Arina_Tanemura

New Member

Download miễn phí Đề tài Đồng tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái khi tính toán giá cả và thoả thuận điều khoản giá cả trong giao dịch ngoại thương





LỜI MỞ ĐẦU 1

I. Nội dung 2

1. Khái niệm đồng tiền thanh toán 2

2. Khái niệm tỷ giá hối đoái 2

II. đồng tiền dùng để thanh toán trong giao dịch ngoại thương 2

III. Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam khi áp dụng các loại đồng tiền thanh toán và tỉ giá hối đoái 4

1. Những nhân tố tác động tới đồng tiền thanh toán và tỉ giá hối đoái 4

2. Tác động của tỉ giá hối đoái 5

3. Thực trạng áp dụng tỉ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam và các cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá 6

IV. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về đồng tiền và tỷ giá hối đoái trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp 9

1. Các giải pháp và đưa chế độ tỷ giá hối đoái để các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động có hiệu quả 9

2. Giải pháp của các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro về hối đoái 12

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
Trong điều kiện giao lưu thương mại giữa các nước nảy sinh rất nhiều những vấn đề mà trong đó không thể không kể đến, đó là sự chênh lệch về trị giá đồng tiền giữa các quốc gia.
Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ mở cửa song thương, hội nhập AFTA, đặc biệt là hội nhập nền kinh tế thế giới, vấn đề đồng tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái trở nên một vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế trong và ngoài nước.
ý thức được tầm quan trọng đó, em muốn chọn đề tài: "Đồng tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái khi tính toán giá cả và thoả thuận điều khoản giá cả trong giao dịch ngoại thương" để phân tích những thực trạng tồn tại và từ đó đi đến những giải pháp với hy vọng sẽ góp phần làm cho việc thoả thuận điều khoản giá trong ngoại thương trở nên chặt chẽ, chính xác hơn.
I. Nội dung
1. Khái niệm đồng tiền thanh toán
Việc thanh toán hàng xuất nhập khẩu có thể thực hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, đồng tiền của nước nhập khẩu hay tiền của nước thứ ba. Đôi khi trong hợp đồng còn cho quyền người nhập khẩu được thanh toán bằng các loại ngoại tệ khác.
2. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Có hai khái niệm tỷ giá hối đoái
- Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia được gọi là tỉ giá hối đoái.
- Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác, đó là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau.
II. Đồng tiền dùng để thanh toán trong giao dịch ngoại thương
1. Tiền tệ quốc gia (National money) là tiền của một nước:
Đô la Mỹ USD
Bảng Anh GBP
Mác Đức DEM
Franc Pháp FRF
Franc Thuỵ Sĩ CHF
Đô la Canada CAD
Đô la Hồng Kông HKD
Cua ron Thuỵ Điển SEK
Nhân dân tệ Trung Quốc CNY
Yên Nhật JPY
2. Tiền tệ quốc tế (International Currency) là đồng tiền của các khối kinh tế và tài chính như: SDR (special drawing right) là quyền rút vốn hay vay đặc biệt do Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) phát hành từ năm 1970; đồng ECU (Euro Currency Unit) là đồng tiền chung của Cộng đồng châu Âu. Tiền tệ quốc tế hầu như ít dùng trong thanh toán quốc tế hiện nay (trừ đồng ECU kể từ 1.1.1999).
3. Tiền tệ thế giới (World currency) vàng, ít dùng trong thanh toán hiện nay
+ Trong thanh toán quốc tế còn dùng tiền mặt (Cash) là tiền giấy của các nước nhưng rất ít dùng; tiền tín dụng (Credit Currency) là tiền tài khoản cho vay, dùng qua hối phiếu, séc (chiếm tỷ trọng khá lớn trong thanh toán quốc tế).
Tỷ giá ngoại tệ (Tỷ giá ngoại hối - Rate of currency exchange) là giá của một đơn vị tiền tệ của nước này tính bằng đơn vị tiền tệ của nước khác, tức là sức mua của đồng tiền này so với sức mua của đồng tiền khác.
Thí dụ: Tháng 12/1997 1 USD = 230 JPY (Yên Nhật)
Tháng 7/1998 1USD = 12800 ĐVN
