daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đến năm 2020
ục các bảng, biểu - hình vẽ, đồ thị
• Mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chương một: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC MARKETINGDU LỊCH
1.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch.................. 1
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch.......................................................................... 1
1.1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch ......................................................... 1
1.1.1.3 Khái niệm về thị trường du lịch ........................................................ 2
1.1.2 Khái niệm về Marketing du lịch ................................................................. 3
1.1.2.1 Khái niệm về Marketing ................................................................... 3
1.1.2.2 Khái niệm về Marketing du lịch ....................................................... 4
1.1.2.3 Mục tiêu Marketing ........................................................................... 4
1.1.3 Khái niệm về chiến lược Marketing du lịch................................................ 4
1.1.3.1 Khái niệm về chiến lược.................................................................... 5
1.1.3.2 Chiến lược Marketing........................................................................ 6
1.1.3.3 Chiến Lược Marketing du lịch ......................................................... .7
1.2 Vai trò của chiến lược Marketing du lịch địa phương..................................... 7
1.2.1 Vai trò của chiến lược Marketing du lịch cho 1 địa phương ................... 7
1.2.1.1 Vai trò của Marketing ....................................................................... 7
1.2.1.2 Vai trò của chiến lược Marketing du lịch ........................................ 8
1.2.1.3 Thị trường của ngành du lịch địa phương ........................................ 8
1.2.1.4 Thị trường mục tiêu........................................................................... 9
1.2.2 Các nguyên tắc xây dựng chiến lược Marketing du lịch địa phương ...... 9
1.2.2.1 Nguyên tắc chọn lọc và tập trung.................................................... 10
1.2.2.2 Nguyên tắc giá trị khách hàng ........................................................ 10
1.2.2.3 Nguyên tắc lợi thế phân biệt ........................................................... 10
1.2.2.4 Nguyên tắc hợp nhất ....................................................................... 11
1.3 Kinh nghiệm về chiến lược Marketing du lịch của các nước ....................... 12
1.3.1 Chương trình chiến lược Marketing du lịch hiện đại.............................. 12
1.3.2 Kinh nghiệm thực hiện chiến lược Marketing du lịch của các nước...... 13
1.3.2.1 Marketing trải nghiệm..................................................................... 14
1.3.2.2 Quảng cáo hay phân phối? ............................................................ 14
1.3.2.3 “Nhập gia tùy tục”, một nguyên tắc không thể thiếu...................... 14
1.3.2.4 Hấp dẫn du lịch ............................................................................... 14
1.3.3 Bài học kinh nghiệm về Marketing du lịch cho 1 địa phương ................ 15
Kết luận chương một........................................................... 16
Chương hai: THỰC TRẠNG MARKETING DU LỊCH ĐÀ LẠT
2.1 Tổng quan về thị trường du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng ................... 17
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ...................................... 17
2.1.2 Tiềm năng tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) ............................ 18
2.1.3 Thị trường du lịch của Thành phố Dalat.................................................. 19
2.2 Thực trạng Marketing du lịch của Thành phố Dalat...................................... 23
2.2.1 Hiện trạng về Marketing . .......................................................................... 23
2.2.1.1 Tiềm năng thương hiệu.................................................................... 23
2.2.1.2 Sản phẩm. ........................................................................................ 24
2.2.1.3 Phân phối. ....................................................................................... 25
2.2.1.4 Giá. .................................................................................................. 25
2.2.1.5 Con người....................................................................................... .26
2.2.1.6 Qui trình . ........................................................................................ 26
1.3.3.1 Chứng minh thực tế. ....................................................................... .26
2.2.2 Chức năng, hiệu suất Marketing du lịch Dalat ....................................... 27
2.2.2.1..................................................................................................... T
hị trường khách du lịch.................................................................................................. 28
2.2.2.2..................................................................................................... D
oanh thu xã hội từ du lịch ............................................................................................. 29
2.2.2.3..................................................................................................... C
ơ sở vật chất, kỹ thuật .................................................................................................. .30
2.2.2.4..................................................................................................... L
ao động trong ngành du lịch.......................................................................................... 30
2.2.3 Tình hình thực hiện hoạt động Marketing du lịch những năm qua....... 31
2.3 Ma trận các yếu tố môi trường của Thành phố Dalat ..................................... 32
2.3.1 ................................................................................................................. N
hận định điểm mạnh và yếu (Ma trận các yếu tố bên trong IFE)........................... 33
2.3.1.1..................................................................................................... N
hìn nhận điểm mạnh....................................................................................................... 33
2.3.1.2..................................................................................................... T
hấy nguồn gốc của điểm yếu ......................................................................................... 34
2.3.2 ................................................................................................................. N
hận định cơ hội và thách thức (Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE) ...................... 35
