Download miễn phí Đề tài Đổi mới kinh tế Việt Nam với phép phủ định biện chứng





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phần I. Quy luật phủ định của phủ định
I. Khái niệm phủ định biện chứng và những đặc điểm của nó
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
II. Quy luật phủ định của phủ định và hình thức “xoáy ốc” của sự
Phát triển
1. Nội dung
2. Ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định
Phần II. Những lý luận về thị trường
I. Nền kinh tế kém phát triển mang tính tự cấp, tự túc
II. Nền kinh tế hàng hoá
III. Nền kinh tế thị trường tự do
IV. Nền kinh tế thị trường hỗn hợp
B. PHÉP PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
I. Sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá là tất yếu khách quan, phủ
định lại nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã khôngcòn phù
hợp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Những tồn tại và bất cập của nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp ở Việt Nam
2. Sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản
lý của nhà nước là một xu hướng phát triển tất yếu khách quan
II. Tính kế thừa trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam
1. Đặc trưng của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự
quản lý của nhà nước ở Việt Nam
2. Tính kế thừa khi chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
Sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước ở Việt Nam
3. Những thành tựu và thành công đổi mới
III. Xu hướng phát triển trong quy luật phủ định của phủ định
C. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
I. Xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong
giai đoạn thiếp theo
II. Một số vấn đề cần nghiên cứu và các giải pháp thực hiện
KẾT LUẬN
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g và nền kinh tế hàng hoá. Đó là thực tế khách quan tồn tại sau năm 1975 nhưng chúng ta vẫn tiếp tục chủ trương xây dựng nền kinh tế chỉ huy như ở Miền Bắc trước đây. Do các quan hệ kinh tế đã thay đổi rất nhiều, việc áp dụng cơ chế quản lý cũ vào điều kiện kinh tế đã thay đổi làm xuất hiện hàng loạt các hiện tượng tiêu cực.
Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp có sự phân phối một cách mạnh mẽ mọi sản phẩm lao động, giá cả thì bị ấn định trước theo những chỉ tiêu của Nhà nước, điều này dẫn đến việc những quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá cả, quy luật cung cầu, quy luật giá trị vi phạm nghiêm trọng, làm cho tình hình lưu thông tiền tệ, giá cả không kiểm soát được, đặc biệt là trong những năm 80, lạm phát của nước ta đã lên đến 3 con số làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn và tình hình kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng. Nền sản xuất kém phát triển được sự bảo hộ của nhà nước lại càng trở nên trì trệ. Bộ máy quản lý doanh nghiệp không hiệu quả, cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian và không năng động, phong cách thì cửa quyền dưới chính sách bù lỗ của nhà nước ngày càng không đem lại bất cứ một hiệu quả kinh tế nào.
Đồng thời do chủ quan cúng nhắc không cân nhắc tới sự phù hợp của cơ chế quản lý kinh tế, chúng ta đã không quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên sản xuất của đất nước, trái lại đã dẫn tới việc sử dụng lãng phí một cách nghiêm trọng các nguồn tài nguyên đó. Tài nguyên thiên nhiên bị phá hoại, môi trường bị ô nhiễm, sản xuất kém hiệu quả, nhà nước thực hiện bao cấp tràn lan. Những việc đó gây ra rất xấu cho nền kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm trở nên khan hiếm, ngân sách bị thâm hụt nặng nề, thu nhập từ nền kinh tế không đủ tiêu dùng, tích luỹ hàng năm hầu như không có vốn đầu tư chủ yếu vào vay và viện trợ của nước ngoài. Để cuối những năm 80, giá cả leo thang, khủng hoảng kinh tế đi liền với lạm phát cao đã làm cho đời sống nhân dân bị giảm sút thậm chí một số địa phương nạn đói đang rình rập. Nguyên nhân sâu xa về sự xuy thái nền kinh tế là do áp dụng dập khuôn một mô hình kinh tế chưa thích hợp và kém hiệu quả.
Trước sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng như trên, thêm vào đó viện trợ nước ngoài bị giảm sút đã đặt nền kinh tế nước ta với sự bức bách đòi hỏi phải đổi mới.
2. sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước là một xu hướng phát triển yếu khách quan.
