Kelvin

New Member

Download miễn phí Đề tài Tự do hoá lãi suất trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam





MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài 4
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 5
3 Bố cục của đề án 5
CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT
1.1 Các khái niệm về lãi suất 6
1.2 Các loại lãi suất chủ yếu 7
1.3 Chức năng của lãi suất trong nền kinh tế 9
1.4 Các mục tiêu của lãi suất 9
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 10
1.6 Các nguyên tắc xác định lãi suất 12
CHƯƠNG 2 TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT
2.1 Khái niệm về tự do hoá lãi suất 13
2.2 Biểu hiện của tự do hoá lãi suất 13
2.3 Tự do hoá lãi suất với các quá trình tự do hoá khác của nền kinh tế 14
2.4 Tính tất yếu của tự do hoá lãi suất trong nền kinh tế thị trường 15
2.5 Các điều kiện để thực hiện tự do hoá lãi suất thành công. 17
2.6 Kinh nghiệm của một số nước khi tự do hoá lãi suất 18
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾN TỚI TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM
3.1 Những thách thức trong điều hành công cụ lãi suất ở Việt Nam trong thời gian tới 24
3.2 Định hướng về điều hành lãi suất ở Việt Nam trong thời gian tới 24
3.3 Việt Nam đã hội tụ đủ các điều kiện để tự do hoá lãi suất hay chưa 25
3.4 Một số giải pháp và các bước đi tiến tới tự do hoá lãi suất trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam 27
3.5 Một số kiến nghị 34
 