2.3.2.1..................................................................................................... N
hìn nhận cơ hội. ............................................................................................................. 36
2.3.2.2..................................................................................................... T
hấy nguồn gốc của nguy cơ. .......................................................................................... 36
2.3.3 ................................................................................................................. M
a trận về hình ảnh các đối thủ cạnh tranh................................................................. 38
2.3.3.1..................................................................................................... N
ăng lực cạnh tranh của du lịch Dalat. ........................................................................... 38
2.3.3.2..................................................................................................... N
hìn nhận hình ảnh cạnh tranh........................................................................................ 40
2.3.3.3..................................................................................................... Đ
ịnh hướng cạnh tranh .................................................................................................... 41
Kết luận chương hai.................................................................... 42
Chương ba: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020
3.1 Quan điểm, mục tiêu chiến lược Marketing du lịch ........................................ 43
3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch Thành phố Dalat ...................................... 43
3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch Thành phố Dalat........................................... 45
3.1.2.1 Thị trường trọng điểm. .................................................................... 45
¾ Thị trường khách quốc tế . ...................................................... 46
¾ Thị trường khách nội địa ........................................................ 46
1.3.3.2 Thị trường tiềm năng...................................................................... .46
3.1.3 Chỉ tiêu phát triển du lịch Thành phố Dalat. ........................................... 46
3.1.3.1 Khách du lịch .................................................................................. 46
3.1.3.2 Doanh thu du lịch............................................................................ 48
3.1.3.3 Tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu đầu tư. ............................ 48
¾ Nhu cầu vốn đầu tư. ................................................................ 49
¾ Nhu cầu khách sạn. ................................................................ 49
¾ Nhu cầu lao động trong du lịch . ............................................ 50
3.2 Định hướng xây dựng và lựa chọn chiến lược Marketing du lịch. ................. 51
3.2.1 Chủ trương xây dựng chiến lược (Hoàn thiện hệ thống Marketing) ..... 53
3.2.1.1 Chiến lược tăng số lượng khách hàng. ........................................... 53
3.2.1.2 Chiến lược tăng số lượng du khách trung bình............................... 53
3.2.1.3 Chiến lược tăng số lần du lịch thường xuyên của khách quen. ...... 54
3.2.2 Phương hướng lựa chọn chiến lược(Hoàn thiện n/c thị trường mark).. 55
3.2.2.1 Thị trường Du lịch........................................................................... 55
3.2.2.2 Thị trường khai thác ngành kinh doanh tiếp đón khách. ................ 56
3.2.2.3 Các chiến lược Marketing du lịch Dalat (Ma trận SWOT).............57
3.2.3 Định hướng các chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat........... 58
3.2.3.1 Chiến lược xúc tiến quảng bá......................................................... .58
3.2.3.2 Chiến lược sản phẩm ...................................................................... 60
3.2.3.3 Chiến lược phân phối ..................................................................... 63
3.2.3.4 Chiến lược giá ................................................................................. 65
3.2.3.5 Chiến lược con người...................................................................... 67
3.2.3.6 Chiến lược qui trình ....................................................................... 68
3.2.3.7 Chiến lược chứng minh thực tế ...................................................... .69
3.3 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing du lịch Dalat.......70
3.3.1 Giải pháp về nhân lực (hiệu quả quản lý, sức thu hút lao động)............ 70
3.3.2 Giải pháp về vốn (liên doanh, liên kết hỗ trợ) .......................................... 71
3.3.3 Giải pháp truyền thông, tiếp thị (thu hút du khách) ............................... 73
3.3.3.1 Giải pháp truyền thông, tiếp thị. ..................................................... 73
3.3.3.2 Giải pháp giá trị khách hàng . ........................................................ 74
3.3.3.3 Giải pháp phân khúc thị trường ...................................................... 75
3.3.4 Giải pháp về môi trường (cơ sở hạ tầng, tài nguyên, cảnh quan...) ....... 75
3.3.4.1 Xét về mặt tự nhiên.......................................................................... 75
3.3.4.2 Xét về mặt kinh tế - văn hoá - xã hội............................................... 75
3.3.5 Giải pháp về loại hình và chất lượng sản phẩm (SP mới & đa dạng).... 76
3.3.5.1 Phát triển sản phẩm mới. ................................................................ 76
3.3.5.2 Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch.................................. 77
Kết luận chương ba ............................................................ 78
Kiến nghị
1. Lý do chọn đề tài: Du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, là một
trong số những ngành kinh tế phát triển phát triển nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng,
phong phú. Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn
hóa - xã hội, một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao. Du lịch không những có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho xã hội mà còn
góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hoá, thúc đẩy sự đổi mới và phát
triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề mang tính chất xã hội.
Việt nam, với tiềm năng đa dạng phong phú, vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc vừa
mang tính hiện đại. Đảng - nhà nước ta đã xác định: "Phát triển du lịch thật sự trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn" trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng sẵn có để hội nhập.
Với những đặc trưng đặc sắc của mình, Thành phố Dalat - Lâm Đồng đã có sức hấp
dẫn về du lịch từ rất sớm (1907) nay đã tròn 100 tuổi và được biết đến như là một trung
tâm du lịch nổi tiếng với những lợi thế so sánh mà các địa phương khác phải ao ước.
