Download Luận văn Điều tra, đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Download miễn phí Luận văn Điều tra, đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên





MỤC LỤC trang
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
1.1. Khái niệm và định nghĩa đất trống đồi trọc . 3
1.2. Chiều hướng nghiên cứu . 3
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước . 3
1.2.1.1. Nghiên cứu ngoài nước . 3
1.2.1.2. Nghiên cứu trong nước . 5
1.2.2. Xu hướng nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc . 7
1.2.3. Những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng nghiên cứu . 10
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu . 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 13
CHưƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI . 16
3.1.Điều kiện tự nhiên . 16
3.1.1. Vị trí địa lí . 16
3.1.2. Địa hình . 16
3.1.3. Khí hậu, thủy văn . 16
3.1.4. Thổ nhưỡng . 20
3.2. Kinh tế - xã hội . 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 23
4.1. Hệ thực vật và thảm thực vật . 23
4.1.1. Hệ thực vật . 23
4.1.2. Thảm thực vật . 25
4.1.2.1. Rừng kín . 25
4.1.2.2. Rừng thưa . 27
4.1.2.3. Thảm cây bụi . 28
4.1.2.4. Thảm cỏ . 28
4.2.Hiện trạng, tiềm năng và nguyên nhân hình thành ĐTĐT . 29
4.2.1. Độ che phủ rừng và tỉ lệ đất trống đồi trọc . 29
4.2.2. Tình hình sử dụng đất trống đồi trọc . 30
4.2.3. Hiện trạng và tiềm năng đất trống đồi trọc . 34
4.2.4. Nguyên nhân hình thành đất trống đồi trọc . 36
4.3. Hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 37
4.3.1. Tình hình giao đất, giao rừng thực hiện phủ xanh đất trống đồi trọc . 37
4.3.2.Quản lý và chăm sóc . 39
4.3.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 40
4.3.3.1. Mức đầu tư và thu nhập . 40
4.3.3.2 Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh ĐTĐT . 48
4.4. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 51
4.4.1. Điều tra phân loại mô hình phủ xanh ĐTĐT . 51
4.4.2.Xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 52
4.4.3. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 53
4.5. Xây dựng quy trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc . 55
4.5.1 Qui trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc . 57
4.5.2. Trồng rừng nhằm mục đích lấy sản phẩm gỗ là chủ yếu . 54
4.5.3. Trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ là chính, thu sản phẩm từ rừng là kết hợp . 59
4.5.4. Quy trình trồng cây công nghiệp phủ xanh đất trống đồi trọc . 62
4.6. Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc . 65
4.6.1. Giải pháp về kỹ thuật . 65
4.6.1.1. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên . 65
4.6.1.2. Khoanh nuôi phục hồi thảm thực vật phòng hộ . 66
4.6.1.3 Trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ . 66
4.6.1.4 Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày . 66
4.6.1.5 Thực hiện nông lâm kết hợp . 67
4.6.2. Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trường. 68
4.6.3. Giải pháp về vốn . 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 71
Kết luận . 71
Đề nghị . 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 74
PHỤ LỤC . 78
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

để sản xuất nông nghiệp, xây dựng, do áp lực tăng dân số quá
nhanh nên rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng. Đặc biệt là do phƣơng thức canh
tác không hợp lý; đốt rừng làm nƣơng rẫy liên tục với chu kỳ ngày càng ngắn,
du canh du cƣ, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày trên đất dốc không có các
biện pháp bảo vệ làm cho đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, dẫn đến thoái hóa đất,
nhiều vùng chỉ còn trơ sỏi đá, thảm thực vật cây gỗ không thể tự phục hồi lại
đƣợc. Thảm thực vật nông nghiệp cũng trở nên cằn cỗi, năng suất thấp, nguồn
gieo giống cây gỗ bị triệt tiêu làm cho quá trình tái sinh phục hồi tự nhiên
theo qui luật diễn thế đi lên không diễn ra đƣợc.
4.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc
4.3.1. Tình hình giao đất, giao rừng thực hiện phủ xanh đất trống đồi trọc
Việc giao đất giao rừng đến chủ hộ cơ bản đƣợc hoàn thành tạo đà phát
triển lâm nghiệp ngày một tốt hơn, việc phát nƣơng làm rẫy của đồng bào cơ
bản không còn. Nguồn lao động trong vùng nghiên cứu, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, việc trồng mới rừng khoanh nuôi
tái sinh, bảo vệ rừng tăng nhanh về diện tích và chất lƣợng.
