Download miễn phí Đề tài Đẩy mạnh cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước của Việt nam hiện nay





MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Phần I. Một số vấn đề lý luận chung về CPH DNNN 2

1. Bản chất CPH DNNN 2

2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh CPH một bộ phận DNNN ở Việt Nam 2

3. Mục tiêu của CPH 3

Phần II. Thực trạng CPH DNNN ở Việt Nam 5

1. Tiến trình CPH một bộ phận DNNN 5

2.Thành tựu,hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế trong quá trình CPH một bộ phận DNNN 8

Phần III. Định hướng và giải pháp CPH một bộ phận DNNN trong thời gian tới 11

1. Định hướng CPH một bộ phận DNNN trong thời gian tới 11

2. Giải pháp CPH một bộ phận DNNN trong thời gian tới 12

 Kết luận 14

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


p kỉ đã chứng minh là kinh tế quốc doanh kém hiệu quả hơn so với kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. Cũng có những trường hợp cá biệt, trong những điều kiện đặc biệt,với một thời gian ngắn, kinh tế quốc doanh vẫn có thể làm ăn có lãi, phát triển. Nhưng nhìn tổng quát, lâu dài thì kinh tế quốc doanh kém hiệu quả.
Vì DNNN thường làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nên Nhà nước buộc phải có chính sách tài trợ, bao cấp – Tài trợ là một sách lược, luôn luôn cần thiết, nhằm đảm bảo cho các DNNN hoạt động tốt theo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Còn bao cấp là việc không đáng làm, vì Nhà nước phải bù lỗ cho những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và thực ra là không cần duy trì hình thức quốc doanh. Như vậy là, cũng một khoản tiền mà Chính phủ cấp cho một DNNN cụ thể nào đó có thể coi là tài trợ hay là bao cấp phụ thuộc vào việc việc xác định DN đó có cần là quốc doanh hay không. Xác định đúng một DN là quốc doanh hay ngoài quốc doanh là rất khó và tiêu chuẩn để xác định cũng luôn luôn thay đổi tuỳ từng trường hợp vào sự thay đổi chiến lược và sách lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn của Chính phủ.
Lịch sử phát triển kinh tế đã cho thấy: sau đại chiến thế giới thứ II, các nước đua nhau thành lập DNNN, đặc biệt là ở các nước XHCN và các nước muốn bắt chước mô hình của Liên Xô (cũ). Nhưng đến năm 1970 thì đa số các nước trên thế giới đã nhận ra rằng: kinh tế quốc doanh là kém hiệu quả và chứa đựng nhiều tiêu cực. Từ đó cho đến nay, ở những mức độ khác nhau, vối những biện pháp không hoàn toàn giống nhau, các nước đang tìm cách cải tổ khu vực kinh tế quốc doanh, mà CPH được coi là giải pháp quan trọng và phổ biến.
2.2. CPH là giải pháp cơ bản đề tiếp tục cải cách DNNN trong giai đoạn hiện nay ở nước ta:
Từ 1986 đến nay, Nhà nước đã tốn rất nhiều công sức với thái độ tích cực nên đã đạt được những kết quả quan trọng (tuy còn chậm) trong việc cải cách các DNNN.
Thành công quan trọng nhất là đã thương mại hoá và mở rộng mạnh mẽ quyền tự chủ sản xuất – kinh doanh cho các DNNN, đồng thời với việc hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp trực tiếp, không cần thiết của Nhà nước và các cấp hành chính vào hoạt động của DN, xoá bỏ về cơ bản cơ chế bao cấp của Nhà nước đối vối DN dưới nhiều hình thức.
3. Mục tiêu của CPH DNNN:
3.1. Chuyển một phần quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trước hết cần hiểu rằng mục đích của việc CPH DNNN là chuyển quyền sở hữu cho các cổ đông chứ không phải là quyền sử dụng, nghĩa là mua đứt bán đoạn, chứ không phải cho thuê, cho vay.Tuy vậy, vẫn có những trường hợp đặc biệt không chuyển quyền sở hữu mà chỉ chuyển quyền sử dụng.
Thứ hai, tài sản nói ở đây chủ yếu được thể hiện dưới hình thức tổng hợp là vốn. Vì vậy không cần thiết phải xem là nên CPH phần nào: tư liệu sản xuất hay vật phẩm tiêu dùng bởi vì, trong nền kinh tế thị trường thì sự chuyển hoá này là thường xuyên và không khó khăn gì.
Thứ ba, như thực tiễn đã chứng minh, hiện nay các DNNN hoạt động rất kém hiệu quả. Đó vừa là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước vừa là nguy cơ đối với nền tài chính quốc gia.Trong nền kinh tế thị trường mà làm ăn kém hiệu quả thì nhất định sớm muộn cũng bị phá sản. Vì vậy, mục tiêu cao nhất cuooí cùng của CPH phải là nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của DN. Nhưng nếu duy trì sở hữu Nhà nước thì nhất định sẽ dẫn đến hiệu quả kém. Vì vậy, mục tiêu số một của CPH là phải giải quyết vấn đề quyền sở hữu, tức là phải đa dạng hoá quyền sở hữu thì mới có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất – kinh doanh.
