Download Đề tài Một sôs kinh nghiêm dạy bài thơ Ngắm trăng của chủ tịch Hồ Chí Minh miễn phí





MỤC LỤC
Trang
A Đặt vấn đề 1
I. Lý do chọn đề tài
II. Cơ sở khoa học 1
B. Nội dung 3
I. Bàn thêm vài vấn đề cần lưu ý khi dạy bài thơ
1. Về cách giới thiệu bài 3
2. Về đề tài của bài thơ 4
3. Về việc đối chiếu với nguyên tác khi giảng dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học 4
4. Bàn thêm về vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ và cốt cách người nghệ sĩ – Chiến sĩ Hồ Chí Minh 6
5. Vài suy nghĩ về cách đặt hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh trong quá trình tìm hiểu tác phẩm 9
II. Giáo án minh họa 13
C. Kết luận 19
Tài liệu tham khảo 20
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

chữa cho học sinh và đồng thời chuyển ý: Tập thơ “Nhật ký trong tù” không những cho chúng ta hiểu được hoàn cảnh cực khổ của Bác trong nhà tù khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch mà còn cho ta thấy một sức sống vô hạn, một bản lĩnh kiên cường của Bác. Bởi vậy, tập thơ không chỉ có nhà tù, gông cùm, xiềng xích mà còn tràn ngập những hình ảnh của thiên nhiên như núi non, ánh trăng, nắng sớm, cỏ cây, hoa lá... Hôm nay chúng ta sẽ khám phá những vẻ đẹp đó của tập thơ, của tâm hồn Bác qua bài thơ “Ngắm Trăng”.
Chúng tui cũng không nghĩ rằng giới thiệu vấn đề trên là phương án hay nhất, tối ưu nhất mà chỉ nghĩ rằng với cách đó có thể vừa kiểm tra kiến thức khải quát về tác phẩm của học sinh vừa có tính chất “tung vấn đề” cho học sinh, từ đó liên hệ đến bài dạy.
2. Về đề tài của bài thơ
Thơ Đường luật nói chung và thơ của Bác nói riêng thường được sáng tác theo những đề tài nhất định. Vì vậy việc nêu, phân tích đề tài của bài thơ theo chúng tui là cần thiết. Khi giới thiệu vấn đề này theo chúng tui cần lưu ý những điểm sau:
- Trước hết giáo viên không nên áp đặt nêu đề tài bài thơ mà nên để học sinh tự phát hiện bởi đây là một đề tài quen thuộc trong văn học nói chung và trong thơ Bác nói riêng mà học sinh có điều kiện tìm hiểu ở chương trình văn học lớp 6.
- Qua đó, giáo viên trang bị cho học sinh phương pháp so sánh, liên tưởng những vấn đề có điểm chung trong khi phân tích tác phẩm văn học, đông thời giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
Trong văn học, tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm mang tính riêng biệt, độc lập mà thường được đặt trong cả hệ thống toàn bộ tác phẩm của tác giả, và hệ thống đặc điểm phong cách của tác giả đó. Đây là một vấn đề đơn giản trong bài dạy đồng thời là một phương pháp tạo cho học sinh ý thức tìm hiểu phong cách sáng tạo của tác giả.
- Đề tài về trăng còn là đề tài quen thuộc trong tập thơ “Nhật Ký Trong Tù”. Giáo viên có thể kể tên một số bài thơ có hình ảnh trăng như “Trung thu I, II”, “Đêm lạnh”, “Cảm hứng đọc Thiên gia thi”, “Đêm thu” ... Tuy nhiên, ánh trăng xuất hiện ở mỗi bài thơ trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau với những cảm xúc khác nhau. “Ngắm trăng” được viết một hoàn cảnh đặc biệt với một cảm xúc mãnh liệt, một sự xúc động đến bối rối của nhà thơ - người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
3. Về việc đối chiếu với nguyên tác khi giảng dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học
Khi tìm hiểu một bài thơ dich từ chữ Hán, việc đối chiếu với nguyên tác là rất cần thiết. Khi dạy các bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” đều có một yêu cầu chung là rèn luyện kỹ năng phân tích bài thơ qua bản dịch có đối chiếu với nguyên tác và kỹ năng phân tích, so sánh những từ quan trọng gọi là “Nhãn tự” trong thơ. Vậy việc đối chiếu này như thế nào để vừa đảm bảo yêu cầu trên nhưng đồng thời giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của bản dịch thơ trong sách giáo khoa. Chúng tui xin nêu ra một số lưu ý khi đối chiếu như sau:
- Trước khi vào phân tích chi tiết bài thơ, cần cho học sinh hình dung bằng trực giác và thính giác nguyên tác của bài thơ bằng chữ Hán, phiên âm và dịch nghĩa bài thơ. Việc làm này không phải là khó khăn nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị của giáo viên về việc làm đồ dùng dạy học. Theo chúng tôi, cả 3 bài thơ “Không ngủ được”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” giáo viên nên làm đồ dùng dạy học để học sinh có điều kiện “mục kích” vẻ đẹp của bài thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt và cơ bản là dựa vào đó để so sánh, đối chiếu, nhận xét bản dịch thơ. Phần này giáo viên chỉ nêu hướng dẫn học sinh nhận xét về thể thơ và nội dung chung của bài thơ dịch, chưa nên đi vào đối chiếu từ ngữ cụ thể.