Được sự ủng hộ của Đảng và nhà nước, gần đây du lịch Dalat đã có bước khởi động khá.
Tuy nhiên, quy mô và chất lượng các loại hình du lịch của Dalat chưa ngang tầm
với tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch còn rất khiêm tốn, chưa quảng bá
được hình ảnh một cách rộng khắp để thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Mặc
dù đã có những định hướng được ưu tiên đặc biệt, nhưng đến nay nhìn chung cơ sở - vật
chất du lịch Lâm Đồng vẫn chưa tích cực phát huy hết lợi thế của mình và cũng chưa
khai thác đúng mức tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng. Sản phẩm du lịch hầu hết khá
đơn điệu, trùng lắp; chất lượng các dịch vụ còn yếu, các điểm và tuyến du lịch đa số chỉ
mới được đầu tư mức nhỏ lẻ trên cơ sở khai thác các địa danh du lịch sẵn có.
Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, chúng tui chọn đề tài:
"Định hướng chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng đến 2020"
2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường Du lịch trên địa bàn Dalat nhằm
tìm hiểu hiện trạng hoạt động của ngành Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng và phân
tích đánh giá môi trường, thực trạng Marketing của ngành du lịch. Qua đó vận dụng rút
ra một số vấn đề Marketing du lịch cốt lõi cần quan tâm trong thời gian tới, đồng thời đề
xuất một số chiến lược Marketing du lịch mới nhằm cùng chính quyền địa phương quảng
bá hình ảnh của mình trong nhận thức của khách du lịch, nâng cao lợi thế cạnh tranh
trong khu vực cũng như trên thế giới. Góp phần điều chỉnh, hoàn thiện định hướng phát
triển du lịch Dalat - Lâm Đồng đến năm 2020 một cách chủ động, toàn diện và bền vững,
từng bước đưa ngành du lịch Dalat Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.
3. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung hoạt động du lịch rất đa dạng và phong phú, bao
gồm nhiều chức năng khác nhau với không gian và thời gian vô cùng. Do khả năng đầu
tư có hạn, chúng tui không hy vọng có thể giải quyết trọn vẹn, chuyên sâu tất cả các vấn
đề có liên quan đến đề tài. Chỉ xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Phân tích toàn cảnh ngành du lịch của toàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó tập trung
phần lớn vào Thành phố Dalat, vì theo đánh giá của các chuyên viên thì tỷ trọng du lịch
Dalat trong nhiều năm qua chiếm từ 70 - 80% hoạt động du lịch toàn tỉnh.
- Chủ yếu chú trọng vào mô tả, đánh giá, phân tích các chức năng hoạt động trong
lĩnh vực Marketing du lịch của địa phương. Từ đó đề xuất đưa ra giải pháp chiến lược
thích hợp. Các chức năng khác như đầu tư, đào tạo, tài chính, sinh học...cũng như
chương trình, kế hoạch hay giải pháp Marketing du lịch nhằm cụ thể hóa việc triển khai,
giám sát thực hiện tiếp theo của các chiến lược mà đề tài mới đề xuất, sẽ không đi sâu.
4.4.
Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu và đánh giá các vấn đề trong đề tài
chủ yếu dựa trên các cơ sở khoa học và phương pháp luận nghiên cứu sau:
- Hệ thống lý thuyết về quan điểm du lịch, Marketing, chiến lược và cụ thể là chiến
lược Marketing du lịch cho một địa phương. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, kết
hợp giữa lý luận và thực tiễn. Khảo sát hiện trạng - thu thập và xử lý các thông tin, số
liệu, chỉ tiêu hiện hành để đánh giá tổng quát về các nguồn tài nguyên du lịch và tình
hình sử dụng chúng trong các hoạt động Marketing du lịch địa phương.
- Phương pháp xử lý tại bàn giấy thông qua việc quan sát hiện trường, qua tham
khảo ý kiến của các chuyên gia và phiếu khảo sát thăm dò khách hàng. Sử dụng các công
cụ trong Marketing - Mix (áp dụng mô hình 7P) để tổng hợp, phân tích, đánh giá một số
chỉ tiêu thể hiện tính hiệu quả của hoạt động Marketing (nhận định thương hiệu) du lịch
của địa phương so với cả nước và khu vực trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó, kết
hợp những mục tiêu, định hướng phát triển du lịch của địa phương mới được chính phủ
phê duyệt, sử dụng các kỹ thuật về dự báo xu hướng theo ma trận ... đề tài sẽ sẽ nêu ra
một số chiến lược Marketing cốt lõi và các giải pháp hỗ trợ nhằm giúp cho định hướng
phát triển ngành du lịch Thành phố Dalat trong 15 năm tới thực thi hiệu quả.