Trước những tồn tại và bất cập trên của nền kinh tế chỉ huy, tại Đại hội Đảng VI (1996) đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN. Đến đại hội đảng VII Đảng ta xác định rõ việc đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan và trên thực tế đã diễn ra ở đó, tức là chuyển nền kinhtế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là một sự thay đổi về nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tế lãnh đạo của Đảng trên mặt trận làm kinh tế. Xét dưới góc độ triết học, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường là đúng đắn và phù hợp với quy luật phủ định của phủ định và xu thế của thời đại.
Thứ nhất, nếu không thay đổi cơ chế kinh tế vẫn giữ cơ chế kinh tế cũ thì không thể nào có đủ sản phẩm để tiêu dùng chứ chưa muốn nói đến tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất.
Thứ hai, do đặc trưng của nền kinh tế tập trung còn rất cứng nhắc nên nó chỉ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong gia đoạn ngắn và chỉ có tác dụng phát triển nền kinh tế theo chiều rộng.
Thứ ba, xét về sự tồn tại thực tế ở nước ta, những nhân tố của kinh tế thị trường. Về vấn đề này có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng thị trường nước ta là thị trường mới hình thành còn non yếu và là thị trường sơ khai.
Thứ tư, xét về mối quan hệ kinh tế đối ngoại ta thấy nền kinh tế nước ta đang hoà nhập với nền kinh tế thị trường thế giới, sự giao lưu về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư trực tiếp của nước ngoài làm cho sự vận động của nền kinh tế nước ta gần gũi hơn với nền kinh tế thị trường thế giới.
Thứ năm, xu hướng chung phát triển kinh tế thế giới là sự phát triển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời với sự phát triển hoà nhập quốc tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia đã làm thay đổi hẳn về chất, không còn là dân số đông, vũ khí nhiều, quân đội mạnh mà là tiềm lực kinh tế.
Thứ sáu, sự vận động của nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường không thể nào giải quyết được những vấn đề do chính cơ chế đó và bản thân đời sống kinh tế – xã hội đặt ra. Đó là tình trạng thất nghiệp lạm phát khủng hoảng, ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số cũng như hiện tượng XH khác. Những tình trạng và hiện tượng trên ở mức độ khác nhau trực tiếp hay gián tiếp đều có tác dụng ngược trở lại làm cản trở sự phát triển bình thường của xã hội nói chung và của nền kinh tế hàng hoá nói riêng, vì vậy, sự tác động của nhà nước một chủ đề có khả năng nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào nền kinh tế là một tất yếu của sự phát triển kinh tế XH. Thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế chẳng khác nào khi vỗ tay mà chỉ dùng một tay.
Như vậy, nhìn lại ta thấy, Việt Nam trong thời kỳ dài tiến hành xây dựng nền kinh tế cơ chế kế hoạch hoá tập trung, phủ định “bàn tay vô hình” của thị trường, cơ chế này đã có một vai trò lịch sử trong những năm 1950 – 1979 và đã có tác dụng đáng kể trong việc tập trung các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH và đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Song cơ cấu này đã được duy trì quá lâu, làm cho từ tập trung ở mức cần thiết chuyển sang tập trung cao độ, phát sinh quan liêu bao cấp kìm hãm và cản trở sự phát triển kinh tế trong thời bình. Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, khi cách mạng đã chuyển giai đoạn và trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, đồng thời nhận thức sâu sắc phép phủ định biện chứng là cái mới sẽ tất yếu khách quan ra đời thay thế cho cái cũ không còn phù hợp nữa, vì vậy, trong Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), Đảng và Nhà nước ta đã mạnh dạn đưa ra đường lối đổi mới, điều chỉnh cơ cấu kinh tế để chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, công nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế tư nhân và có những chính sách mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đưa nền kinh tế nước ta dần dần hội nhập với nền kinh tế thế giới. Theo hướng căn bản của sự đổi mới cơ chế quản lý đã được đại hội VI của Đảng xác định và tiếp tục được Đại hội VII của Đảng khẳng định: “ tiếp tục x...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Môn đại cương 0
L Đổi mới hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V Đổi mới hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Kiến trúc, xây dựng 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
A Định hướng đổi mới và những giải pháp với kinh tế tư nhân Kiến trúc, xây dựng 0
T Hướng đổi mới kế hoạch hoá phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kỳ 2001 - 2010 Công nghệ thông tin 0
T Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế từ năm 1986 đến Luận văn Kinh tế 0
B Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
H Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam - Mộ Luận văn Kinh tế 0
M Bài học và kinh nghiệm trong việc chuyển đổi công nghệ mới ở công ty giầy da Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top