tieududu_1612

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
Lời mở đầu ……………………………………………………………………………………1
Nội dung ……………………………………………………………………………………….1
I – Một số vấn đề lý luận về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên………………1
1. Khái niệm, mục đích của thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên…………..1
2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi người chưa thành niên …………………………………….2
II - Đối tượng chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên……..3
1. Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức
về hành vi phạm tội của người chưa thành niên…………………………………….4
2. Điều kiện sinh sống và giáo dục ……………………………………………………....5
3. Có hay không có người thành niên xúi giục …………………………………………6
4. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội ………………………………………………….7
III – Thực tiễn áp dụng quy định về đối tượng chứng minh
trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên…………………………….8
1. Thực tiễn áp dụng ……………………………………………………………………..8
2. Một số giải pháp và kiến nghị ………………………………………………………...9
Kết luận ……………………………………………………………………………………...10
Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………………………………11




LỜI MỞ ĐẦU
Trong tố tụng hình sự việc xác định đối tượng chứng minh có vai trò rất quan trọng để có thể phát hiện nhanh chóng, xử lý chính xác, công minh người phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội thì ngoài việc xác định những vấn đề cần chứng minh có tính chất bắt buộc chung như đối với các vụ án hình sự thông thường thì Cơ quan tiến hành tố tụng còn phải chứng minh những tình tiết được quy định tại khoản 2 Điều 302 BLTTHS năm 2003. Những tình tiết này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên bởi nó không chỉ giúp cơ quan có thẩm quyền xác định tội phạm, có các biện pháp xử lý phù hợp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên để từ đó có các biện pháp phòng ngừa.
NỘI DUNG
I – Một số vấn đề lý luận về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên.
1. Khái niệm, mục đích của thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên.
Khái niệm người chưa thành niên là một khái niệm phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành khoa học nhưng ở mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi ngành khoa học có một khái niệm người chưa thành niên khác nhau. Trong khoa học pháp lý, khái niệm người chưa thành niên được sử dụng một cách rộng rãi, đó là người đang ở một độ tuổi nhất định. Theo Điều 68 BLHS năm 1999 thì “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này đồng thời theo những quy định khác của phần chung Bộ luật không trái với những quy định của chương này”.
Theo BLTTHS nước ta thì thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phải được tiến hành theo một trình tự đặc biệt quy định tại chương XXXII của Bộ luật (từ Điều 301 đến Điều 310). Như vậy thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự là thủ tục đặc biệt được áp dụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ 14 tuổi tròn cho đến dưới 18 tuổi.
Bộ luật TTHS quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên nhằm mục đích sau:
- Khắc phục những thiếu sót trong công tác điều tra, truy tố, xét xử;
- Đưa ra những biện pháp xử lý người chưa thành niên phạm tội phù hợp với những quy định của pháp luật;
- Kết hợp hài hòa giữa các biện pháp cưỡng chế và giáo dục, thuyết phục, tạo ra những điều kiện cần thiết để người chưa thành niên biết sửa chữa những sai lầm, sớm cải tạo trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.
- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên.
2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên
Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên là không thể thiếu được đối với cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự về người chưa thành niên. Dựa trên cơ sở pháp luật hình sự, lứa tuổi này có thể phân làm 2 nhóm:
Một là, từ 14 tuổi tròn đến dưới 16 tuổi. Nhóm này có đặc điểm:
+ Vừa vượt qua giai đoạn trẻ con;
+ Gần gia đình và sống phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào gia đình.
Hai là, từ 16 tuổi tròn đến dưới 18 tuổi. Nhóm này có đặc điểm:
+ Đang ở giai đoạn sắp bước vào tuổi người lớn;
+ Nhận thức xã hội khá hơn nhóm trước nhưng vẫn chưa tách khỏi gia đình;
+ Kinh tế còn phụ thuộc vào gia đình.
Theo quy định của BLHS năm 1999, tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi tròn, tùy theo từng loại tội khác nhau. Khi đủ 16 tuổi tròn thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người chưa thành niên có đặc điểm tâm sinh lý khác với người đã thành niên, cụ thể:
- Ở lứa tuổi này, người chưa thành niên đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể lực và tâm sinh lý. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, họ không còn thụ động với vai trò của người được dạy dỗ nhưng lại chưa phải là người lớn. Sự thay đổi về thể chất dẫn đến sự thay đổi về tâm lý, chức năng sinh lý nhưng họ chưa nhận thức được sâu sắc về đời sống xã hội.
- Đây là giai đoạn khủng hoảng của sự phát triển của tâm lý con người. Ở độ tuổi này, năng lực trí tuệ cũng như năng lực tư duy trừu tượng đang phát triển và hoàn thiện trong mối tương quan với sự phát triển về thể chất và tâm sinh lý. Sự vươn lên vị trí độc lập của người chưa thành niên theo xu hướng chung diễn ra rất tự phát.
- Người chưa thành niên thường thích hành động tự do. Tuy nhiên đôi khi lại là tự do tùy tiện. Đối với họ, sự áp đặt chỉ bảo của người lớn trở thành “xiềng xích” cần phá bỏ.
- Quá trình phát triển sinh lý khiến ở lứa tuổi này tâm trạng người chưa thành niên rất thất thường, dẽ bị kích động, lòng kiên trì và năng lực kiềm chế thấp, dễ bốc đồng, dao động…
- Ở lứa tuổi này nhân cách của người chưa thành niên đã được hình thành nhưng chưa ổn định.
- Ở lứa tuổi dưới 18, người chưa thành niên đều rất linh hoạt, nhạy cảm và hiếu động, có trí tưởng tượng phong phú, vì vậy ranh giới giữa đúng và sai dễ bị lẫn lộn.
- Về mặt động cơ, hành vi của người chưa thành niên là dễ chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường xung quanh.
Với những đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên như vậy cho nên đòi hỏi BLTTHS cần có những quy định đặc biệt về thủ tục tố tụng trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Có như vậy, mới có thể đạt tới nhiệm vụ của TTHS đặt ra trong giáo dục công dân tuân thủ pháp luật và tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
II – Đối tượng chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên.
Đối tượng chứng minh là tất cả các tình tiết phải được xác định đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án hình sự
Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 63 BLTTHS năm 2003, theo đó:
“Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

THUTIMON

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Đối tượng chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên

bài viết tốt
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tạo môi trường để chính phủ thực hiện chính sách vĩ mô - Các đối tượng tham gia thị trường chứng kho Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu về kiểm chứng bất biến của đối tượng sử dụng lập trình hướng khía cạnh Công nghệ thông tin 0
B Vận dụng công nghệ hướng đối tượng phát triển hệ thống quản lý, cấp chứng minh nhân dân điện tử Công nghệ thông tin 0
F Phân tích thiết kế hệ thống tái tạo chân dung đối tượng theo đặc tả của các nhân chứng Công nghệ thông tin 0
K Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên : Luận văn ThS. Luận văn Luật 0
L Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự Luận văn Luật 2
C Nghiên cứu so sánh về đối tượng chứng minh theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Liên bang Nga Luận văn Luật 0
S Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự Tài liệu chưa phân loại 0
D Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp để xác định một số kim loại nặng trong các đối tượng môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top