Nhân dân có ý thức đƣợc việc trồng và bảo vệ rừng đã đem lại hiệu quả
kinh tế xã hội cho họ, tin tƣởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nƣớc nhƣ chấp hành tốt các chủ trƣơng, nghị quyết, qui định của cấp ủy,
chính quyền địa phƣơng.
Gianh giới về diện tích giữa các hộ gia đình chỉ thể hiện trên bản đồ do
hạt kiểm lâm quản lý mà không có gianh giới cụ thể ngoài thực địa. Điều đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đã hạn chế việc quản lý và trách nhiệm của chủ rừng, nhất là ở những nơi xa
bản làng.
Theo thuyết minh của ban quản lý dự án 661 của huyện Đồng Hỷ năm
2008 trồng rừng phòng hộ nằm trên 2 xã trong vùng Dự án là: Văn Lăng và
Tân Long. Với tổng diện tích 100,03 ha (gồm: 05 tiểu khu, 16 khoảnh, 103 lô
và 88 hộ tham gia nhận trồng rừng theo dự án). Trong đó xã Văn Lăng 76 hộ
tham gia 87,6 ha và xã Tân Long có 12 hộ tham gia 12,7ha. Ngoài ra, Ban
quản lý còn thiết kế trồng rừng sản xuất tại thị trấn Sông Cầu và 8 xã nằm trên
địa bàn huyện với tổng diện tích là 403,40ha. Gồm: 15 tiểu khu, 77 khoảnh,
573 lô và 494 hộ tham gia trông rừng sản xuất.
Bảng 4.4: Tổng hợp diện tích thiết kế trồng rừng sản xuất năm 2008
TT Đơn vị (xã) số hộ (hộ) số lô (lô) Diện tích (ha)
1 Hóa Trung 25 27 19
2 Hóa Thƣợng 19 21 13,3
3 Khe Mo 51 61 44
4 Hợp Tiến 58 65 65
5 Minh Lập 88 99 50,5
6 Thị trấn Sông Cầu 28 32 21,6
7 Nam Hòa 54 70 60,5
8 Quang Sơn 71 82 49,5
9 Tân Long 39 47 33,2
Cộng 370 504 355,6
Nguồn: Ban quản lý Dự án 661 Đồng Hỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.3.2. Quản lý và chăm sóc
Kết quả điều tra có 40/45 (chiếm 88%) gia đình thực hiện giải pháp
khoanh nuôi không tác động, chỉ có 5/45 (chiếm 12%) gia đình có thực hiện
giải pháp tác động. Các biện pháp tác động là phát luỗng vệ sinh rừng và
trồng bổ sung các loài cây mục đích.
Trồng rừng phòng hộ nhằm nhanh chóng xây dựng và ổn định hoàn
chỉnh hệ thống rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu trên các lƣu vực đầu
nguồn sông Cầu, hệ thống sông suối khác trong khu vực góp phần tích cực
vào việc bảo vệ môi trƣờng, chống xói mòn, lũ lụt, điều hòa khí hậu, nâng cao
độ tàn che của đất từ 20% (năm 1992) lên 46,69% (năm 2006) và phấn đấu
đến năm 2010 là 50% độ che phủ, góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời
sống kinh tế cho nhân dân. Phòng hộ kết hợp sản xuất bằng các loại rừng
khép kín nhiều tầng tán, bố trí sử dụng đất nông nghiệp một cách triệt để và
hợp lý, phát huy hết tác dụng và khả năng của các loại rừng.
Nhƣ vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng tại địa phƣơng không chỉ đơn
thuần là khoanh vùng bảo vệ cho thảm thực vật phục hồi tự nhiên. Phần lớn
các hộ gia đình đã có ý và quan tâm đến diện tích rừng đƣợc giao. Nói cách
khác, đa số diện tích đất giao cho các hộ gia đình ban đầu chỉ là thảm cây bụi,
trảng cỏ là chủ yếu, đa phần là bỏ hoang để rừng phục hồi tự nhiên. Nhƣng
hiện nay ngƣời dân đã ý thức đƣợc phần nào việc bảo vệ và trồng rừng có ý
nghĩa quan trọng đối với đời sống của nhân dân. Bảng 4.5 dƣới đây cho thấy
việc các hộ nhận trồng rừng phòng hộ ở 2 xã vùng cao Văn Lăng và
Tân Long.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 4.5: Số hộ gia đình đƣợc giao đất, giao rừng áp dụng
phƣơng thức trồng rừng phòng hộ.
