Alvan

New Member

Download Kinh nghiệm hòa giải một số vụ việc cụ thể miễn phí





Thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh
 
Ngày 10/2/2001, vợ chồng ông H đã thế chấp quyền sở hữu căn nhà của mình cho vợ chồng ông N để vay 200 triệu đồng. Hợp đồng được Uỷ ban nhân dân huyện X chứng thực. Tháng sau, do thiếu vốn kinh doanh, vợ chồng ông H đã bán căn nhà cho bà L (em vợ ông H) với giá 200 triệu đồng (mặc dù có người trả giá 250 triệu đồng) với điều kiện bà L sẽ dùng quyền sở hữu căn nhà trên bảo lãnh cho vợ chồng ông H tiếp tục giữ nguyên số tiền 200 triệu đồng vay của ông N. Vợ chồng ông N đồng ý nhận việc bảo lãnh của bà L, thủ tục bảo lãnh được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân huyện X.
Đầu năm 2002, hợp đồng đến hạn, vợ chồng ông H làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán cho vợ chồng ông N. Vợ chồng ông N đã yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá căn nhà để thanh toán nợ. Bà L khởi kiện vợ chồng ông H. Các bên mâu thuẫn với nhau trầm trọng.
Khi được giao hòa giải vụ việc, hòa giải viên Tổ hoà giải đã nhận thấy đây là trường hợp thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh và các bên đã thực hiện theo đúng thủ tục pháp luật quy định.
Các hợp đồng đều được Uỷ ban nhân dân huyện X chứng thực.
Nội dung hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của các bên.
Trong thời hạn thế chấp còn hiệu lực, bên thế chấp đã bán tài sản cho người khác, đồng thời thay việc thế chấp bằng việc bảo lãnh tài sản để đảm bảo số tiền vay và có sự thỏa thuận của các bên.
Căn cứ vào quy định tại Điều 358 của Bộ luật dân sự năm 1995 về thay đổi thế chấp bằng bảo lãnh, hòa giải viên đã giải thích cho bà L là bà là người bảo lãnh số tiền vay 200 triệu đồng của ông H. Khi ông H không có khả năng trả nợ, bà L có nghĩa vụ thanh toán số tiền trên cho vợ chồng ông N là đúng theo quy định của pháp luật. Nếu bà L không thực hiện nghĩa vụ, vợ chồng ông N có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu bà L thanh toán số tiền ông H vay kể cả lãi suất. Nếu việc thanh toán không được thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền sử dụng biện pháp cưỡng chế, bán đấu giá ngôi nhà để thanh toán khoản nợ của vợ chồng ông H. Vợ chồng ông H có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền mà bà L đã bảo lãnh.
Tuy nhiên số tiền nợ của vợ chồng ông H quá lớn so với khả năng trả nợ. Các bên không thể tự thỏa thuận với nhau. Vụ việc hòa giải không thành.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ền kề được quy định: “1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý ra đến đường công cộng. Người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác. 2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên. Nếu có tranh chấp về lối đi, thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định…” Sau khi phân tích và động viên, anh L đã đứng dậy và nói: do nóng vội và không am hiểu nên đã làm nhiều việc sai trái nay được mấy anh phân tích tui mới thấy được việc làm của mình là không đúng, vậy mẹ cũng thương con để lại đất 03 tháng sau con cố gắng làm để kiếm tiền về đưa cho mẹ, còn phần đường đi thì nên nhượng cho ông R 5m ngang chạy ra đến đường công cộng, bà Đ đồng ý, tất cả bắt tay nhau vui vẻ. cuộc hoà giải đã thành công tốt đẹp. Chia đất  Ông B và ông T là chỗ anh em thân tình với nhau. Hai người hùn tiền “mua” 5 công ruộng để sản xuất (mỗi người 50%, đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chung cho hai ông). Do quy hoạch của Nhà nước mở lộ nên 5 công ruộng trở thành mặt tiền, giá trị tăng lên nhiều lần. Lúc này, hai ông mới tranh chấp với nhau về việc phân chia đất ông nào cũng giành phần mặt tiền. Mâu thuẫn càng ngày càng nghiêm trọng. Tổ hoà giải xác định đây là vụ tranh chấp đất đai, mà cụ thể là tranh chấp quyền sử dụng đất thuộc phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải. Do vậy, Tổ hoà giải tiến hành nắm tình hình, nội vụ sự việc, tâm tư nguyện vọng của các bên, nội dung tranh chấp. Đồng thời, trên cơ sở nắm bắt quy định pháp luật về đất đai, các hoà giải viên mời hai bên đến để phân giải, nếu trường hợp mâu thuẫn quá gay gắt các hoà giải viên gặp từng bên để phân giải trước. Khi mời các bên đến, bằng kinh nghiệm của mình tổ hoà giải đã tạo ra được không khí cởi mở hợp tác của hai bên giải thích cho các bên không nên chuyện “bé xé ra to”, trong khi mối thân tình giữa hai người xưa nay không dễ gì có được. Tổ hoà giải giải thích rõ cho ông B và ông T biết được giá trị 5 công ruộng phải chia đôi, bởi vì khi hùn “mua” mỗi người đã đóng góp một nửa giá. Do vậy, ông B hay ông T không thể được hưởng toàn bộ mặt tiền của mảnh đất. Đây cũng là quy định của pháp luật, hai ông buộc phải tuân thủ, đừng vì tranh giành phần đất mà làm mất đi tình cảm  Trên cơ sở phân tích có tình có lý, Tổ hoà giải nêu ra lỗi của cả hai ông một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn hại đến danh dự của hai ông. Góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư Vụ việc phát sinh từ cái rãnh thoát nước giữa tổ 11 và tổ 12 phường M. Trước đây, nhân dân 2 tổ này sống rất hoà thuận, bình yên đúng