Download miễn phí Dự thảo hướng dẫn thiết kế đê biển





Tính toán ổn định đê biển dạng tường đứng
- Tường có kết cấu trọng lực
Trong đê biển dạng tường đứng dốc hay tường đứng, nếu khối tường phòng hộ có kết cấu trọng lực, có nghĩa là tường dựa vào trọng lượng bản thân để duy trì ổn định, thì tiến hành tính toán ổn định theo 5 nội dung sau:
+ Ổn định chống lật của tường: Khi tính toán ngoài việc xét đến tự trọng (trọng lượng bản thân) của tường, áp lực đất sau tường, còn phải xét đến độ chênh lệch áp lực do sự thay đổi do sự thay đổi điều kiện mực nước và sóng ở trước và sau tường gây ra. Thông thường, phía ngoài tường tính toán theo mực nước cao, mực nước thấp hay mực nước ở đỉnh khối phản áp, phía trong tường tính theo mực nước cao nhất hay cùng mực nước với ngoài tường. Chênh lệch áp lực sóng tính theo trường hợp đáy sóng chạm tường.
+ Ổn định chống lật về phía đồng: Trong thời gian thi công, thân tường có khả năng xuất hiện lật, quay quanh mép sau của chân tường. Lúc đó, phía ngoài tường lấy mực nước cao thời kỳ thi công, phía trong tường lấy mực nước thấp và cao độ đất đắp tương ứng.
+ Ổn định chống trượt tổng thể: Tính toán trượt theo mặt đáy tường hay theo các khe ngang của các lớp thân tường.
+ Ổn định chống trượt phẳng: Theo mặt tiếp xúc giữa lớp đệm đáy tường và đất nền. Khi tính toán trường hợp này thường lấy mực nước thấp hay mực nước ngang mặt bãi ở phía ngoài tường, mực nước cao ở phía trong tường.
+ Ổn định đất nền
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

eo phương pháp trượt cung tròn quy định trong: tiêu chuẩn ngành về thi công đập đất (14TCN157-2005) hay sử dụng các phần mềm GEOSLOPE/W .
- Hệ số an toàn chống trượt (K) của mỗi đê đất được quy định trong bảng 5.8
Bảng 5.8: Hệ số an toàn ổn định chống trượt cho mái đê
Cấp công
trình
Tổ hợp
tải trọng
I
II
III
IV
V
Cơ bản
1,30
1,25
1,20
1,15
1,10
Đặc biệt
1,20
1,15
1,10
1,05
1,05
- Đối với các công trình bê tông hay đá xây, hệ số an toàn ổn định trượt phẳng trên mặt tiếp xúc với nền phi nham thạch được quy định trong bảng 5.9
Bảng5.9: Hệ số an toàn ổn định chống truợt trên nền phi nham thạch
Cấp công
trình Tổ hợp
tải trọng
I
II
III
IV
V
Cơ bản
1,35
1,30
1,25
1,20
1,15
Bất thường
(Đặc biệt)
1,20
1,15
1,10
1,05
1,05
- Đối với các công trình bê tông hay đá xây, hệ số an toàn ổn định trượt phẳng trên mặt tiếp xúc với nền nham thạch được quy định trong bảng 5.10.
Bảng 5.10: Hệ số an toàn ổn định chống trượt trên nền nham thạch
Cấp công
trình
Tổ hợp
tải trọng
I
II
III
IV
V
Cơ bản
1,15
1,10
1,10
1,05
1,05
Đặc biệt
1,10
1,05
1,05
1,00
1,00
- Hệ số an toàn ổn định chống lật cho công trình đê biển được quy định trong bảng 5.11:
Bảng 5.11: Hệ số an toàn ổn định chống lật
Cấp công
trình
Tổ hợp
tải trọng
I
II
III
IV
V
Cơ bản
1,6
1,5
1,5
1,3
1,3
Đặc biệt
1,4
1,3
1,3
1,2
1,2
Ghi chú :
- Tổ hợp tải trọng cơ bản là tải trọng trong điều kiện công trình làm việc bình thường.
- Tổ hợp tải trọng đặc biệt là tải trọng trong điều kiện thi công hay khi có động đất.
- Các giá trị hệ số an toàn thực tế tính được của công trình không được vượt quá 20% đối với điều kiện tải trọng cơ bản và 10% trong điều kiện tải trọng đặc biệt
5.11.3. Tính toán ổn định đê biển dạng tường đứng
- Tường có kết cấu trọng lực
Trong đê biển dạng tường đứng dốc hay tường đứng, nếu khối tường phòng hộ có kết cấu trọng lực, có nghĩa là tường dựa vào trọng lượng bản thân để duy trì ổn định, thì tiến hành tính toán ổn định theo 5 nội dung sau:
+ Ổn định chống lật của tường: Khi tính toán ngoài việc xét đến tự trọng (trọng lượng bản thân) của tường, áp lực đất sau tường, còn phải xét đến độ chênh lệch áp lực do sự thay đổi do sự thay đổi điều kiện mực nước và sóng ở trước và sau tường gây ra. Thông thường, phía ngoài tường tính toán theo mực nước cao, mực nước thấp hay mực nước ở đỉnh khối phản áp, phía trong tường tính theo mực nước cao nhất hay cùng mực nước với ngoài tường. Chênh lệch áp lực sóng tính theo trường hợp đáy sóng chạm tường.