Địa phƣơng
Tổng số
(số hộ)
Nhận trồng rừng phòng hộ
Số hộ Diện tích (ha)
1. xã Văn Lăng 74 87,6
- xóm Mong 7 7 8,3
- xóm Liên Phƣơng 22 22 22,7
- xóm Tân Lập I 2 2 5,3
- xóm Tân Sơn 20 20 15,6
- xóm Tam Va 12 12 19
- xóm Văn Khánh 13 13 16,7
2. xã Tân Long 12 12,7
- xóm Mỏ Ba 12 12 12,7
Nguồn: Ban quản lý dự án 661 Đồng Hỷ năm 2008
4.3.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc
4.3.3.1. Mức đầu tư và thu nhập
Mô hình trồng rừng sản xuất
Ở Đồng Hỷ trồng rừng sản xuất ở qui mô hộ gia đình đã phát triển
trong những năm gần đây. Hoạt động này đƣợc thực hiện trên đất trồng rừng
của các dự án PAM, 135, 661 và đất rừng khoanh nuôi đã giao quyền sử dụng
50 năm. Sau khi nhận đất, các hộ nông dân tiếp tục đầu tƣ chăm sóc tu bổ
rừng đã trồng, đồng thời thực hiện trồng thêm rừng mới. Đến nay, nhiều hộ đã
có rừng khai thác và cuộc sống của ngƣời dân đã đƣợc cải thiện. Số liệu điều
tra cho thấy chi phí, thu nhập và lãi từ 1 ha rừng trồng nhƣ trong bảng 4.6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Với mức đầu tƣ 5,39 triệu đồng/ha, sau khoảng 8 năm tổng thu nhập
đạt 77,8 triệu đồng/ha. Trừ chi phí đi còn lãi 72,41 triệu/ha (tƣơng ứng
>9triệu đồng/ha/năm). Mức thu nhập này ở mức trung bình so với các loại cây
trồng khác (chè: >8 triệu đồng/năm; lúa + ngô trên dƣới 2 triệu đồng/ha/năm).
Bảng 4.6: Mức đầu tƣ và thu nhập trên 1 ha rừng trồng (Keo tai tƣợng) theo
mô hình sản xuất nông hộ tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Nội dung
Đơn vị
tính
Số
lƣợng
Đơn giá
(1000đ)*
Thành tiền
(triệu đồng)
1. Chi phí 5,39
- Công làm đất Công 25 50 1,25
- Tiền giống Cây 2500 500 12,50**
- Công trồng Công 30 50 1,50
- Phân bón Kg/cây 0,1 1,3 0,64
- Chăm sóc, tỉa thƣa Công 40 50 2,0
2. Thu nhập 77,80
- Gỗ (khai thác trắng) m3 150 500 75,00
- Gỗ, củi (khai thác tỉa thƣa) Cây 1000 28 2,80
3. Lãi 72,41
* Đơn giá tính tại thời điểm điều tra
** Tiền giống được hỗ trợ
Trồng rừng sản xuất theo mô hình hộ gia đình vừa sử dụng nguồn kinh
phí hiệu quả, vừa tận dụng đƣợc nhân lực dƣ thừa hay nhàn rỗi tại địa
phƣơng. Hiệu quả sử dụng đất cao hơn thông qua việc trồng xen hay canh tác
các loại cây nông nghiệp ngắn ngày hay cây mục đích khác khi rừng chƣa
khép tán. Do diện tích trồng không lớn (thƣờng chỉ 1-2 ha/hộ/chu kỳ) và phân
bố rải rác trong vùng n...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Điều tra ,đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cải tạo cây xanh trên thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Kiến trúc, xây dựng 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới Kiến trúc, xây dựng 0
F Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản tại Hải Phòng Luận văn Kinh tế 2
D điều tra và đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở một số vùng canh tác cây Nông Lâm Thủy sản 0
Q Đánh giá khả năng áp dụng bài toán nhận dạng trong điều tra tìm kiếm khoáng sản bằng phương pháp địa Luận văn Sư phạm 0
T Điều tra, xác định nguyên nhân và đánh giá ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt) đến môi trường và đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài Luận văn Sư phạm 2
D Điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo mức độ tổn thương môi trường nước và trầm tích đáy do ô nhi Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top