Download Đồ án Tìm hiểu quy trình vận hành các thiết bị công nghệ giàn ép vỉa – WIP 40000 mỏ Bạch Hổ

Download Đồ án Tìm hiểu quy trình vận hành các thiết bị công nghệ giàn ép vỉa – WIP 40000 mỏ Bạch Hổ miễn phí





MỤC LỤC
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Lịch sử phát triển ngành Công nghiệp dầu khí Việt Nam 2
1.2. Tình hình khai thác dầu, khí ở Việt Nam hiện nay 3
1.3. Tình hình khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ 4
1.3.1. Giai đoạn 1 5
1.3.2. Giai đoạn 2 5
1.3.3. Giai đoạn 3 5
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ GIÀN ÉP VỈA
2.1. Giới thiệu 6
2.2. Phân bố của giàn và sàn các Module 7
2.2.1. Tầng gầm Cellar deck 8
2.2.2. Trên tầng sàn Module 8
2.2.3. Module 1 9
2.2.4. Module 2 9
2.2.5. Module 3 10
2.2.6. Module 4 10
2.2.7. Module 5 11
2.3. Miêu tả công nghệ ép nước 20
2.3.1. Các bơm chìm 20
2.3.2. Sự tạo Hypochlorite 20
2.3.3. Cụm phin lọc thô 20
2.3.4. Cụm phin lọc tinh 20
2.3.5. Tháp chân không 21
2.3.6. Cụm bơm tăng áp 21
2.3.7. Bơm ép chính 21
2.4. Hệ thống dừng khẩn cấp ESD (Emmergency shutdown) 21
2.4.1. Các Cấp độ dừng khẩn cấp 22
2.5. Các tác động xuất ra khỏi giàn 22
2.6. Cẩu Titan 23
CHƯƠNG III
CÁC CỤM THIẾT BỊ PHỤ TRỢ QUAN TRỌNG CỦA GIÀN ÉP VỈA 24
3.1. Hệ thống khí nuôi trên giàn ép vỉa 24
3.1.1. Đặc tính kỹ thuật của các cụm máy nén khí 24
3.1.1.1. Máy nén khí Module -1 24
3.1.1.2. Máy nén khí Module -3 24
3.1.1.3. Máy nén khí Module -2 25
3.1.2. Vận hành máy nén khí ở Module 1và Module 3 25
3.1.3. Vận hành cụm máy nén khí GA-75-10 ở Module 2 26
3.1.3.1. Vận hành 28
3.1.3.2. Xem thông số 29
3.1.3.3. Kiểm tra, Reset báo động 29
3.1.3.4. Kiểm tra các thông tin về bảo dưỡng 29
3.1.3.5. Cách vào tải, ra tải bằng tay 29
3.1.3.6. Quy trình khởi động và chuyển đổi 29
cụm máy nén khí và máy sấy GA-75-10 29
3.2. Hệ thống xử lý khí (Fuel gas conditioning) 31
3.2.1. Cách mở van cấp khí vào giàn 32
3.2.2. Lý thuyết vận hành 34
3.3. Vận hành cụm bơm chuyển hóa phẩm (Chemical trenfer pums) 35
3.3.1. Lý thuyết vận hành 36
3.3.2. Khởi động bơm chuyển hoá phẩm 37
3.3.3. Dừng bơm chuyển hoá phẩm 37
CHƯƠNG IV
QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ KHỞI ĐỘNG CỦA MODULE CÔNG NGHỆ CỦA GIÀN ÉP VỈA
4.1. Vận hành các Module công nghệ giàn ép vỉa 38
4.1.1. Đặc tính kĩ thuật của các thiết bị 40
4.1.1.1. Bơm chìm 40
4.1.1.2. Bơm tăng áp 40
4.1.1.3. Bơm ép chính 40
4.1.1.4. Các thông số kỹ thuật của phin lọc thô 41
4.1.1.5. Các thông số kỹ thuật của phin lọc tinh 41
4.1.1.6. Các thông số kỹ thuật của máy điện phân Module -1 41
4.1.1.7. Các thông số kỹ thuật của máy điện phân Module -2 42
4.1.2. Vận hành bơm chìm 43
4.1.2.1. Lý thuyết vận hành bơm chìm 43
4.1.2.2. Khởi động bơm chìm 44
4.1.2.3. Chuyển đổi và dừng bơm chìm 44
4.1.3. Vận hành phin lọc thô 46
4.1.3.1. Vận hành phin lọc thô 46
4.1.3.2. Vận hành phin lọc thô 48
4.1.4. Máy điện phân Electrochlorinator 49
4.1.4.1. Lý thuyết vận hành 50
4.1.4.2. Vận hành máy điện phân 51
4.1.5. Vận hành phin lọc tinh 53
4.1.5.1. Quá trình rửa phin lọc tinh 53
4.1.5.2. Thiết bị và quá trình điều khiển của phin lọc tinh 57
4.1.5.3. Khởi động cụm phin lọc tinh 61
4.1.6. Vận hành tháp loại khí 61
4.1.6.1. Lý thuyết vận hành tháp loại khí 61
4.1.6.2. Lý thuyết điều khiển tháp 63
4.1.6.3. Vận hành tháp 64
4.1.6.4. Các thông số kiểm tra hiệu quả của tháp 65
4.1.7. Vận hành bơm chân không 65
4.1.7.1. Lý thuyết vận hành 65
4.1.7.2. Lý thuyết điều khiển 66
4.1.7.3. Khởi động cụm bơm chân không 67
4.1.8. Vận hành bơm tăng áp 68
4.1.8.1. Lý thuyết vận hành 68
4.1.8.2 Khởi động bơm tăng áp 68
4.1.8.3. Dừng bơm đưa về chế độ dự phòng 69
4.1.8.4. Dừng sự cố 69
4.1.8.5. Các sự cố vận hành 69
4.1.9. Vận hành bơm ép chính 70
4.1.9.1 Các điều kiện bình thường 70
4.1.9.2. Lý thuyết vận hành 71
4.1.9.3. Khởi động bơm ép chính 72
4.1.9.4. Dừng bình thường bơm 74
4.1.9.5. Dừng khẩn cấp 74
4.1.10. Vận hành bơm định lượng hóa phẩm 75
4.1.10.1. Lý thuyết vận hành 76
4.1.10.2. Khởi động bơm hoá phẩm 78
4.1.10.3. Dừng bơm hoá phẩm 78
4.2. Qui trình khởi động Module của giàn ép vỉa 78
4.3. Các báo động khi vận hành 82
4.3.1. Cụm bơm chìm 82
4.3.2. Phin lọc thô 83
4.4.3. Máy điện phân Electrochlorinator (Modules 1 & 2) 84
4.3.4. Phin lọc tinh 84
4.3.5. Deaerator Tower 86
4.3.6. Bơm chân không 87
4.3.7. Bình chứa và bơm định lượng hoá phẩm 88
4.3.8. Bơm tăng áp 89
4.3.9. Bơm ép chính 90
4.3.9. Utilities 92
4.3.10. Miscellaneous 95
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc xây dựng đất nước, để tiến tới một nước văn minh, giàu đẹp, chúng ta không thể không nhắc đến một ngành kinh tế mũi nhọn của Tổ quốc. Mặc dù còn non trẻ, song với triển vọng đầy hứa hẹn đã sớm khẳng định được vị trí hết sức quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân – đó là ngành Công nghiệp khai thác dầu và khí.