+ Ổn định chống lật về phía đồng: Trong thời gian thi công, thân tường có khả năng xuất hiện lật, quay quanh mép sau của chân tường. Lúc đó, phía ngoài tường lấy mực nước cao thời kỳ thi công, phía trong tường lấy mực nước thấp và cao độ đất đắp tương ứng.
+ Ổn định chống trượt tổng thể: Tính toán trượt theo mặt đáy tường hay theo các khe ngang của các lớp thân tường.
+ Ổn định chống trượt phẳng: Theo mặt tiếp xúc giữa lớp đệm đáy tường và đất nền. Khi tính toán trường hợp này thường lấy mực nước thấp hay mực nước ngang mặt bãi ở phía ngoài tường, mực nước cao ở phía trong tường.
+ Ổn định đất nền
- Tường không có kết cấu trọng lực
Khối tường phòng hộ của đê biển dạng tường dốc hay tường đứng có thể không có kết cấu trọng lực, mà có kết cấu xây khan hay có đá xẻ xây vữa phủ mặt. Trường hợp đó tính toán ổn định như sau:
+ Tính toán ổn định chống lật thân tường:
(5.10)
Trong đó:
Ko - Hệ số an toàn ổn định chống lật, xác định theo cấp công trình và tình
hình tổ hợp tải trọng;
Mg - Mô men ổn định đối với mép trước của mặt tính toán, (KN.m);
Mo - Mô men lật đối với mép trước của mặt tính toán, (KN.m).
+ Ổn định chống trượt theo đáy tường hay theo các mạch ngang thân tường
(5.11)
Trong đó:
Ks - Hệ số ổn định chống trựơt, căn cứ cấp công trình và tình hình tổ hợp
tải trọng để xác định;
G - Hợp lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên mặt tính toán
(KN hay KN/m);
P - Hợp lực theo phương ngang tác dụng lên mặt tính toán
(KN hay KN/m);
f - Hệ số ma sát theo mặt tính toán. lấy theo bảng 5.12
Bảng 5.12: Hệ số ma sát
Vật liệu
Hệ số ma sát f
Bê tông và bê tông
0,55
Đá xây và đá xây
0,65
Đá hộc và đá hộc
0,70
Bê tông và đá hộc (bề mặt sửa phẳng bằng đá dăm)
0,60
Đá xây và đá hộc (bề mặt sửa phẳng bằng đá dăm)
0,65
Đá đổ và nền cát thô, cát mịn
0,50÷0,60
Đá đổ và nền cát bột
0,40
Đá đổ và nền đất á cát
0,35÷0,50
Đá đổ và nền sét, á sét
0,30÷0,45
+ Ổn định chống trượt phẳng của tường phòng hộ theo mặt cắt đáy đệm:
(5.12)
Trong đó:
G - Hợp lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên đáy tường,
(KN hay KN/m);
P - Hợp lựu theo phương ngang tác dụng lên đáy tường
(KN hay KN/m);
g - Trọng lượng vật liệu của lớp đệm và khối phản áp (KN hay KN/m);
PE - Áp lực đất bị động (KN hay KN/m). Đối với bệ đáy âm có thể lấy 30% trị số tính toán.
Ks và f có ý nghĩa giống như cũ
+ Đối với đất nền có tính dính, ổn định chống trượt theo bề mặt đất nền được tính như sau:
(5.13)
Trong đó:
jo - Góc ma sát trong giữa đáy tường và nền.
Khi không có số liệu thực đo, có thể lấy jo = j ,
j - góc ma sát trong của đất nền (o);
Co - Lực dính kết trên mặt trượt, lấy Co = (
C - lực dính kết của đất nền, (Kpa);
A - Diện tích đáy tường
Các ký hiệu khác có ý nghĩa như trước
Các trị số j và C nói trên có thể dùng chỉ tiêu cắt nhanh cố kết từ kết quả thí nghiệm cắt trực tiếp trong phòng.
5.11.4 Tính toán lún
- Nội dung: Xác định độ lún tổng cộng của thân đê và nền đê ở vị trí đường tim đỉnh đê và các vị trí cần thiết khác.
- Mặt cắt tính toán: Theo điều kiện địa chất của nền đê, lớp đất đắp, mặt cắt thân đê và tải trọng mà chia thành nhiều đoạn, chọn mặt cắt đại biểu để tính toán độ lún.
- Lún nền đê bao gồm 2 thành phần: lượng lún ban đầu và lượng lún cố kết. Lún ban đầu là phần lún gây ra lập tức ngay sau khi gia tải đất nền. Đối với nền đất bão hòa, đó là do sự trương nở hông của khối đất, đối với nền đất phi bão hòa, ngoài sự trương nở hông ra, còn do sự nén ép hay bị thoát ra của chất khí trong khe giữa các hạt.
Trong trường hợp chiều rộng đáy của đê biển lớn hơn chiều dày lớp đất nền bị nén, có thể không tính lượng lún ban đầu, nhưng nếu tỷ số tương đối của 2 đại lượng đó tương đối nhỏ, thì lượng lún ban đầu không thể bỏ qua.
Lún cố kết là thành phần chính yếu của lún đất nền đê biển, gây ra do nước và khí trong đất nền bị đẩy ra dưới tác dụng của tải trọng, làm cho thể tích khối đất bị nén ép dần và giảm nhỏ
Trên thực tế, hậu kỳ cố kết của khối đất còn có lún cố kết thứ cấp, thời gian duy trì khá dài, thông thường cũng không thể bỏ qua.
+ Tính toán lún ban đầu
Trị s
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top