5.5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Du lịch đang là ngành kinh tế có tính
cạnh tranh cao. Chấp nhận cạnh tranh và tìm kiếm con đường riêng cho mình là con
đường phát triển tất yếu của Việt Nam nói chung và Dalat nói riêng. Trong bài viết này,
chúng tui tập trung trình bày về chiến lược Marketing với ý nghĩa là một trong những
giải pháp quan trọng góp phần vào việc xác định mục tiêu, chiến lược, giúp các nhà
hoạch định tìm kiếm con đường riêng cho du lịch Dalat.
Qua nghiên cứu và phân tích xu hướng chiến lược Marketing du lịch đến năm 2020
của Dalat, bước đầu đề tài có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 là bước cụ thể hóa chủ trương đường lối phát triển kinh tế
xã hội nhằm thực hiện mục tiêu nghị quyết của Tỉnh về đột phá, tăng tốc phát triển du
lịch Dalat xứng đáng là một trong những địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước.
Trước tình hình thế giới và trong nước những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều thay đối
với du lịch. Du lịch Lâm Đồng cần có chiến lược phát triển dài hạn phù hợp, đặc
biệt là định hướng chiến lược Marketing du lịch của Thành phố Dalat, để có giải pháp tối
ưu nhất trong xu thế hội nhập. Bởi, thực tế nhận thức quan điểm Marketing của du lịch
Dalat - Lâm Đồng trong thời gian qua rõ ràng là còn nhiều bất cập, hạn chế không nhỏ
đến sự thu hút du khách và tiến trình phát triển của toàn ngành du lịch địa phương.
Vì điều kiện thời gian có giới hạn, nên mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài chắc có
thể chưa đi sâu phân tích hết các khía cạnh, chi tiết có liên quan. Kính mong Thầy
hướng dẫn và Hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho ý kiến đóng góp thêm để đề tài
được hoàn thiện hơn. Hy vọng sau khi ra mắt, đề tài có thể giúp các nhà quản trị du lịch
địa phương vận dụng được phần nào đó vào thực tiễn trong thời gian tới. c
11
Chương một:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch: Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt mối quan hệ
và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể
du khách, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện. Cùng với sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ, thời gian nhàn rỗi tăng lên, chất lượng cuộc sống
con người ngày được cải thiện đã tạo động cơ thúc đẩy du lịch phát triển không ngừng.
Theo luật du lịch mới ban hành tháng 6/2005 thì: “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất
định”. Đây là khái niệm có tính cô đọng và phản ánh được những nội dung cốt lõi nhất
của hoạt động kinh tế du lịch, nên chúng tui thống nhất chọn để sử dụng trong luận văn.
1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm
các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình. Hầu hết những sản phẩm du lịch là
những dịch vụ và những kinh nghiệm. Do sản phẩm du lịch ở xa với khách hàng và cố
định, nên các đơn vị cung ứng du lịch phải tìm cách đưa khách hàng đến với sản phẩm.
¾ Đặc tính của dịch vụ du lịch: Khác biệt với sản phẩm vật chất, dịch vụ du lịch
có tính tổng hợp, đồng thời, không đồng nhất, không có quyền sở hữu và tính dễ dao
động không thể dự trữ hay chuyển dịch. Đó là:
- Tính vô hình: Không thể nhìn thấy, cảm giác hay nghe thấy được trước khi mua
- Tính bất khả phân: Người cung cấp dịch vụ và khách hàng không thể tách rời.
- Tính khả biến: Chất lượng tùy vào con người, thời gian và địa điểm cung cấp.
- Tính dễ phân hủy: Sản phẩm du lịch không thể để dành (tồn kho) cho ngày mai.
¾ Đặc điểm của sản phẩm du lịch: Thời gian sử dụng ngắn hơn so với các dịch
vụ khác, tạo sự thu hút có tính chất cảm tính, nhấn mạnh hơn sự xúc tiến tiêu thụ vào lúc
cao và thấp điểm. Sự quản lý các dấu hiệu hữu hình có mức độ quan trọng hơn, hình ảnh
và ấn tượng được nhấn mạnh nhiều hơn cũng như hệ thống phân phối đa dạng hơn
nhưng lại phụ thuộc nhiều vào các tổ chức khác và dễ bắt chước.
¾ Thành phần của sản phẩm du lịch: Theo Marketing thì tài nguyên của sản phẩm
du lịch bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên, nơi tiêu biểu về văn hóa và lịch sử, nơi giải trí
đa dạng, các tiện nghi du lịch, khí hậu, hấp dẫn tâm lý và các tài nguyên khác.
¾ Thể loại du lịch: Du lịch xanh (thiên nhiên) và du lịch văn hóa (lịch sử, văn hóa)
¾ Mô hình sản phẩm du lịch: Từ các thành phần của sản phẩm du lịch, có thể rút
ra những yếu tố cơ bản để lập nên mô hình sản phẩm du lịch. Tùy yếu tố thiên nhiên và
quan niệm của mỗi tác giả mà có thể tiếp cận các mô hình khác nhau như:
- Mô hình 4S: Sea (biển), Sun (mặt trời), Shop (cửa hàng lưu niệm), Sex (hấp dẫn).
