn vốn FDI vào Việt Nam còn có hạn. Tính đến hết tháng cuối tháng 12/2006, cả nước có tới 139 KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, trong đó 76 khu đã đi vào hoạt và 54 khu đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Sắp tới khi các KCN được cấp giấy phép đã xây dựng xong và các KCN mới được thành lập thì nhu cầu thu hút vốn FDI vào phát triển KCN lại có xu hướng tăng lên. Nghiên cứu các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào các KCN ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết và thực tiễn.
Nội dung của quá trình thu hút FDI vào KCN
Thu hút FDI là quá trình các quốc gia tiếp nhận đầu tư ( Quốc gia sở tại) tiến hành các công việc cần thiết để các nhà đầu tư hình thành ý đồ đầu tư, ra quyết định đầu tư và được cấp giấy phép đầu tư. Có thể gọi quá trình này là Marketing trong đầu tư.
Từ đó, có thể hiểu: “Thu hút FDI vào KCN” là quá trình tiến hành các công việc cần thiết để các nhà đầu tư biết đến các KCN như là một địa điểm đầu tư hấp dẫn, giúp các nhà đầu tư hình thành ý đồ đầu tư, ra quyết định đầu tư và dược cấp giấy phép đầu tư vào KCN.
Để đánh giá hoạt động thu hút FDI vào các KCN cần sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Quy mô và tốc độ thu hút FDI vào KCN
Quy mô bình quân một dự án FDI trong KCN
Tỷ lệ lấp đầy diện tích
Việc phân tích kết quả các chỉ tiêu trên qua các năm sẽ cho biết hiệu quả của việc thực hiện các công việc thu hút FDI vào các KCN trong từng năm hay từng giai đoạn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Đặc điểm tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Thuận lợi:
Đối với trong nước:
Tình hình chính trị - xã hội của nước ta tiếp tục ổn định. Thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X với việc khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, trong đó có việc đưa ra nhiệm vụ: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hổitong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài” đã tiếp tục củng cố lòng tin của cộng đồng đầu tư quốc tế, thúc đẩt gia tăng dòng vốn FDI vào nước ta.
Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ gia tăng GDP trên 8,2% (Năm 2006), thị trường trong nước và xuất khẩu được mở rộng; cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top