3.2. Huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để phát triển sản xuất – kinh doanh
Các DNNN đang thiếu vốn nghiêm trọng để đầu tư phát triển.Nhà nước không thể và không nên tiếp tục cấp vốn cho một khu vực làm ăn kém hiệu quả. Dân chúng sẽ không bao giờ cho DNNN vay nếu DNNN không được cải tổ và có phương án làm ăn tốt có sức thuyết phục. Còn nước ngoài thì không bao giờ cho DNNN vay nếu giữ nguyên trạng.
Vậy là muốn có vốn để đầu tư cho phát triển, DNNN chỉ có thể huy động được thông qua hình thức bán cổ phần.Việc bán cổ phần cho nước ngoài là rất cần thiết và có thể làm được.Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn có nhiều tranh cãi và Nhà nước cần quan tâm và có những quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết.
3.3. Tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp
Hiện nay, người lao động đã giác ngộ ra rằng: nếu không làm chủ được về kinh tế thì mọi sự làm chủ khác đều vô nghĩa, chỉ là hình thức. Chỉ khi có vốn để mua cổ phiếu, tham gia chọn các thành viên Hội đồng quản trị thì lúc đó người lao động mới có quyền thực sự, không bị một sự o ép nào. Và khi mua cổ phiếu tức là một phần giá trị của công ty là của mình thì người lao động sẽ có ý thức và trách nhiệm hơn trong quá trình lao động, sẽ nâng cao năng suất lao động.
Tóm lại, các mục tiêu của CPH về thực chất là nhằm chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước toàn phần trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước – tư nhân hay công ty cổ phần tư nhân .
Phần II 
Thực trạng CPH DNNN ở việt nam
Tiến trình CPH một bộ phận DNNN
Thực hiện Nghị định só 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần; Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương hướng đẫn quy trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần như sau:
Bước 1 : Chuẩn bị CPH
+ Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ(gọi tắt là các Bộ), các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh –UBNN tỉnh), các Tổng công ty do Thủ tướng quyết định thành lập (gọi tắt là Tổng công ty 91).
+ Dựa vào phương án phân loại và sắp xếp DNNN theo Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và bảng danh mục DNNN để lựa chọn CPH ban hành kèm theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998: lập danh sách DNNN CPH từng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi cho DN để thực hiện. Riêng các DN thành viên của Tổng công ty 91, sau khi có ý kiến phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ sẽ tổ chức CPH.
+ Các DNNN trong danh sách CPH báo cáo các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91 dự kiến danh sách các thành viên trong Ban Đổi mới quản ký tại DN.
+ Các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91 quyết định thành lập Ban Đổi mới quản lý tại DN thuộc quyền quản lý và quyết định từng DN CPH trong từng năm. Thành phần Ban Đổi mới DN tại đơn vị gồm: Giám đốc (hay Phó Giám Đốc) làm trưởng ban, kế toán trưởng là uỷ viên thường trực, các trưởng phòng, ban kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, kỹ thuật làm uỷ viên và mời đồng chí bí thư Đảng uỷ(hay Chi bộ), Chủ tịch Công đoàn tham gia là uỷ viên Ban Đổi mới quản lý DN của đơn vị mình.
+ Các Bộ, UBND tỉnh, Tổng công ty 91 phổ biến các văn ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F [Free] Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng ở Công ty cổ phần Kết cấu thép và Xây lắ Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng hoá ở một số ngành sản p Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Cải tiến mở và sử dụng các loại tài khoản tiền gửi nhằm đẩy mạnh huy động vốn kinh doanh của Luận văn Kinh tế 2
M [Free] Đề án Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp – Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Một số ý kiến nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty bia Nghệ An Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Việt Hưng Traenco Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top