- Mô hình 3H: Heritage (di sản), Hospitality (hiếu khách), Honesty (uy tín).
- Mô hình 6S: Sanitaire (vệ sinh), Santé (sức khỏe), Sécurité (an ninh, trật tự),
Sérénité (thanh thản), Service (dịch vụ, cách phục vụ), Satisfaction(thỏa mãn).
1.1.1.3. Khái niệm về thị trường du lịch: Thị trường du lịch là tổng thể các hành vi
và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình thực hiện sự trao đổi sản phẩm du lịch vì
mục đích thỏa mãn nhu cầu mong muốn của du khách. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường
du lịch là mâu thuẫn giữa cung và cầu sản phẩm du lịch, để khai thác được thị trường du
lịch phải xuất phát từ thực tế, tiến hành một cách có kế hoạch, có chiến lược. Trong đó,
phân tích thị trường thông qua điều tra và đoán cung - cầu là tiền đề quan trọng.
¾ Cung của du lịch: Là khả năng của toàn bộ hệ thống của cải vật chất, dịch vụ mà
bộ máy du lịch và các ngành liên quan có thể đưa ra để phục vụ du khách; bao hàm một
chuỗi các nhiệm vụ - trách nhiệm và hoạt động hợp thành các đơn vị chức năng; là hệ
thống các hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Để tăng cung du lịch cần
chú trọng đầu tư cả về số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch, đòi hỏi ưu tiên thỏa
đáng về thời gian và vốn. Thị trường du lịch theo hướng cung chính là ngành du lịch với
nhiều thị trường con, nhiều sản phẩm do nhiều loại hình tổ chức thiết kế và cung cấp.
¾ Cầu của du lịch: Là thành phần quyết định tạo nên thị trường du lịch, một tập
hợp những khách du lịch (du khách và khách tham quan). Cầu của du lịch phụ thuộc vào
các tầng lớp du khách khác nhau về mức độ thu nhập, phong tục tập quán - tín ngưỡng,
tâm sinh lý, giá cả và nhất là thời vụ (mùa trong năm). Các nhân tố ảnh hưởng này tạo cơ
cấu phức tạp đa dạng nên độ co giản của cầu về du lịch rất lớn. Các đơn vị kinh doanh
du lịch cần đặc biệt chú trọng vấn đề dự báo và “đào sâu” công tác tiếp thị, nhất là du
khách quốc tế. Thị trường du lịch theo hướng cầu là một thị trường hoàn chỉnh, phản ánh
nhu cầu của khách hàng về một loạt những sản phẩm có liên quan đến du lịch.
¾ Mối quan hệ cung - cầu du lịch: Có tính ràng buộc và tác động lẫn nhau, khả
năng cung kích thích sự hiếu kỳ - hưởng thụ tác động lên du khách làm khơi dậy cầu,
còn cầu ảnh hưởng trở lại đến sự phát triển của cung qua việc tăng tiêu thụ. Do đặc thù
của thị trường du lịch, cung cầu ở cách xa nhau nên công tác Marketing du lịch là hết sức
cần thiết. Động cơ du lịch là nhu cầu sinh học và nhu cầu tình cảm của con người. Động
lực thúc đẩy cung - cầu du lịch là yếu tố kinh tế, sự mở rộng quan hệ quốc tế, tâm lý du
khách, cơ sở vật chất, thông tin quảng cáo, tài nguyên du lịch, thời gian nhàn rỗi của du
khách và sự tác động của nhà nước ...
Trong lĩnh vực Marketing, việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Thị trường là đối tượng chủ yếu, là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả
của các hoạt động Marketing. Thông qua mối quan hệ cung - cầu thị trường nhằmgiải
thích cách tương tác giữa năm khu vực chính của ngành du lịch: (1) Các tổ chức
lưu trú, (2) Các tổ chức vận chuyển, (3) Các tổ chức lữ hành, (4) Các tổ chức xúc tiến,
(5) Các điểm du lịch để tác động điều tiết nhu cầu của du khách.
Thể hiện qua (Phụ lục 1: Sơ đồ năm bộ phận cấu thành thị trường du lịch)
1.1.2. Khái niệm về Marketing du lịch
1.1.2.1. Khái niệm về Marketing: Có rất nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động
Marketing, mỗi đĩnh nghĩa (tùy vào hướng tiếp cận và phạm vi áp dụng) đều nêu lên
được một hay một số nét bản chất của Marketing và phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của Marketing, không ai tranh cãi hay phủ nhận vai trò, vị trí và tác dụng của nó.
Nhìn chung, Marketing được coi là thứ Oxy cung cấp sự sống cho cơ thể kinh doanh.
Philip Kotler cho rằng: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm
thỏa mãn những mong muốn của họ thông qua trao đổi”. hay “Marketing là quá trình
cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và vị trí ”(John
H.Crighton). Tổng quát, có thể hiểu: Marketing là một dạng hoạt động của con người
nhằm để nghiên cứu tính qui luật hình thành nhu cầu trên thị trường. Đồng thời nghiên
cứu các chính sách và nghệ thuật kinh doanh để làm cho quá trình sản xuất đáp ứng thỏa
mãn nhu cầu xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.
