Link tải miễn phí Luận văn: Đô thị hóa,tác động của đô thị hóa đến đặc điểm dân cư và lối sống của Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội ( từ năm 1997 đến nay ) : Luận văn ThS. Khu vực học: 60 31 60
Nhà xuất bản: Viện Việt Nam học
Ngày: 2011
Chủ đề: Đô thị hóa
Dân cư
Việt Nam học
Lối sống
Hà Nội
Miêu tả: 89 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Việt Nam học -- Viện Việt Nam học & Khoa học Phát triển. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày một số vấn đề lý thuyết về đô thị hóa và lối sống đô thị. Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và những tác động của quá trình đô thị hóa đến đặc điểm dân cư và lối sống của phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tác động của đô thị hóa đến đặc điểm dân cư và lối sống của Phường Khương Đình như: thành phần dân cư thay đổi, nghề nghiệp của dân cư thay đổi

1. Lý do chọn đề tài 6 2. Ý nghĩa của đề tài 8 3. Lịch sử vấn đề 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Cấu trúc của luận văn 12 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ LỐI SỐNG ĐÔ THỊ 14 1.1. Khái niệm đô thị hóa 14 1.1.1. Khái niệm đô thị hóa của các nhà khoa học nƣớc ngoài 14 1.1.2. Khái niệm đô thị hóa của các nhà khoa học Việt Nam 15 1.1.3. Quá trình đô thị hóa từ cách tiếp cận xã hội học 19 1.2. Đô thị hóa ở Việt Nam: Các giai đoạn chính 21 1.2.1. Thời kì phong kiến (từ năm 1858 trở về trƣớc) 21 1.2.2. Thời kì thuộc địa (1858 - 1954) 22 1.2.3. Thời kỳ năm 1955 - 1975 23 1.2.4. Thời kì năm 1975 đến nay 24 1.3. Lối sống đô thị 26 1.3.1. Khái niệm lối sống đô thị 26 1.3.1. Một số đặc trƣng của lối sống đô thị trong các xã hội đang phát triển 27 Chƣơng 2: ĐÔ THỊ HÓA Ở PHƢỜNG KHƢƠNG ĐÌNH 29 2.1. Tổng quan về làng Khương Hạ 2.1.1. Vị trí địa lý 29 2.1.2. Lịch sử làng Khƣơng Hạ 30 2.1.3. Làng cổ Khƣơng Hạ 33 2.1.4. Sự thay đổi địa giới hành chính của làng Khƣơng Hạ 39 2.2. Đô thị hóa ở phường Khương Đình 40 2.2.1. Biến động về đất đai 40 2.2.2. Biến đổi về kinh tế 46 Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN ĐẶC ĐIỂM DÂN CƢ VÀ LỐI SỐNG CỦA PHƢỜNG KHƢƠNG ĐÌNH 56 3.1. Tác động của đô thị hóa đến đặc điểm dân cư 56 3.1.1. Thành phần dân cƣ thay đổi 56 3.1.2. Thay đổi về nghề nghiệp 61 3.2. Tác động của đô thị hóa đến lối sống 66 3.2.1. Hình thành lối sống của nhiều thành phần dân cƣ 66 3.2.2. Đời sống vật chất thay đổi 68 3.2.3. Lối sống hƣởng thụ vật chất của bộ phận dân gốc 68 3.2.4. Thất nghiệp và nghề tự do 71 3.2.5. Sử dụng dịch vụ sinh hoạt 72 3.2.6. Nhu cầu giao tiếp và không gian giao tiếp 72 3.2.7. Nhu cầu văn hóa giáo dục 73 3.2.8. Các hoạt động sử dụng thời gian rỗi 75 3.2.9. Không gian đô thị 77 3.2.10. Tính tích cực xã hội, ý thức công dân và các hoạt động xã hội của cá nhân 78 3.2.11. Tệ nạn xã hội 3.2.12. Lối sống của dân gốc ở phƣờng Khƣơng Đình vẫn chƣa thực sự là lối sống đô thị 81 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 1. Lý do chọn đề tài Khi nghiên cứu về những yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến làng – một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên quốc gia Việt Nam với cấu trúc từ làng đến nƣớc. Làng là sản phẩm của quá trình lịch sử, vì vậy trong quá trình phát triển, nó luôn luôn biến đổi để phù hợp với thời đại, luôn mang trong mình những dấu ấn thay đổi của lịch sử nhƣ sự biến đổi về con ngƣời, tự nhiên, xã hội, kinh tế và văn hóa. Trong khi đó, đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cƣ đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tƣợng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nƣớc. Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, về cách tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang dạng thành thị. Ở các nƣớc đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đặc trƣng của quá trình đô thị hóa là sự tăng nhanh dân số đô thị không hoàn toàn dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp. Hiện tƣợng bùng nổ dân số bên cạnh sự phát triển yếu kém của công nghiệp đã làm cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mất cân đối, sự mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn càng thêm sâu sắc. Sự chênh lệch về dân số đã thúc đẩy sự dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị một cách ồ ạt, làm cho đô thị phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở các đô thị lớn, đô thị trung tâm, tạo nên những điểm dân cƣ đô thị cực lớn làm mất cân đối trong sự phát triển hệ thống dân cƣ. Làng Khƣơng Hạ trƣớc khi đƣợc trở thành phƣờng Khƣơng Đình, thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội, đã từng là một làng nông nghiệp ven đô. Làng nằm về phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km, nên quá trình đô thị hóa ảnh hƣởng rất mạnh đến Khƣơng Hạ. Khƣơng Hạ trƣớc năm 1997 là một làng thuần nông, mỗi năm những ngƣời dân ở đây chỉ cấy một vụ lúa, thời gian còn lại trồng mầu và rau xanh cung cấp cho thành phố. Trên thực tế, khi một làng nông nghiệp ven đô cổ truyền biến đổi trở thành một phƣờng nội thành thì cùng với quá trình đô thị hóa sẽ kéo theo những mặt tích cực lẫn những mặt tiêu cực. Từ khi phƣờng Khƣơng Đình đƣợc thành lập thì cơ sở hạ tầng của phƣờng đƣợc đầu tƣ, xây dựng khang trang hơn. Chợ, trƣờng học, trạm y tế, đƣờng, ngõ trong phƣờng đƣợc xây dựng, tôn tạo lại, bên cạnh đó, các dự án xây dựng đƣờng vành đai, khu tái định cƣ, công viên, trƣờng học, bệnh viện đang đƣợc thiết kế ở phƣờng Khƣơng Đình. Nhƣng từ khi phƣờng đƣợc thành lập cũng có nhiều bất cấp xảy ra nhƣ những hiện tƣợng mất dần đất nông nghiệp, hiện tƣợng chiếm dụng đất công, đất nông nghiệp, sự bất ổn định về lao động, việc làm của nông dân, kinh tế nông nghiệp mất dần, thay vào đó là các nghề dịch vụ, buôn bán, sản xuất tự do. Tuy là một vùng đất có bề dày lịch sử hình thành, phát triển và đấu tranh nhƣng Khƣơng Hạ theo nhƣ Nguyễn Văn Uẩn trong cuốn Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX đã nói: “Ngày xƣa Khƣơng Hạ ở xa đƣờng giao thông chính, con sông Tô cũng mất tầm quan trọng của một đƣờng sông… Thành hoàng làng Khƣơng Hạ không phải là một nhân vật lịch sử có tiếng tăm… Cũng nhƣ nhiều làng khác, đình đám ở Khƣơng Hạ không có gì đặc biệt ngoài cúng tế tổ chức trò vui thông thƣờng nhƣ đánh đu, đấu vật, cờ tƣớng, chèo hát… Trong làng có nhiều gia đình sống chuyên nghề làm ruộng…, cấy lúa một vụ, còn một vụ làm mầu trồng rau nhờ có nƣớc tƣới sông Tô…” nên không có tài liệu nghiên cứu riêng về làng Khƣơng Hạ. Làng Khƣơng Hạ chỉ đƣợc nhắc đến trong một số cuốn sách khi nói chung cùng với một số làng xã khác. Chẳng hạn, nói đến địa danh của Hà Nội, các nhà nghiên cứu có nhắc đến làng Khƣơng Hạ là một làng ngoại thành Hà Nội. hay xã Khƣơng Đình có đƣợc đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về huyện Thanh trì nhƣ công trình Mấy phác họa về làng xã Thanh Trì qua tư liệu địa bạ của Vũ Văn Quân, và Quy hoạch môi trường vùng ven đô Hà Nội trên cơ sở tiếp cận sinh thái (lấy Thanh Trì làm ví dụ) của Vũ Quyết Thắng. Rộng hơn nữa thì xã Khƣơng Đình đƣợc điểm qua trong các nghiên cứu khu vực ngoại thành Hà Nội nhƣ các công trình Thuyết minh Atlas huyện Thanh