- Giáo viên cần cho học sinh thấy được bản dịch thơ tuy có một số từ ngữ chưa thật “sát” với nguyên tác nhưng đó là bản dịch hay của nhà thơ Nam Trân. Cho đến nay, chưa có bản dịch nào khác có thể thay thế được.
- Trong quá trình phân tích, giáo viên cần cho học sinh đối chiếu một số từ ngữ chưa chuyển tải hết được vẻ đẹp của bài thơ nguyên tác. Điểm thứ nhất là câu thơ thứ hai:
“Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Đây là một câu khẳng định: vẻ đẹp kiều diễm của đêm trăng đẹp làm cho Bác không thể không quan tâm, không thể hững hờ, không thể không say đắm. Còn trong nguyên tác không có ý khẳng định đó mà là một câu nghi vấn: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” (Trước cảnh đẹp đêm nay, ta biết làm gì đây?). Câu hỏi đó đã thể hiên sự xúc động mãnh liệt của Bác, trước vầng trăng, xúc động đến bối rối chẳng biết làm gì cho cân xứng với vẻ đẹp của trăng. Vì vậy câu thơ dịch về nội dung là không sai nhưng chưa thể hiện được sự nhạy cảm, tinh tế, thể hiện những rung động tuyệt vời của tâm hồn một nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. Đó chính là tư chất nghệ sĩ đích thực của Hồ Chí Minh và cũng từ sự rung động nghệ sĩ ấy đã toát lên dáng vẻ ung dung đến kỳ lạ của người tù cách mạng.
Điểm cần đối chiếu thứ hai là hai câu thơ cuối:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Hai câu thơ dịch về nội dung rất đạt nhưng về hình thức chưa thể hiện được vẻ đẹp của nghệ thuật đối từ, đối hình ảnh rất độc đáo của câu thơ nguyên tác:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Giáo viên cần cho học sinh ý thức được nghệ thuật đối trong thơ Đường luật được Bác sử dụng một cách rất uyên bác. Qua đó, học sinh hiểu được tài năng văn chương của Người (Phần này sẽ phân tích rõ hơn ở ý sau).
- Sự đối chiếu với nguyên tác là cần thiết nhưng khi giảng dạy giáo viên phải lưu ý là nên đối chiếu ở điểm nào, mức độ nào. Theo chúng tôi, ở bài thơ này, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh đối chiếu về thể thơ, nội dung để thấy được thành công của bản dịch và đối chiếu cấu trúc câu ở câu thơ thứ hai và vị trí của các nhân vật: Người – Trăng – Song sắt ở câu thơ 3,4. Không nên sa đà quá vào việc công sức lao động nghệ thuật của các dịch giả.
4. Bàn thêm về vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ và cốt cách người nghệ sĩ – Chiến sĩ Hồ Chí Minh
4.1 Trước hết, giáo viên cần cho học sinh ý thức được “Ngắm trăng” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Các nhà nghiên cứu văn học đã phân loại thơ Hồ Chí Minh thành hai kiểu phong cách khác nhau dựa mục đích viết và đối tượng vận động thuyết phục: Thơ tuyên truyền chính trị và thơ nghệ thuật. Thơ tuyên truyền chính trị trực tiếp viết cho đại chúng, lời lẽ nôm na, nội dung đơn giản. Còn thơ nghệ thuật, Bác sáng tác để thể hiện tình cảm, cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình người. Đó là những bài thơ trong tập “Nhật ký trong tù” và một số bài thơ làm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Bài thơ “Ngắm Trăng” tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình nghệ t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top