1.1.2.2. Khái niệm về Marketing du lịch: Theo quan điểm của tổ chức du lịch thế
giới (World tourism Organization) “Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ
nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên nhu cầu của du khách nó có thể đem sản phẩm
du lịch ra thị trường sao cho phù hợp mục đích của tổ chức du lịch đó”.
Hiểu một cách chung nhất: Marketing du lịch là tiến trình nghiên cứu, phân tích
những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những cách
cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ,
đồng thời đạt được những mục tiêu của tổ chức.
1.1.2.3. Mục tiêu Marketing: Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị
trường như là khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing. Nếu như
mục tiêu doanh nghiệp là vị trí trên thị trường hay mức lợi nhuận, thì mục tiêu Marketing
là số liệu cụ thể về cái mà doanh nghiệp bán (sản phẩm) và bán cho ai (thị trường).
Mục tiêu quan trọng của Marketing là những cam kết về số lượng, nhằm tối đa hóa
khả năng tiêu thụ mà khách hàng thực sự mong muốn thỏa mãn và làm cho khách hàng
cảm giác mình là một đối tác trong giao dịch với doanh nghiệp, tức là chuyển nhu cầu
của khách hàng thành mục tiêu của Marketing.
Ma trận Ansoff là một công cụ hữu ích để xây dựng mục tiêu Marketing và mục
tiêu cụ thể "SMART”(Specific: Cụ thể, Measurable: Đếm được, Achievable: Đạt được,
Realistic: Thực tế, Timed: Mức thời gian) là một yêu cầu tiên quyết để xây dựng một
chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Một nỗ lực Marketing thành công là
phải làm cho cả khách hàng và doanh nghiệp đều cảm giác hài lòng khi tạo được sự thu
hút hay những gì mình đã đánh đổi.
1.1.3. Khái niệm về chiến lược Marketing du lịch: Nếu như tầm nhìn định
hướng một bức tranh, một khát vọng có thể xảy ra trong tương lai, những điều mà tổ
chức muốn đạt. Thì chiến lược tạo ra cái khung hướng dẫn tư duy hành động, là tìm
kiếm cơ hội và tạo lợi thế cạnh tranh.
1.1.3.1. Khái niệm về chiến lược: Theo Alfred chandler “Chiến lược là sự xác
định các mục đích và mục tiêu cơ bản lâu dài của doanh nghiệp, xác định các hành động
và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó” Còn trong quản trị
kinh doanh, người ta định nghĩa: Chiến lược là tập hợp những mục tiêu và các chính
sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó.
¾ Chiến lược kinh doanh: Là sản phẩm của sự sáng tạo phức tạp, là sự kết hợp hài
hòa của: R1 - Ripeness (chọn đúng điểm dừng), R2 - Reality (khả năng thực thi chiến
lược), R3 - Resources (khai thác tiềm năng). Với một ngành, một địa phương thì chiến
lược kinh tế là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, định hướng và chính sách cơ bản trong
một thời kỳ dài hạn nhằm thực hiện thành công đường lối phát triển của Đảng và nhà
nước. Trong bất kỳ tổ chức nào, các chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau.
Suy nghĩ có chiến lược là phân tích những gì xung quanh công việc để thấy được
những cơ hội, thách thức và tiềm năng mà đội ngũ của công ty có thể sẽ gặp phải. Kiên
nhẫn và nhạy cảm với những cơ hội để có thể đóng góp cho việc vận hành của công ty.
Một “tầm nhìn” chiến lược, một tầm nhìn dài hạn mong muốn đặt mình vào trong
mối quan hệ tới môi trường kinh doanh như: Vai trò và chức năng của tổ chức, sản phẩm
và dịch vụ mà tổ chức cung cấp, mối quan hệ giữa tổ chức với khách hàng và đối thủ
cạnh tranh. Lộ trình tới tương lai như mong đợi phải được vạch rõ về mặt chủ điểm của
chiến lược, “những nhân tố làm nên thành công cho chiến lược” mà tổ chức cần có.
“Ý tưởng nếu không thực thi giống như nằm mơ giữa ban ngày,
nhưng thực thi mà thiếu ý tưởng giống như ác mộng giữa ban đêm”.
¾ Phân loại chiến lược: Với mục tiêu tăng trưởng nhanh có chiến lược phát triển
tập trung (thâm nhập, mở rộng thị trường và sản phẩm); chiến lược phát triển hội nhập
(phía trước, phía sau và hàng ngang) và chiến lược phát triển đa dạng hoá: (đồng tâm,
hàng ngang và tổng hợp). Với mục tiêu suy giảm có chiến lược suy giảm.
