moniu_iumon

New Member

Download Chuyên đề Sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân theo quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thực hiện miễn phí





Hiến pháp 1992 ra đời, thừa nhận 3 thành phần sở hũu và xác lập 5 thành phần kinh tế đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển đất nước. Sự bất hợp lý của chế định tài sản chung vợ chồng trong luật HNGĐ 1986 bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của chủ sở hữu trong quan hệ hôn nhân, dẫn đến hạn chế tính năng động trong hoạt động kinh tế, mặt khác, không tạo được một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ tài sản riêng xuất hiện sau thời điểm đăng ký kết hôn.
Quy định của nhà lập pháp tại khoản 2 điều 27 luật HNGĐ năm 2000 theo quy tắc hệ thống, không thể đi ngược lại với quy định của bộ luật dân sự, đã tạo một sự bảo vệ pháp lý đối với tài sản riêng của công dân mua trong thời kỳ hôn nhân.
Với 3 quy phạm được quy định tại 3 khoản của điều 27 luật hôn nhân gia đình năm 2000, luận điểm “ có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng “ đã thật sự cáo chung.
Tài sản chung của vợ chồng đã được nhà lập pháp chia ra 2 đường lối xử lý rõ rệt:
- Với tài sản có giá trị lớn, có giấy chứng nhận rõ ràng: loại tài sản này được khoản 1 và khoản 2 điều 27 luật HNGĐ 2000 đồng thời tác động. Có thể xác định rằng, khoản 1 và khoản 2 điều 27 luật HNGĐ có mối quan hệ biện chứng trong một chỉnh thể thống nhất, không thể tách rời.
- Khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 là trường hợp khác của sở hữu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân: sự mô hình hóa điều luật đã chứng minh một cách rõ ràng phạm vi điều chỉnh của khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000. Loại tài sản không có giấy chứng nhận và không có chứng cứ thông thường giá trị không lớn, việc truy tìm nguồn gốc không đơn giản, không gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích hợp pháp của người khác nhiều nếp phải chia nhầm nên vì lợi ích chung của xã hội, thể hiện tính nhân đạo của luật pháp, nhà lập pháp đã chia đôi tất cả tài sản dạng này.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Trong trường hợp dùng tiền riêng để mua tài sản, việc chủ tài sản đứng tên một mình cũng là việc hết sức bình thường, đây là quy tắc xử sự hiển nhiên trong đời sống xã hội. Trên nền tảng nghiên cứu thực tiễn, nhà lập pháp đã bổ sung khoản 2 điều 27 luật HNGĐ với ý nghĩa như trên, điều này không áp dụng đối với loại QSD đất do nhà nước cấp, giao, cho thuê theo quy định tại điều 24, 25 nghị định 70/2001 CP ( trường hợp này, chủ sở hữu chính là nhà nước, và nhà nước đã thể hiện (*ý chí*) quyền định đoạt tài sản của mình tại điều 24, 25 NĐ 70/2001CP: cho chung cả hai vợ chồng nếu cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn ) Loại tài sản được quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 27 luật HNGĐ 2000 đồng thời điều chỉnh mang đặc điểm sau : Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân và có giấy chứng nhận QSH thì phải thoả đồng thời 3 điều kiện về thời điểm phát sinh, nội dung và hình thức như sau: Thời điểm : phát sinh sau khi đăng ký kết hôn Nội dung : nguồn tạo lập thuộc ít nhất một trong sáu nguồn quy định tại khoản 1 điều 27 luật HNGĐ 2000 Hình thức : giấy chứng nhận QSH ghi tên cả vợ và chồng Ghi chú : ở từ “ phát sinh” được sử dụng thay thế từ “ tạo lập” vì “ tạo lập trong thời kỳ hôn nhân” có ý nghĩa chính xác là : dùng tích lũy lao động kể từ thời điểm đăng ký kết hôn trở về sau” để mua ( đã được hướng dẫn tại khoản 3 NQ 01/1988 của HĐTP TAND tối cao ) – Để thoả ý nghĩa “ tạo lập trong thời kỳ hôn nhân”, nguồn sử dụng mua tài sản phải thuộc một trong sáu nguồn quy định tại khoản 1 điều 27 luật HNGĐ 2000, vấn đề được nêu rõ tại phần nội dung. Phải hiểu một cách đúng đắn rằng: mua tài sản chỉ là công đoạn cuối cùng của quá trình tạo lập, đó là thời điểm kết thúc quá trình tạo lập. VD : xét khái niệm hình vuông như sau để thấy rõ 3 điều kiện đồng thời thỏa mãn: Hình vuông là : - một tứ giác ( 1 ) - có hai cạnh liền kề bằng nhau ( 2 ) - có ít nhất một góc vuông ( 3 ) thiếu 1 trong 3 điều kiện trên , chúng ta không có hình vuông Như vậy: Khi nói đến tài sản chung của vợ chồng có giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu, phải đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện về thời điểm tạo lập, nội dung và hình thức. Khoản 1 và khoản 2 điều 27 luật HNGĐ 2000 là cặp quy phạm pháp luật có mối quan hệ biện chứng và không thể tách rời, thể hiện đường lối xử lý của nhà lập pháp đối với loại tài sản có nguồn gốc và giấy chứng nhận QSH Khoản 3 điều 27 luật HN&GĐ năm 2000 - Đây chính là “trường hợp khác” của tài sản chung của vợ chồng 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung Phạm vi điều chỉnh của khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000: Để xác định phạm vi điều chỉnh của khoản 3 điều 27, cần xem xét từng từ ngừ mà nhà lập pháp đã sử dụng: Tài sản: Được định nghĩa tại bộ luật dân sự 1995 cũng như bộ luật dân sự 2005 bao gồm : vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Chứng cứ: Là những “tư liệu khách quan, phản ánh trung thực bản chất sự việc, diễn tiến sự