Với hơn một trăm triệu tấn dầu thô cùng hàng chục tỉ mét khối khí đã được khai thác, dầu khí đã trở thành ngành dẫn đầu cả nước về đóng góp cho ngân sách Quốc gia, hàng năm đã thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

Để đạt được thành quả đó thì việc nắm vững nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành các thiết bị trên giàn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Được sự đồng ý và hướng dẫn tận tình của Thầy Nguyễn Văn Thịnh cùng các Thầy trong Bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình, em đã chọn Đề tài tốt nghiệp:

“Tìm hiểu quy trình vận hành các thiết bị công nghệ giàn ép vỉa – WIP 40000 mỏ Bạch Hổ”

Với mong muốn hiểu rõ thêm về các thiết bị trên giàn nhằm đảm bảo cho giàn hoạt động an toàn, chất lượng và kinh tế.

Do sự hiểu biết và thời gian thực tế có hạn nên Đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp của các Thầy Cô cùng các bạn để em có thể hoàn thiện hơn sự hiểu biết của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 06/2009

Sinh viên

Phạm Hồng Thanh

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Lịch sử phát triển ngành Công nghiệp dầu khí Việt Nam

Năm 1975, ngay sau ngày thống nhất hai miền Nam, Bắc, ngày 03/09/1975 đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Dầu khí - Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn Địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hóa chất. Một năm sau ngày thành lập, ngày 25/07/1976, ngành Dầu khí đã phát hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở xã Đông Cơ - huyện Tiền Hải – Thái Bình.

Trong giai đoạn từ 1977-1986, nhiều hoạt động nghiên cứu thăm dò đã được tiến hành với các đối tác của Liên Xô và Châu Âu trong lĩnh vực dầu mỏ.