¾ Công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược: Có rất nhiều công cụ để
xây dựng và lựa chọn chiến lược. Phân tích mô hình SWOT (Strengths: Điểm mạnh,
15.3 Du lịch Dalat - Vì sao chưa xứng tầm?
Tại sao du lịch Dalat chưa cất cánh? Được mệnh danh là “thiên đường du lịch”
nhưng những năm gần đây Dalat (Lâm Đồng) đang bị một số trung tâm du lịch mới nổi
lên ở khu vực phía Nam cạnh tranh “chia điểm”. So với nhiều vùng khác, Dalat có rất
nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Thế nhưng, với cái nhìn của một du khách bình
thường cũng đủ thấy du lịch Dalat đang có những bước tiến chậm chạp, đó là chưa nói
đến sự tụt hậu so với nhiều địa phương khác. Là “đàn anh” đi trước một chặng đường dài
về làm quen với du lịch nhưng hiện nay Dalat lại ỳ ạch chạy theo các địa phương bạn về
cách làm du lịch, đó là một thực tế. Hãy nhìn xem một Tây Ninh hay Ninh Thuận khô
cằn ngày xưa nay là những nơi hút khách, một Phan Thiết - Bình Thuận chỉ trong vòng
mấy năm đã trở thành một địa danh quen thuộc trên bản đồ du lịch thế giới. Rồi Nha
Trang, Đà Nẵng, Huế hay Hội An…nổi lên nhanh chóng như những “hiện tượng” vì biết
cách đầu tư, khai thác đúng hướng…
Mặc dù du lịch Dalat có tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, nhưng sự
phát triển này chưa ngang tầm với vị trí của nó. Chất lượng của dịch vụ, sản phẩm du
lịch chưa tương xứng. Trong khi lẽ ra Thành phố Dalat phải thu hút khách quốc tế để thu
ngoại tệ thì lượng khách nội địa đến Dalat hiện nay vẫn chiếm trên 90%….
Có thể nói, sức hút của du lịch Dalat hiện nay chưa cao. Nhiều du khách đã than
phiền khi xứ sở du lịch đã không làm thoả mãn được niềm yêu mến cũng như nhu cầu
của họ. Nhiều du khách đến Dalat theo “thói quen” chứ không phải bởi sức hút của
những sản phẩm du lịch. Họ không tìm được những sản phẩm mới từ du lịch, và vì vậy,
ít phải tiêu tiền một cách thoả đáng. Như đã nói ở trên, du khách nhớ đến Dalat như là
một nơi “trốn” cái nóng và sự ồn ào của các đô thị lớn trong một dịp nào đó chứ không
phải là nơi hút hồn họ như niềm kỳ vọng của chính họ. Nguyên nhân từ đâu? Điều đầu
tiên cần nói tới, đó là sự xuống cấp của các danh lam, thắng cảnh, di tích - những
địa chỉ được coi là thế mạnh của Dalat bị “tận thu” như một thứ hàng xén. Cách quản lý
hết sức phân tán, một kiểu “xã hội hóa du lịch” mạnh ai nấy làm chủ và chỉ chú tâm vào
khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà không có ý thức tôn tạo.
Một không khí lãng mạn và nhuốm màu hòai cổ của một đô thị từng tồn tại như
một tổng phổ hoàn chỉnh trên cao nguyên, một miền thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ,
một vùng văn hóa sắc tộc đa dạng và phong phú…đó là những điều mà du khách cần cho
một “bữa tiệc” thị giác, cảm giác và thoả mãn tâm hồn khi tìm về với miền cao nguyên
Lang Biang. Nhưng đáng buồn, tất cả những điều đó vẫn làm họ thất vọng. Họ không chỉ
đến với Thành phố này bởi những nhu cầu chung chung, mà muốn khám phá và thưởng
thức ở miền rừng núi cao nguyên những điều cao khiết và sang trọng hơn thế. Du khách
hòai cổ không tìm thấy lại được những dấu ấn xa xưa một cách trọn vẹn, đi tìm cảm giác
mới lại càng khó. Bên cạnh đó, những căn bệnh của đô thị hiện đại đã xâm nhập vào
Dalat trong nhiều năm nay lại càng thêm lo ngại. Đó là những tệ nạn xã hội, mỹ quan bị
xâm phạm, những kiểu ứng xử thiếu lịch lãm vốn có như cò mồi, tranh giành khách…
Hy vọng và chờ đợi: Bao giờ du lịch Dalat cất cánh? Câu hỏi này đã được đặt ra từ
lâu nay và trên nhiều diễn đàn nghị sự, thế nhưng vẫn chưa có những lời hồi đáp trọn
vẹn. Để ngành công nghiệp không khói ở Thành phố cao nguyên có bước đột phá rất cần
những chiến lược, sách lược cụ thể của nhũng “cái đầu” và “quả tim” thực sự yêu mến
và có trách nhiệm. Để đưa du lịch vào quỹ đạo phát triển, gần đây, tỉnh Lâm Đồng và
Thành phố Dalat đã thể hiện một vài động thái mới. Một trong những động thái rõ nét
nhất là xúc tiến một số dự án lớn như: khu du lịch quốc tế ĐanKia - Suối Vàng, khu du
lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm, khu du lịch văn hóa Lang Biang, khôi phục quỹ biệt thự
Dalat…Bên cạnh đó, đang ráo riết thực hiện nhiều giải pháp nhằm chỉnh trang đô thị cao
nguyên như những gì nó vốn có và cần có. Để giành lại thị phần khách, Dalat đã
tích cực đầu tư làm mới mình, thay vì chỉ dựa vào lợi thế tự nhiên. Những người yêu
mến Thành phố và du khách có quyền chờ đợi. Hy vọng rằng, định hướng mà tỉnh Lâm
Đồng đưa ra là đón 1,8 - 2 triệu (2010) hay 3 - 4 triệu (2020) khách du lịch đến Dalat
không phải là một mục tiêu khó thực hiện!… (Uông Thái Biểu - Báo Nhân Dân)
Điểm rừng Quốc Gia Cát Tiên - Bảo Lộc - Thác Đamb'ri: Có thể đi Dalat bằng
máy bay, nhưng như vậy mất 50% vui thú. Cái 50% vui thú này nằm dọc con đường bộ
Sài Gòn - Dalat dài 300 km. Kể từ nam lên bắc...