Trước năm 1971, tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ được biểu hiện bằng hàm lượng vàng của đồng tiền. Sau 1971, các nước đã bỏ hệ thống hàm lượng vàng và chuyển sang tỷ giá thả nổi (floating rate). Ngoại tệ không còn hàm lượng vàng ổn định cho nên biến động liên tục. Từng đồng tiền phải được xem xét qua sức mua đối ngoại. Sức mua đó phụ thuộc vào mức độ lạm phát ở từng quốc gia, vào chỉ số giá cả, vào sức mua vàng, mua hàng, mua ngoại tệ khác, phụ thuộc cả vào cán cân thanh toán và sức mạnh kinh tế của nước đó.
Việc thả nổi tỷ giá đồng tiền làm cho giá thị trường của đồng tiền lên xuống không có giới hạn. Chính phủ các nước không chịu trách nhiệm về tỷ giá đồng tiền lên xuống, mà chỉ công bố tỷ giá để thanh toán hàng ngày. Tương quan giữa các đồng tiền thay đổi hàng ngày. Do đó, người kinh doanh xuất nhập khẩu không những phải hiểu biết kỹ về mặt hàng mua bán, mà phải biết tổng hợp các hoạt động liên quan đến các đồng tiền dùng để thanh toán.
Tỷ giá các đồng tiền hiện nay:
Ngoài tỷ giá chính thức do nhà nước công bố qua ngân hàng trung ương, còn có 2 tỷ giá chính thức: tỷ giá cơ bản và tỷ giá ưu đãi.
- Tỷ giá điện hối: Ngân hàng chuyển ngoại hối bằng điện
- Tỷ giá thư hối: Chuyển ngoại hối bằng thư.
- Tỷ giá cố định là tỷ giá không biến động trong thời gian quy định nào đó.
- Tỷ giá tự do (thả nổi) là tỷ giá tự phát ở thị trường do quan hệ cung cầu quyết định.
- Tỷ giá thị trường: hình thành tự phát ở thị trường.
- Tỷ giá chợ đen: (giao dịch bất hợp pháp ở thị trường do các bên tham gia tự quyết)
- Tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra của thị trường
Thanh toán quốc tế ở các nước được thực hiện trên cơ sở tỷ giá tự do - tức là tỷ giá thả nổi.
II. Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam khi áp dụng các loại đồng tiền thanh toán và Tỉ giá hối đoái
1. Những nhân tố tác động tới đồng tiền thanh toán và tỉ giá hối đoái
Về dài hạn, có 4 nhân tố tác động tới tỷ giá như sau:
* Mức giá cả tương đối:
Theo thuyết ngang giá sức mua (PPP), khi giá hàng nội tăng (giá hàng ngoại giữ nguyên) thì cầu về hàng nội giảm và đồng nội tệ có xu hướng giảm để hàng nội vẫn có thể bán tốt. Mặt khác, nếu giá của hàng ngoại tăng lên sao cho giá cả tương đối của hàng nội giảm, cung hàng nội tăng lên và đồng nội tệ có xu hướng tăng giá
*Ưu thế hàng nội so với hàng ngoại: cầu đối với hàng xuất của một nước phát triển lên về lâu dài làm cho đồng tiền nước đó tăng giá trong khi cầu về hàng nhập khẩu đi lên làm cho đồng tiền nước đó giảm giá.
* NS lao động: NS lao động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác sẽ làm cho đồng tiền nước đó tăng giá.
2. Tác động của tỉ giá hối đoái
Trên thị trường thế giới, tỉ giá hối đoái của các đồng tiền của các đồng tiền luôn luôn biến động. Khi một đồng tiền lên giá (nhất là những đồng tiền mạnh) sẽ làm cho một hay nhiều đồng tiền khác bị hạ giá. Sự biến động của tỷ giá hối đoái tới các đồng tiền đã gây ra nhiều biến động đến hoạt động kinh tế và tình hình lưu thông tiền tệ giữa các nước cũng như tác động tới hoạt động XNK nói riêng.
Một nước có tỷ giá nội tệ hạ xuống so với ngoại tệ khác, nghĩa là giá xuất khẩu hàng hoá của nước đó rẻ hơn trước, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước đó tăng lên, khối lượng hàng hoá xuất khẩu của nước đó tăng lên. Mặt khác, khối lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó sẽ giảm đi, bởi vì giá cả hàng hoá nhập khẩu bị tăng lên do tỷ giá ngoại tệ tăng lên.
Cũng theo cơ chế này, tỷ giá nội tệ tăng lên so với ngoại tệ khác thì sẽ tác động ngược lại: khối lượng hàng xuất khẩu giảm đi mặt khác do tỷ giá ngoại tệ giảm xuống làm cho hàng xuất khẩu của nước ngoài vào nước này tăng lên, khối lượng hàng nhập khẩu của nước này tăng lên.
Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cũng tác động trực tiếp đến tình hình tiền tệ và giá cả trong nước cũng như giá cả hàng XNK.
Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (do nhà nước chủ trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu hay do lạ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top