việc” Tài sản không có chứng cứ: Bao gồm: “vật, tiền, giấy tờ có giá” không có “tư liệu khách quan, phản ánh trung thực bản chất quyền sở hữu” Những tài sản không có chứng cứ về quyền sở hữu trước hết phải là những tài sản không có giấy chứng nhận QSH, thông thường đó là những “ vật” giá trị không lớn, có thể kể ra như : tivi, tủ lạnh, giường, bàn ghế…..nói chung là những dạng trang thiết bị trong nhà. Không thể cho rằng tài sản đã có giấy chứng nhận ( dù chỉ ghi tên một người ) là loại tài sản không có chứng cứ. Có thể thấy như sau:  TÀI SẢN CẦN XEM XÉT : • Trường hợp có giấy chứng nhận, xảy ra các tình huống: a- Ghi tên vợ và chồng b- Ghi tên vợ hay chồng • Trường hợp không có giấy chứng nhận, sẽ có các tình huống: a- Có chứng cứ b- Không có chứng cứ Như vậy, không có chứng cứ chỉ xảy ra đối với những trường hợp tài sản không có giấy chứng nhận QSH. “Không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng của mỗi bên” chỉ có nghĩa đơn giản là : “không có gì cho thấy rằng đó là tài sản riêng” Khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000b chỉ điều chỉnh những tài sản không có chứng cứ thể hiện đó là tài sản riêng của mỗi bên, điều kiện tiên quyết của “không có chứng cứ” phải thỏa mãn điều kiện “ không có giấy chứng nhận” vì giấy chứng nhận hiển nhiên là một chứng cứ có giá trị pháp lý hữu hiệu. Do thói quen suy nghĩ về tài sản chỉ có nhà, đất và xe cộ nên đã dẫn đến sai lầm trong tư duy khi nghiên cứu khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 Ý nghĩa : khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 - Thể hiện tính nhân đạo của luật pháp : dù những tài sản đó có thật sự do tiền riêng của một bên mua, nhưng khi ly hôn, cũng không nên toan tính những thứ quá lặt vặt làm cạn tình, những thứ không đáng kể thì cho nhau cũng được, dù sao cũng nên giữ một điều gì đó tốt đẹp khi chia tay nhau. - Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Toà án khi tiến hành xem xét giải quyết, vì việc truy cứu nguồn gốc của những tài sản không có giấy chứng nhận QSH một cách đúng đắn mất rất nhiều thời gian mà thường là kết quả không cao, hiệu quả xã hội kém, do đó, nhà lập pháp đã đưa ra một giải pháp hợp lý là những tài sản có giá trị không đáng kể ( thường không có chứng cứ rõ ràng) thì chia đôi, Khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 chính là trường hợp khác của sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân Khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 thể hiện đường lối xử lý của nhà lập pháp đối với loại tài sản không có giấy chứng nhận QSH không có chứng cứ nguồn gốc, thông thường, đây chỉ là những tài sản có giá trị nhỏ Qua nghiên cứu ý nghĩa các quy phạm pháp luật về chế định sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân, có thể xây dựng mô hình TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HNGĐ 2000 & PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA KHOẢN 3 ĐIỀU 27 LUẬT HNGĐ 2000 ĐIỀU KIỆN – HOÀN CẢNH TẠO RA SỰ XUẤT HIỆN TƯ TƯỞNG TÀI SẢN CÓ ĐƯỢC TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG & SỰ SAI LẦM CỦA TƯ TỬỞNG NÀY SO VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT Trên cơ sở những nguyên lý cơ bản đã nêu, có thể thấy phát biểu : “Có được sau khi kết hôn là tài sản chung” , sẽ gặp sai phạm sau : 01- Vi phạm quy tắc nguyên văn của điều luật: đây là điều không được điều 27 luật HNGĐ 2000 ghi nhận 02- Nếu giải thích từ có được với nghĩa : phát sinh sau thời điểm đăng ký kết hôn, so sánh với các điều kiện đồng thời thoả mãn của sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân, chúng ta nhận ra cách giải thích này chỉ mới thoả dấu hiệu về thời điểm, còn thiếu 02 dấu hiệu về nội dung (nguồn ) và hình thức 03- Nếu giải thích từ có được với nghĩa “ phát sinh bất chấp điều kiện sau khi kết hôn”, chúng ta sẽ có “ tài sản chung của vợ chồng” là một tập hợp nguồn vô hạn, không xác định, điều này mâu thuẫn với khoản 1 điều 27, quy định sở hũu chung hợp nhấ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C [Free] Chuyên đề Thực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện gi Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Chuyên đề Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở Hòa B Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Chuyên đề Thực trạng công tác đặc xá Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Chuyên đề Hồ sơ vụ án hình sự tại địa phương nơi thực tập (Toà hình sự Toà án nhân dân Thành Tài liệu chưa phân loại 1
N [Free] Chuyên đề Thực trạng ly hôn và những giải pháp hạn chế ly hôn ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Y Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở Cao Bằng Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Chuyên đề Biện pháp giáo dục tại địa phương đối với những tệ nạn xã hội hiện nay (Quận Hai Bà Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Chuyên đề Thực trạng áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trong những năm gần đây Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Chuyên đề Thực tiễn về việc thành lập công ty cổ phần trên địa bàn thành phố Hà NộI Tài liệu chưa phân loại 2
H [Free] Chuyên đề Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top