anh_peo

New Member

Download Bài tập tình huống: Đánh người gây thương tích miễn phí





Trước hết phải nói rằng việc áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn là Hội đồng xét xử xét theo hướng tăng nặng đối với bị cáo. Khoản 2 Điều 249 không qui định rõ nhưng từ qui định trên của điều luật có thể khẳng định rằng việc chuyển khung hình phạt sang khung có mức cao nhất của khung hình phạt cao hơn khung xét xử ban đầu là một trường hợp tăng nặng với bị cáo.
Kháng cáo của ông C là theo hướng nặng hơn, không có lợi cho bị cáo và kháng cáo này là có căn cứ nhưng Hội đồng xét xử chỉ quyết định việc sửa bản án sơ thẩm, quyết định áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn sau khi có kháng cáo của người bị hại. Ông C chỉ là người thay mặt hợp pháp của người bị hại chứ không phải người bị hại. Theo khoản 1 Điều 51 BLTTHS thì “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Qua định nghĩa này thì người bị hại chỉ là D, con ông C. Do đó ông C tuy có quyền kháng cáo nhưng kháng cáo của ông không làm ảnh hưởng đến quyết định của Hội đồng xét xử.
Không có kháng nghị của Viện kiểm sát hay kháng cáo của người bị hại theo hướng nặng hơn nên Hội đồng xét xử chỉ có thể quyết định giữ nguyên hay sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

yển sang Khoản 2 Điều 104 BLHS;
Không có căn cứ áp dụng Khoản 2 Điều 104 BLHS vì hành vi của A và B chỉ cấu thành tội phạm theo Khoản 1 Điều 104 BLHS nhưng có căn cứ xác định khi thực hiện tội phạm thì B chưa đủ 16 tuổi.
Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, B cung cấp tài liệu xác định Thẩm phán tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm là người thân thích của D. Hội đồng xét xử phải giải quyết thế nào nếu chứng minh tài liệu mà B cung cấp là chính xác?
Giả sử chỉ có A kháng cáo xin giảm hình phạt, VKS cùng cấp kháng nghị bản án sơ thẩm đề nghị tăng hình phạt với B. Tại phiên tòa A rút toàn bộ kháng cáo của mình, Hội đồng xét xử xác định kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ. Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao?
Giả sử sau khi bản án bị kháng cáo phúc thẩm, ông C làm đơn rút yêu cầu khởi tố của mình, Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết thế nào? Tại sao?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu 1/ Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án Thẩm phán phát hiện trong giai đoạn điều tra, bị can A không có người bào chữa. Thẩm phán phải giải quyết như thế nào? Tại sao?
Trong tình huống này, Thẩm phán giải quyết theo một trong hai phương án sau:
Phương án 1: Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo điểm c khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS).
Thẩm phán sẽ phải ra quyết định này khi mà việc bị can A không có người bào chữa rơi vào trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Vì bị can A là người chưa thành niên trong cả giai đoạn điều tra, truy tố cho đến hiện tại A vẫn chưa đủ 18 tuổi, nên theo khoản 2 Điều 57 BLTTHS thì nếu bị can A hay người thay mặt của bị can không tìm được người bào chữa; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho A.
Tại mục 4.4 Phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5/11/2004 hướng dẫn thi hành một số qui định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có đưa ra một ví dụ về trường hợp được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Đó là: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay Tòa án không yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo khi bị can, bị cáo có thuộc trường hợp nêu tại điểm b khoản 2 Điều 57 BLTTHS, đây là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Dựa vào ví dụ mà Nghị quyết trên đưa ra có thể thấy rằng nếu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không yêu cầu phân công người bào chữa cho A thì tức là họ đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Căn cứ vào việc A người chưa thành niên, không có người bào chữa do không được cử người bào chữa thì Thẩm phán đã có đủ căn cứ pháp luật để ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Pháp luật qui định như vậy là rất hợp lí bởi vi phạm nghiêm trọng thủ tục là trường hợp BLTTHS qui định bắt buộc phải tiến hành hay tiến hành theo thủ tục tố tụng đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hay thực hiện không đúng xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo (theo mục 4.4 Phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP). Người chưa thành niên là đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ đặc biệt nên không thể để quyền lợi của họ bị xâm phạm, pháp luật phải đề ra qui định nhằm bảo vệ họ.
Phương án 2: Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử:
Tương tự như trường hợp trên, bị can A không có người bào chữa. Nhưng đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho A. Khi được cử người bào chữa thì chính A và người thay mặt hợp pháp của A đều từ chối người bào chữa thì theo như ví dụ tại mục 4.4 Phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng không có hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, do đó mà Thẩm phán không có cơ sở để ra một quyết định nào khác ngoài quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Nếu hiện tại, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, A vẫn chưa có người bào chữa do từ chối người bào chữa thì để giải quyết này trước khi mở phiên tòa Thẩm phán vẫn triệu tập người bào chữa đã được cử tham gia phiên tòa theo thủ tục chung. Tại phiên tòa thì việc A không có người bào chữa mà phiên tòa không bị hoãn, vẫn có thể bắt đầu nếu tòa án cùng Hội đồng xét xử tuân theo đúng qui định tại mục 2 Phần II Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2/10/2004 hướng dẫn thi hành một số qui định trong Phần thứ nhất “Những qui định chung” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Câu 2/ Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nhận được tin báo A đã trốn khỏi địa phương còn B có biểu hiện của bệnh tâm thần. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao?
Câu 3/ Giả sử trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, bị cáo B yêu cầu thay đổi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa. Yêu cầu này sẽ được tòa án giải quyết như thế nào? Tại sao?
Điều 43 BLTTHS quy định: Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc về:
“1. Kiểm sát viên;
2. Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người thay mặt hợp pháp của họ;
3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.”
Ở đây, bị cáo B là người có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng hay nói cách khác là Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa của mình. Tuy nhiên, việc yêu cầu này phải có căn cứ xác định.
Căn cứ tình tiết đề bài, theo quy định tại Điều 42; 46 BLTTHS, ta có thể chia ra làm 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nếu nhận thấy việc đề nghị thay đổi thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa của bị cáo B là không có căn cứ và không phù hợp theo quy định tại Điều 42; 46 BLTTHS thì tòa án sẽ từ chối yêu cầu của bị cáo B và giữ nguyên thẩm phán vì không có lý do xác đáng.
Trường hợp 2: Nếu nhận thấy việc đề nghị thay đổi thẩm phán của bị cáo B là có căn cứ hay bị cáo B đưa ra được lý do xác đáng về việc đề nghị thay đổi thẩm phán của mình theo quy định tại Điều 42; 46 BLTTHS thì tòa án sẽ thay đổi thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa theo yêu cầu của bị cáo B.
Theo quy định tại Mục 4 Phần I Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003”, thì Thẩm phán sẽ bị thay đổi khi có các căn cứ sau:
“2.1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLTTDS thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hay bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong vụ án dân sự.
2.2. Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:
a. Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top