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ộc vào cung cầu đầu tư, mức tiết kiệm và thu nhập của nền kinh tế và thông thường, tự do hoá lãi suất thường gắn liền với tự do hoá tỉ giá hối đoái.
2.4. Tính tất yếu của tự do hoá lãi suất trong nền kinh tế thị trường
Trước hết chúng ta đều biết, trong nền kinh tế có 3 loại giá là giá hàng hoá và dịch vụ, giá vốn (lãi suất), và giá ngoại tệ (tỉ giá hối đoái) nên tự do hoá lãi suất (thường gắn với nó là tự do hoá tỉ giá hối đoái) tác động mạnh mẽ tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quyết định tốc độ và tính chất của tăng trưởng kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường thường thực hiện tự do hoá lãi suất vì như đã nêu trên, tự do hoá lãi suất là hạt nhân của tự do hoá tài chính mà tự do hoá tài chính thành công là bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
So sánh giữa tự do hoá lãi suất và kiểm soát lãi suất cho thấy:
Thứ nhất, kinh nghiệm cho thấy trong nền kinh tế thị trường khi tự do hoá lãi suất đúng hướng và theo đúng trình tự sẽ có những ưu việt cơ bản sau đây:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện trở lại để ổ định kinh tế vĩ mô.
Góp phần làm cho các dòng vốn được tự do luân chuyển đến bất kì đâu tuỳ từng trường hợp theo ý muốn của nhà đầu tư mà không gặp phải bất cứ một sự ngăn cản phi kinh tế nào.
Tăng vốn đầu tư phát triển sản xuất
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển mạnh có hiệu quả.
Thâm hụt ngân sách giảm
Lãi suất khi đó tự điều chỉnh linh hoạt và nhạy cảm phản ánh theo đòi hỏi của thị trường, hay nói cách khác, nó phản ánh chính xác gia svốn trên thị trường, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đẩy mạnh quá trình tự do hoá tài chính.
Góp phần làm cho thị trường tài chính chính thức phát triển và thị trường tài chính ngầm không có điều kiện phát triển.
Kích thích cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính, cải thiện chất lượng cung ứng các dịch vụ tài chính.
Thứ hai, khi lãi suất bị kiểm soát quá chặt chẽ trong một thời gian dài sẽ gây ra những thiệt hại tổng thể cho nền kinh tế, khuyến khích sự vay mượn lòng vòng, trốn tránh sự kiểm soát, dẫn tới không hiệu quả, cụ thể:
Trong trường hợp các ngân hàng buộc phải cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường dưới một sức ép nào đó và phải huy động với lãi suất cao thì chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra sẽ không đẩm bảo bù đắp chi phí hoạt động của ngân hàng. Từ đó tính bền vững (đặc biệt bền vững về mặt tài chính) không đảm bảo. Như thế, các ngân hàng sẽ không phát triển. Mặt khác, khi phải cho vay với lãi suất thấp và huy động vốn cho vay với mức lãi suất thấp để đẩm bảo bù đáp chi phí, lãi suất thấp sẽ không khuyến khích được người dân duy trì nguồn vốn tiết kiệm của mình ở trong nước, dễ xảy ra tình trạng Đô La hoá ... và cuối cùng kìm hãm sự tăng trưởng các khoản tiết kiệm và giảm hiệu quả đầu tư.
Kinh nghiệm cho thấy, ở những nước có hệ thống ngân hàng bị kiểm soát một cách chủ quan thì lãi suất cho vay thường tăng nhưng lãi suất tiền gửi lại không tăng và phần chênh lệch lại bị ngay tính kém hiệu quả của hệ thống ngân hàng ngốn hết.
Khi kiểm soát lãi suất quá chặt chẽ sẽ khuyến khích sự hình thành những công cụ tài chính và các trung gian tài chính không chính thức phát triển (và không bị kiểm soát) để cạnh trạnh với các công cụ tài chính và các trung gian tài chính chính thức bị kiểm soát.
Trong trường hợp lãi suất tăng ở mức quá cao, tuy tiết kiệm tăng lên nhưng sẽ làm đầu tư của nền kinh tế giảm xuống, từ đó tổng cầu của nền kinh tế sẽ giảm và lạm phát cũng có thể sẽ giảm nhưng đi liền với nó là công ăn việc làm sẽ giảm và thu nhập cũng giảm theo bởi vì khi lãi suất tăng, ngân hàng sẽ làm tăng chi phí và giảm nhu cầu trong nước trực tiếp, dòng vốn từ bên ngoài đổ vào nhiều do kết quả của việc tăng lãi suất, từ đó làm tăng giá đồng tiền trong nước. Bởi vậy, làm giảm nhu cầu bên ngoài đối với hàng hoá và dịch vụ trong nước và các khu vực bị ảnh hưởng tiêu cực của chính sách này tăng lên.
Ngược lại khi duy trì lãi suất cho vay quá thấp sẽ làm giảm lãi suất tiền gửi (trong đó có tiết kiệm), từ đó không khuyến khích tiết kiệm và kéo theo hạn chế nguồn tài trợ lớn. Như vậy dẫn đến sai lầm trong việc phân bổ nguồn lực, đồng thời tạo nhu cầu lớn về tín dụng, có thể có nhiều dự án không hiệu quả được lựa chọn đầu tư và tạo nên sự đầu tư vào nhiều lĩnh vực phi sản suất.
Nếu lãi suất thấp chỉ dành cho một đối tượng cụ thể nào đó, có thể có hiện tượng cho vay không đúng đối tượng vì khi đó có thể xuất hiện những thông tin sai lệch để được ưu đãi. Trường hợp có quá nhiều đối tượng được hưởng lãi suất ưu đãi thì sẽ không còn sự ưu đãi nữa.
Kinh nghiệm trước đây ở châu Mĩ La Tinh khi duy trì lãi suất quá thấp đã dẫn tới hiện tượng chảy máu vốn, thất thoát vốn vì dòng vốn luôn có xu hướng chảy vào nơi có lãi suất cao hơn.
Nếu xét theo khía cạnh cạnh tranh, một số đối tượng được hưởng lãi suất ưu đãi sẽ có lợi thế, những đối tượng khác bất lợi, từ đó không khuyến khích cạnh tranh và không khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
2.5. Các điều kiện để thực hiện tự do hoá lãi suất thành công
Qua đúc kết các kinh nghiệm cho thấy, ở bất cứ đất nước nào, tự do hoá lãi suất chỉ thành công khi có các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, sự ổn định kinh tế vĩ mô đủ chắc chắn để chịu đựng được các tác động, các cú sốc từ bên ngoài đối với nền kinh tế có thể xảy ra khi tự do hoá hoàn toàn lãi suất.
Thứ hai, sự hiện diện đầy đủ các công cụ của chính sách tiền tệ hữu hiệu, sự hình thành các qui trình nghiệp vụ phù hợp đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, có môi trường pháp lí và thể chế hoàn thiện, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Có qui chế phòng ngừa, bù đắp rủi ro hoàn thiện, hữu hiệu, đảm bảo hạn chế và bù đắp được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của các trung gian tài chính.
Thứ tư, hệ thống các cơ quan tài chính phát triển lành mạnh, có uy tín. Các cơ quan này đòi hỏi không chỉ có công nghệ hiên đại (máy móc thiết bị) mà còn phải có sự phát triển về bề sâu, có kinh nghiệm lâu dài về quản lí ở nhiều khía cạnh.
Thứ năm, sự thanh tra giám sát chặt chẽ của Ngân Hàng TW đối với các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh nói chung và thực thi chính sách tiền tệ nói riêng.
Thứ sáu, chọn thời điểm bắt dầu, tốc độ và lộ trình (trật tự sử dụng các công cụ) tự do hoá lãi suất phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế. Kinh nghiệm về tự do hoá lãi suất ở một số nước vào những năm 80 cho thấy tự do hoá không đúng thời điểm sẽ làm tăng tính bất ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc làm tăng lạm phát và nợ nước ngoài, giảm sức sản suất trong nước .
Thứ bảy, tự do hoá lãi suất gắn liền với tự do hoá tỉ giá hối đoái.
2.6. Kinh nghiệm của một số nước khi tự do hoá lãi suấ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại Văn học thiếu nhi 0
E Tự do hoá tài chính lý luận, kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam Luận văn Sư phạm 2
G Một số vấn đề về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thươn Luận văn Kinh tế 0
K Đề án: trình tự chuẩn bị kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
R Đề án: trình tự chuẩn bị kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính với loại hình kiểm toán độc lập Luận văn Kinh tế 0
L Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại Luận văn Kinh tế 0
D Đề án: hệ thống xử lý tự động các văn bản tài liệu Tài liệu chưa phân loại 0
O Đề tài Tự do hoá thương mại nông sản và vấn đề bảo hộ nông sản hàng hoá Việt Nam trong tiến trình gi Tài liệu chưa phân loại 0
T Đề tài Tác động của tự do hóa thương mại tới dịch vụ xuất khẩu lao động của Tổng công ty xuất nhập k Tài liệu chưa phân loại 0
W Đề tài Máy bán nước tự động Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top