daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối



Sở giáo dục và đào tạo Hà nội
Trường trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn hà nội













Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài tốt nghiệp: Bếp ăn tại trường Mầm non
Đơn vị thực tập: Trường Mầm non Đốc Tín
Giáo viên hướng dẫn: Lữ Quý Hoà
Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Bích Hồng
Lớp: NB5K2



















Hà Nội, tháng 3 năm 2010


























Chương I: Lời nói đầu
Trẻ em là thế hệ tương lai, là niềm hy vọng của cả dân tộc. Bởi vậy, trẻ phải có một cơ thể khoẻ mạnh, một tinh thần minh mẫn để học tập và xây dựng đất nước.
Các chất dinh dưỡng là cơ sở vật chất cho sự phát triển của trẻ. Đây là giai đoạn phát triển nhanh nhất trong cuộc đời, cả về chiều cao, cân nặng, trí não hay hệ thống dây thần kinh. Khối lượng hoạt động cũng không ngừng gia tăng theo độ tuổi. Do đó việc cung cấp các chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.Chúng ta không chỉ phải cho trẻ ăn ngon mà còn phải cho trẻ ăn một cách khoa học, hợp lý và khoẻ mạnh.Các món ăn có dinh dưỡng hợp lý và cân bằng là yếu tố cần thiết cho trẻ.
Thấy rõ được tầm quan trọng ấy, ngành giáo dục mầm non đang cố gắng đào tạo đội ngũ cô nuôi có trình độ và tay nghề thông qua các trường trung cấp trong thành phố.
Trải qua 15 tháng học tập và thực hành dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội, tui đã được cử đến thực tập tại trường Mầm non Đốc Tín, Huyện Mỹ Đức Hà Nội.
Qua một tháng thực tập với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các cán bộ, nhâ viên trong trường tui đã được thực hành nghiệp vụ nấu ăn, được áp dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế tại nhà bếp mẫu giáo. Tại đây, tui đã học được nhiều điều bổ ích và có thêm kinh nghiệm về nấu ăn.
Sau đây là bản báo cáo tổng quan của tui về quá trình thực tập tai trường Mầm non Đốc Tín.
































Chương II:
Giới thiệu chung và mô hình hoạt động bếp ăn trường mầm non Đốc Tín

I. Quan sát và nhận xét
Nơi tui được cử đến thực tập là trường Mầm non Đốc Tín, một đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong việc nuôi dạy trẻ thơ. Ngay từ những năm đầu thành lập, nhà trường đã được lãnh đạo Huyện Mỹ Đức qua tâm đầu tư với mục tiêu xây dựng trường đạt tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
Trường có một khuôn viên đẹp, rộng rãi, sạch sẽ thích hợp cho việc nuôi dưỡng những mầm non tương lai. Sân trước của trường rộng, vừa là sân chơi, vừa là sân tập thể dục cho trẻ, trong sân có nhiều trò chơi vận động giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra trường còn có một vườn thực vật phía sau gọi là: “ Vườn cây của bé” giúp trẻ tiếp cận và tìm hiểu về thế giới thiên nhiên vốn rất phong phú và đa dạng.
Đi sâu vào nội thất bên trong, ta thấy trường bố trí 13 phòng học.Mỗi phòng đều sạch sẽ, khang trang với đầy đủ cơ sở vật chất để trẻ học tập và phát triển. Ngoài ra còn có phòng âm nhạc, phòng y tế, khu bếp...
Các cô giáo ở trường đều có bằng cấp và kinh nghiệm về việc nuôi dạy trẻ.
Đặc biệt khu bếp của trường đạt tiêu chuẩn sạch đẹp và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi gửi con ở trường. tui cảm giác rất vui khi được thực tập tại một đơn vị xuất sắc như vậy.
II. thông tin cơ bản về trường mầm non Đốc Tín
1. Tên chính thức của trường: Trường Mầm non Đốc Tín
2. Địa chỉ: Xóm 7, Đốc Tín, Mỹ Đức, Hà Nội
3. Mặt hàng sản xuất kinh doanh:
Trường tổ chức trông dạy trẻ phục vụ nhu cầu của các bậc phụ huynh. Ngoài ra, trường còn tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá như múa, vẽ, hát... cho các học sinh tự do theo học.
Trường là đơn vị đi đầu của huyện trong công tác chăm sóc trẻ. Sau vài năm hoạt động, Trường Mầm no Đốc Tín đã hội đủ cả 5 tiêu chí để trở thành trường đạt chuẩn Quốc gia.Và năm 2009, trường đã vinh dự nhận danh hiệu “ Trường chuẩn Quốc gia”.
4. Các bộ phận sản xuất, phục vụ:
Trường hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc trẻ có thể chia làm 2 bộ phận:
Bộ phận sản xuất bao gồm: Giáo viên, viên chức.
Bộ phận phục vụ bao gồm: Nhân viên nhà bếp, lao công, phục vụ...
* Bộ phận sản xuất: Hiện trường có khoảng trên 30 giáo viên. Họ đều là những cô giáo đạt chuẩn về trình độ chăm sóc và dạy bảo trẻ, không có giáo viên yếu kém về đạo đức. Ngoài ra còn có các nhân viên khác như: Kế toán, thủ quỹ làm nhiệm vụ hạch toán sổ sách nhằm đảm bảo cho sự vận hành của nhà trường.
* Bộ phận phục vụ: Nhà trường có đội ngũ nhân viên tận tình làm việc ở các bộ phận nhà bếp, trực cổng và giữ vệ sinh cho trường.
Nhà bếp của trường có không gian thoáng mát, hoạt động theo qui tắc một chiều ,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Yêu cầu thành phẩm:
Súp ngọt, vừa ăn, sánh, mịn, không sót xương, màu sắc hấp dẫn.
10. Thực hành cách phục vụ
Với đặc điểm là nấu bếp trong nhà trường là bếp ăn tập thể, phục vụ người ăn đạt trước, chủ yếu là các cháu nhỏ từ 2 đến 5 tuổi. Do đối tượng là các cháu nhỏ nên sản phẩm được chế biến đơn giản, chín mềm, chín nhừ. Việc thay đổi thực đơn phải dựa vào mùa, thời tiết. Đặc biệt phải quan sát các em ăn hàng ngày để thay đổi cho phù hợp, thời gian ăn được cố định vào thời điểm xác định.
Đối với các cháu nhỏ từ 2- 3 tuổi.. Bữa chính ăn vào 10h sáng. Bữa phụ ăn vào 3h30’ sau khi ngủ dạy.
Đối với các cháu từ 4- 5 tuổi. Bữa chính ăn vào 10h 30’. Bữa phụ ăn vào 14h chiều sau khi các cháu ngủ dậy.

