nghĩa tình làng, nghĩa xóm. Đất thưa, người ít, cảnh quan môi trường luôn được giữ gìn sạch sẽ. Hai tổ vẫn sử dụng chung cái rãnh thoát nước chảy qua một số hộ trong tổ. Nay vì đất chật người đông, lối sống bình dị của người dân xưa kia đã bị ảnh hưởng. một số hộ dân khi xây dựng nhà đã cố tình lấn chiếm đất rãnh gây tắc cống thoát nước. ý thức các hộ dân chưa cao, các chất thải của từng hộ gia đình cứ tự tiện thải ra các rãnh chung đó gây ô nhiễm môi trường, nhất là mùa mưa đến gây ngập úng. Chính vì vậy, những nhà ở gần cái rãnh đó bị ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, từ đó phát sinh mâu thuẫn, hàng xóm cãi lộn nhau gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Từ nhiều đề nghị của người dân, Tổ trưởng Tổ dân phố kết hợp cùng với Tổ hoà giải đến từng hộ gia đình phân tích, thuyết phục bằng nhiều hình thức. Tổ hoà giải căn cứ vào Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường, các quy định chung của địa phương để xây dựng khu phố văn hoá... vận động các hộ dân, khi xây dựng nhà ở phải đảm bảo xây dựng đúng phần đất của mình, không được lấn chiếm đất lẫn nhau, mỗi hộ gia đình phải xây dựng công trình vệ sinh đảm bảo theo quy định, giữ gìn vệ sinh chung, không thải các chất bẩn khi chưa được xử lý.  Sau khi gặp gỡ các gia đình, tổ dân phố tiến hành họp tổ trên tinh thần dân chủ, cùng bàn bạc và thống nhất: Nhân dịp Nhà nước đang có chủ trương cấp xi măng xây dựng đường, cống rãnh ở khu phố, thôn, bản. Tổ đứng ra đề nghị phường cấp xi măng, các hộ gia đình đóng góp ngày công, cát, sỏi... cùng nhau hợp sức để làm đường và rãnh thoát nước chung cho nhân dân đi lại được thuận tiện, vệ sinh môi trường được đảm bảo, an ninh khu phố được giữ vững, góp phần xây dựng khu phố văn hoá thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề Khoảng cuối tháng 3 năm 2003 nhiều cơ quan cấp tỉnh, thị xã và cấp xã đều nhận được một số đơn khiếu kiện giống nhau do tập thể danh sách gồm 18 người đứng tên, có 12 người có chữ ký và 6 người không ký. Nội dung đơn khiếu nại việc ông P ở ấp X rào đường đi chung có sự hỗ trợ của Trưởng ấp. Sau khi xác minh rõ nguồn gốc sự việc, Ban Tư pháp đã kết hợp với Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, một số ban, ngành xã có liên quan trong đó có Ban địa chính, Hội nông dân, Hội phụ nữ... và tổ hoà giải ấp để tiến hành hoà giải. Cuộc hoà giải bao gồm gia đình ông P và 18 người đứng tên trong đơn, nhưng chỉ có 12 người đến dự còn 6 người không ký tên trong đơn thì không dự; họ cho rằng việc ông P làm không ảnh hưởng gì đến đời sống, sinh hoạt của họ nên khi người làm đơn đến vận động ký tên họ đã không ký và bây giờ cũng không dự họp vì không có liên quan! Sỡ dĩ xảy ra tình huống trên là do miếng đất của ông P có ba lối đi xuyên qua và đan ca rô với nhau; trong đó có một lối đi ngách tắt ngang dài khoảng 40 mét. Ông P thấy lối đi ngách này, không phải là lối đi chính, vả lại nếu ông rào đi thì trên đất ông vẫn còn hai lối đi song song nhau, một lối trước cửa, một lối sau hè, bà con vẫn đi lại trên đất ông, không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt chung, còn ông thì cũng đỡ phức tạp trong việc bảo vệ hoa màu, tôm nuôi và theo ông “đường phải ra đường” để còn đầu tư nâng cấp cho dễ dàng đi lại. Trước khi rào đoạn đường này, ông P có đến xin Trưởng ấp là ông H, ông H đồng ý nhưng yêu cầu ông P chờ 6 tháng sau hãy rào để ấp vận động nâng cấp hai lối đi kia (cũng trên đất ông P) khô ráo, không trở ngại việc đi lại của bà con. Tại cuộc hoà giải, 12 người ký tên trong đơn khiếu nại có 8 người qua phân tích thấu tình đạt lý của Ban Tư pháp xã và tổ hoà giải đã thấy trong một khu đất mà có tới ba con đường đi xuyên ngang thì đúng là thiệt thòi cho người có quyền sử dụng. trên thực tế, nếu rào đoạn đường này cũng không ảnh hưởng gì đến s...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Thực trạng và bài học kinh nghiệm rút ra từ những rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
L [Free] Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH thiết bị thí nghiệm anpha Tài liệu chưa phân loại 0
U [Free] Cơ sở lý luận của chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng và kinh nghiệm của một số nước trong Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Đề tài Cơ sở pháp lý kiểm soát tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh - Kinh nghiệm thế Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Tiểu luận Câu chuyện về chuyển nhượng thương mại mô hình G7 Mart và những bài học kinh nghiệm Tài liệu chưa phân loại 2
G [Free] Tiểu luận Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Đào tạo luật ở Mỹ và những kinh nghiệm cho Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Tiểu luận Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bằng các phương thức lựa chọn (ADR) ở Nhật Bản Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Báo cáo của Ủy ban chứng khoán nhà nước, Bộ tài chính về kinh nghiệm quốc tế trong pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
J [Free] Đề tài Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả nghe đọc lớp 3 Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top