Trì, Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội – Nguồn lực và cơ hội phát triển, và Luận án phó tiến sĩ Phân tích dưới góc độ địa lý – kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa của Đỗ Thị Minh Đức. Còn chƣa có công trình nào nghiên cứu riêng về làng Khƣơng Hạ, xã Khƣơng Đình hay là phƣờng Khƣơng Đình. Trong 10 năm gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra ở làng Khƣơng Hạ rất mạnh, mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của làng có rất nhiều thay đổi. Trong đó, dân cƣ và lối sống của dân cƣ trong phƣờng cũng có những thay đổi đáng quan tâm. Chính vì vậy mà tui chọn đề tài nghiên cứu luận văn của mình là: Đô thị hóa, tác động của đô thị hóa đến đặc điểm dân cư và lối sống của phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội (từ năm 1997 đến nay). 2. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Luận văn đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp, liên nghành sẽ cho một kết quả tổng hợp về địa bàn và vấn đề nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu đƣợc nhìn nhận tổng hợp từ nhiều góc độ: lịch sử, kinh tế, xã hội với sự biến đổi theo thời gian. Vấn đề nghiên cứu đƣợc xem xét nhiều chiều sẽ cho những kết quả khách quan và sâu sắc. Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách những cơ sở thực tiễn có giá trị về phƣờng Khƣơng Đình từ khi đƣợc trở thành đô thị đến nay. Từ những vấn đề về dân cƣ, về lối sống dân cƣ mà kết quả nghiên cứu của luận văn đƣa ra sẽ giúp các nhà quản lý khu vực phƣờng Khƣơng Đình nói riêng và khu vực Hà Nội nói chung có những kế hoạch thiết thực để phát triển khu vực, giúp ngƣời dân Khƣơng Đình có những cơ sở thích hợp để tiếp nhận và thích nghi đƣợc với đời sống đô thị. 3. Lịch sử vấn đề Đô thị hóa là vấn đề đã đƣợc nghiên cứu từ lâu trên thế giới nhƣng trong những năm gần đây đô thị hóa đƣợc nghiên cứu nhƣ là một hệ quả tự nhiên về sự thay đổi kinh tế xảy ra vì sự phát triển đất nƣớc. Với việc tăng thu nhập đầu ngƣời, làm tăng hàng hóa và thực phẩm, và tất nhiên nhu cầu về các hoạt động phi nông nghiệp cũng tăng lên. (Ummreddy Venkateswarlu) [11]. Đô thị hóa còn đƣợc nghiên cứu nhƣ là một quá trình kinh tế - xã hội toàn thế giới và những kết quả của nó biểu hiện ở sự mở rộng không gian thành phố, sự tập trung dân cƣ, sự thay đổi các mối quan hệ xã hội,… Đô thị hóa là quá trình tập trung, đẩy mạnh và đa dạng hóa những chức năng phi nông nghiệp, sự mở rộng lối sống thành thị, các hình thức cƣ trú tiến bộ, sự phát triển giao dịch, nền văn hóa thành thị,…( Pivovarov) [11]. Các nhà xã hội học thì định nghĩa các đô thị nhƣ là những hình thức tổ chức xã hội có xuất xứ địa lý và mang những đặc trƣng nhất định. Nhìn chung, các nhà xã hội học định nghĩa đô thị theo sự tổ chức, các chức năng và những đặc trưng xã hội của nó (Wirth, Sjoberg, Max Weber) [15]. chuyển đến phƣờng Khƣơng Đình là 4.616 ngƣời, và số ngƣời chuyển đi là 1.428 ngƣời. Nhƣ vậy là dân số cơ học của phƣờng tăng lên 3.188 ngƣời. Thêm vào đó, khi dân số cơ học tăng lên thì sẽ kéo theo việc tăng dân số tự nhiên. Năm 1997, số trẻ sinh ra của phƣờng là 2.160 ngƣời và số ngƣời chết là 0, nên số dân tăng tự nhiên của phƣờng năm 1997 là 2.160 ngƣời. Từ đó có thể tính ra là tổng số dân tăng thêm của phƣờng Khƣơng Đình vào năm 1997 là 5.348 ngƣời. Dân số cơ học của phƣờng từ năm 1998 đến năm 2008 tăng ở mức trung bình khoảng từ 300 đến 500 ngƣời. Nhƣng trong năm 1997 thì tăng ở mức đột biến, 4.616 ngƣời. Trong khi đó, vào năm 1995, 1996, trƣớc khi làng Khƣơng Hạ trở thành một phƣờng nội thành thì