Sau 5 năm, kể từ khi phát hiện khí, dòng khí công nghiệp ở mỏ Tiền Hải đã được khai thác để đưa vào phục vụ cho phát điện và công nghiệp địa phương tỉnh Thái Bình. Ngày 19/06/1981, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Việtsovpetro) được thành lập.

Những nghiên cứu và khảo sát tìm kiếm vào tháng 05/1984 đã cho thấy: Có khả năng khai thác dầu thương mại trên các cấu tạo Bạch Hổ, Rồng. Ngày 06/11/1984 hạ thủy chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt Nam (MSP-1) tại mỏ Bạch Hổ và ngày 26/06/1986 đã đi vào lịch sử khai thác Việt Nam, khi Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ từ giàn MSP-1 và đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khầu dầu thô trên thế giới, khẳng định một tương lai phát triển đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp Dầu khí đất nước.

Kể từ ngày 26/06/1986 đến hết tháng 10/2008, ngành Dầu khí đã khai thác được trên 280 triệu tấn dầu thô và trên 45 tỷ mét khối khí, mang lại doanh thu gần 60 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước trên 36 tỷ USD, tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 100 nghìn tỷ đồng.

Tháng 04/1990 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sát nhập vào Bộ Công nghiệp nặng.

Tháng 06/1990 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corporation – Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam.

Tháng 05/1992- Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trở thành Tổng Công ty Dầu khí quốc gia, với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.

Năm 1993, Luật Dầu khí được ban hành. Cũng trong năm này, Petrovietnam bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền, phục vụ trước tiên cho Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa – Vũng Tàu và sau này cho Phú Mỹ.

Ngày 29/05/1995, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định thành lập Tổng Công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.

Ngày 28/11/2005, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất – Nhà máy Lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư là 2,5 tỷ USD.

Tháng 08/2006, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập theo quyết định số 199/2006/QD-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006. Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil And Gas Group; gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN.

1.2. Tình hình khai thác dầu khí ở Việt Nam hiện nay

Qua tìm kiếm thăm dò cho đến nay, các tính toán dự báo đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có khả năng nhiều hơn dầu. Với trữ lượng đã được thẩm định, nước ta có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu về sản lượng dầu khí trong những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3.

Hiện nay ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 7 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa, Lan Tây.

Những phát hiện về dầu khí mới đây ở thềm lục địa miền Nam nước ta rất đáng phấn khởi, tăng thêm niềm tin và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là: lô 09-2, giếng Cá Ngừ Vàng – IX, kết quả thử vỉa thu được 330 tấn dầu và 170 nghìn m3 khí một ngày. Lô 16-1, giếng Voi Trắng – IX, cho kết quả 420 tấn dầu và 22 nghìn m3 khí một ngày. Lô 15.1, giếng Sư Tử Vàng – 2X cho kết quả 820 tấn dầu và giếng Sư Tử Đen – 4X cho kết quả 980 tấn dầu một ngày. Triển khai tìm kiếm thăm dò mở rộng các khu mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng với các giếng R-10, 05-ĐH-10 cho kết quả 650 nghìn m3 khí/ngày đêm và dòng dầu 180 tấn/ngày đêm; giếng R-10 khoan tầng móng đã cho kết quả 500 nghìn m3 khí/ngày đêm và 160 tấn Condensate /ngày đêm.

Tính đến nay, Petrovietnam đã khai thác được trên 250 triệu tấn dầu thô, trên 40 tỷ m3 khí.

Quý 1 năm 2009, công tác khai thác dầu khí của PVN như sau:

   - Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 6,43 triệu tấn, bằng 101% kế hoạch quí I/2009, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó:

   + Sản lượng khai thác dầu thô là 4,42 triệu tấn, bằng 101,4% kế hoạch quí I/2009, tăng 17,0% so với cùng kỳ năm 2008;

     + Sản lượng khai thác khí là 2,01 tỷ m³, bằng 100% kế hoạch quí I/2009, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2008.

Dự kiến đến năm 2010, ngành Dầu khí nước ta sẽ khai thác từ trên 30 đến 32 triệu tấn dầu thô quy đổi, nhằm đáp ứng cho các ngành Năng lượng và sản xuất công nghiệp trong cả nước.

Đặc biệt đến thời điểm này (năm 2009), Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất đã vận hành an toàn. Những dòng xăng dầu đầu tiên cho đất nước mang thương hiệu Made in Vietnam đã tuôn chảy từ nhà máy, đưa về các kho chứa và xuất bán trên thị trường nội địa.

Mẻ sản phẩm dầu đầu tiên ra lò mang thương hiệu “made in Vietnam” tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã được xuất qua 20 xe bồn để đưa ra thị trường tiêu thụ vào chiều ngày 20/02/2009.

V...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top