Tuyến Prenn - Datanla: Tuỳ theo nhu cầu có thể ghép hai điểm Datanla và Tuyền
Lâm trong một buổi hay một ngày. Nếu muốn chinh phục vực tử thần ở thác Datanla thì
có thể xếp Prenn và Datanla vào một buổi tham quan.
Tuyến thác Cam Ly - Dinh Bảo Đại - Biệt thự Hằng Nga - Nhà thờ con Gà - Dinh
1&2 - Vườn hoa Minh Tâm - Chùa Tàu, Linh Phong - Bảo tàng Lâm Đồng: Trong tuyến
này tùy theo sở thích có thể thiết kế chương trình tham quan phù hợp sở thích nhưng
tuyến này có đặc điểm là đều nằm trên một trục đường chính của Thành phố.
Tuyến thác Hang Cọp - chùa Linh Phương: Theo trục đường Trần Hưng Đạp –
Hùng Vương đi thẳng về Trại Mát. Tuyến này có loại hình tham quan bằng xe lửa, nếu
chỉ tham quan chùa Linh Phước thì nên đi tàu lửa cả đi và về. Nếu kết hợp tham quan
thác Hang Cọp thì phải kết hợp cả xe ô tô để đi tiếp từ Trại Mát đến thác.
Tuyến thung lũng Tình yêu - Vườn hoa Thành phố - Hồ Than Thở: Có thể tách ra 2
điểm cho một buổi tham quan. Trong tuyến này, khi đi đến thung lũng tình yêu kết hợp
tham quan vườn dâu của một số lò mứt ở đường Phù Đổng Thiên Vương.
Tuyến Nhà thờ Domain - Phân Viện Sinh học - Lang Biangg.
Tuyến vườn hoa Thành phố - Hồ Xuân Hương - Đồi Cù: Nên đi vào buổi chiều nếu
trời không mưa. Có thể tham quan vườn hoa thành phồ và đồi Cù trong một buổi.
Vào ngày trời mưa, có thể thiết kế một chương trình tham quan như: Dinh 3 (Bảo
Đại) - biệt thự Hằng Nga - Dinh 2 và Dinh 1 hay Dinh 3 - Dinh 2 - bảo tàng Lâm Đồng.
13.7 Các chương trình du lịch Dalat - Phố cao nguyên mờ sương
Chương trình tham quan phụ thuộc vào thời gian của chương trình du lịch (số ngày
lưu lại). Thường mưa vào buổi chiều nên khi có ý định đi tham quan dã ngoại Dalat phải
sắp xếp vào buổi sáng, buổi chiều có thể đến thăm các dinh thự (biệt điện) hay chùa
chiền, nhà thờ…Với hệ thống các chương trình tham quan đặc sắc của Công ty du lịch
dã ngoại Phương Nam - Công ty dịch vụ du lịch Dalat (TOSERCO) và các chương trình
tham quan của Dalat holidays, Dalat - T.M brother's café, Công ty TNHH Bắc Đẩu ...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Phân tích và một số định hướng chiến lược phát triển ở công ty sơn Tổng hợp Luận văn Kinh tế 0
F Định hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngoại thương Việt nam trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
T Định hướng và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Phát triển du lịch là một định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội Luận văn Kinh tế 0
H Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Khách sạn Luận văn Kinh tế 0
J Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Viễn thông Hà Nội giai đoạn 20 Luận văn Kinh tế 0
N Định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội - HAMECO gia Luận văn Kinh tế 0
F Định hướng chiến lược cạnh tranh về sản phẩm của Công ty TNHH Hồng Phong. Luận văn Kinh tế 0
N Xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đến năm 2 Luận văn Kinh tế 0
C Ngoại thương Việt Nam thực trạng và định hướng chiến lược phát triển Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top