số ngƣời chuyển đến xã Khƣơng Đình ở mức rất thấp. Năm 1995, số ngƣời chuyển đến Xã là 117 ngƣời, năm 1996 là 181 ngƣời. Việc làng Khƣơng Hạ trở thành một phƣờng nội thành là dấu hiệu cho sự mở rộng đô thị Hà Nội và cũng là dấu hiệu cho nhiều sự thay đổi, phát triển của khu vực, đó là lý do thu hút nhiều ngƣời chuyển đến phƣờng Khƣơng Đình vào năm 1997. Từ năm 1997 đến năm 2008, tổng số dân chuyển đến phƣờng là 9.016 ngƣời, trong khi số ngƣời từ phƣờng chuyển đi chỉ có 2.155 ngƣời. Điều đó chứng tỏ, sức hút của quá trình đô thị hóa đã làm cho phƣờng Khƣơng Đình trở thành điểm thu hút dân cƣ từ các nơi đến phƣờng định cƣ và sinh sống. Dân số tăng lên, trong khi đó diện tích đất của phƣờng lại bị thu hẹp (từ năm 1999 đến năm 2003 diện tích đất của phƣờng là 1.389 km2, nhƣng từ năm 2004 đến nay, diện tích đất của phƣờng chỉ còn 1.276 km2), nên mật độ dân số ngày càng cao. Năm 1999, mật độ dân số của phƣờng là 7.833 ngƣời/km2, năm 2007 tăng lên 14.333 ngƣời/km2. Dân số cơ học tăng lên, dân số tự nhiên tăng lên, đặc biệt là thành phần dân cƣ thay đổi là yếu tố cơ bản tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của phƣờng. Vì dân cƣ là gốc của xã hội, khi dân cƣ thay đổi thì mọi hoạt động của xã hội sẽ thay đổi theo. 3.1.2. Thay đổi về nghề nghiệp Nghề nông nghiệp giảm Từ năm 1997 đến nay, nguồn lao động nông nghiệp của phƣờng ngày càng giảm dần, và trong tƣơng lai khi các dự án xây dựng lấy hết đất nông nghiệp thì nguồn lao động nông nghiệp của phƣờng cũng sẽ hết. Theo bảng thống kê trên, số dân làm nông nghiệp càng ngày càng giảm. Năm 2000 số dân làm nông nghiệp là 1.148 ngƣời, đến năm 2005 chỉ còn 836 ngƣời. Trong khi đó, số dân thành thị ngày càng tăng. Năm 2000 số dân thành thị là 11.189 ngƣời, đến năm 2007 đã tăng lên 18.047 ngƣời. Những nông dân gốc của làng đều bỏ dần nông nghiệp. Nhiều nông dân ở tuổi trung niên đã nghỉ lao động. Thanh niên gốc của làng thì cũng rất ít ngƣời còn làm nông nghiệp, phần lớn thanh niên đều đi làm những nghề tự do nhƣ buôn bán, làm xây dựng, làm thợ sắt,… Phần lớn số thanh niên này đều không có trình độ nên họ không thể làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc đƣợc. Thêm nữa, làng Khƣơng Hạ trƣớc đây không có nghề phụ nên khi không làm nông nghiệp nữa, ngƣời dân trong làng phải tự tìm kiếm các nghề tự do để sống. Theo thống kê trên, từ năm 1997 đến năm 2008, tổng số dân chuyển đến phƣờng là 9.016 ngƣời, chiếm 47% tổng số dân của phƣờng hiện nay. Và số dân chuyển đến này đều không làm nông nghiệp vì họ không có ruộng đất ở làng. Số dân mới đến này đều làm các nghề phi nông nghiệp nhƣ kĩ sƣ, bác sĩ, công nhân, buôn bán,…

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Quá trình đô thị hóa Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế – xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0
H Tạo việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy Luận văn Kinh tế 2
L Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến người nông dân bị mất đất Luận văn Kinh tế 0
A Nghiên cứu, đánh giá biến đổi nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa huyệ Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu sự biến đổi nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở xã Đông T Luận văn Sư phạm 0
T Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Văn hóa, Xã hội 0
V Chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị Luận văn Kinh tế 0
C Xã hội hóa dịch vụ công cộng đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia n Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top