Chương III: Kết quả thực tập

I. Tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân
Qua kỳ thực tập tại trường Mầm non Đốc Tín tui đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân và cho công tác sau này.tui đã học hỏi được nhiều món ăn mới, đi đôi với nó là những kinh nghiệm về sơ chế và bảo quản thực phẩm.
Trong quá trình thực tập tui đã được cọ sát với thực tế, từ những kiến thức cơ bản học được ở trường, bước đầu tiên đi thực tập vẫn còn lúng túng với nhiều cái lạ. Song qua thời gian thực tập cộng với kiến thức đã học ở trường tui đã rút ra một số kinh nghiệm .Tuy rằng chưa lớn nhưng nó đã giúp tui tự tin hơn.
Chẳng hạn:
- Khi nấu cháo không được cho xút( thuốc muối).
- Khi nấu mỳ dùng phương pháp chưng sẽ làm tổn thất lượng vitamin ít nhất.
- Khi chế biến các món rau không nên bỏ muối vào quá sớm, có lúc cho thêm ít giấm.
- Khi nấu canh phải để nước sôi rồi mới cho rau vào, cũng nên cho một ít bột năng hoà vào nước lạnh làm cho canh đặc lại. Như vậy các chất dinh dưỡng như Vitamin C sẽ được bảo vệ tốt hơn.
- Khi ninh xương lấy nước dùng, đập xương và cho thêm một ít giấm như vậy sẽ làm cho chất canxi của xương tan rã trong nước, giúp trẻ hấp thụ được dễ dàng.
- Chế biến thịt bà, dê cho giấm và thịt sẽ mau mềm.
Nói tóm lại: trong mỗi loại thực phẩm đều có những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để nâng cao khả năng hấp thụ, tiêu hoá, tận dụng tối đa các chất ấy và để chúng đừng để mất đi trong quá trình nấu nướng ta phải nắm vững đặc tính của từng loại, lựa chọn cách chế biến thích hợp nhất để phát huy giá trị dinh dưỡng của chúng.
Từ kỳ thực tập này tui cũng nhận thấy lý thuyết và thực hành có nhiều điểm giống và khác nhau. Đó là khi nấu bất kỳ món ăn nào dù trong giờ thực hành trên lớp hay ở cơ sở

thực tập ta đều phải sử dụng công thức đã được học. Kiến thức đã học ở trường là cái sườn để biết được cách nấu của từng món ăn.
Đó chính là những kinh nghiệm tui đã rút ra được sau một tháng thực tập. tui đã học hỏi được nhiều điều bổ ích và sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của tui sau này. tui sẽ tiếp tục học hỏi để khắc phục những thiếu sót của bản thân và rèn luyện để nâng cao nghiệp vụ bếp ngày một tốt hơn.
II. Đề xuất ý kiến với cơ sở thực tập

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top