daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LƯỢNG GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường Môi trường Rrp M Người sản xuất RP Rdp G Rrc Người tiêu dùng Rc Rdc Sơ đồ: Cân bằng vật chất và quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường Từ sơ đồ ta có thể thấy Hệ thống kinh tế nằm trong hệ thống tài nguyên và môi trường. Lượng tài nguyên (M) được lấy từ môi trường để đưa vào hệ thống kinh tế. Người sản xuất sẽ sử dụng lượng nguyên liệu này để tiến hành sản xuất tạo ra hàng hóa (G), đồng thời trong quá trình sản xuất tạo ra lượng chất thải sản xuất (RP). Lượng chất thải này, một phần được tái chế (R rp) để bố sung nguồn nguyên vật liệu cho người sản xuất. Phần còn lại của chất thải sản xuất được đưa vào môi trường (Rdp). Hàng hóa sau khi được sản xuất ra sẽ được phân phối đến tay người tiêu dùng và tại đây diễn ra quá trình tiêu thụ sản phẩm. Kết quả sau quá trình tiêu thụ sản phẩm, toàn bộ hàng hóa chuyển hóa thành chất thải tiêu dùng (R C).Tuy nhiên, một phần chất thải đó được tái chế (R rc) bổ sung nguồn nguyên vật liệu cho người sản xuất. Phần còn lại được thải ra môi trường (Rdc). Theo định luật Nhiệt động học thứ nhất , ta có: M = Rdp + Rdc Như vậy, ta có thể thấy hệ trống kinh tế phụ thuộc vào hệ thống môi trường, và hai hệ thống này gắn bó chặt chẽ, thường xuyên, lâu dài và qua lại. Mối quan hệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và ngày càng mở rộng. Môi truòng là nơi cung cấp tài 1 nguyên cho hệ thống kinh tế, là nơi chứa đựng chất thải và đồng hóa một phần chất thải của hệ thống kinh tế, là nơi cung cấp không gian sống cho con người và sinh vật. 2. Các nguyên lý thị trường: cung, cầu, cân bằng thị trường, thất bại thị trường, ngoại ứng, … a. Cầu (Demand): là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Luật cầu: số lượng hàng hóa hay dịch vụ đuợc cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa hay dịch vụ giảm xuống. Điều này giải thích vì sao đường cầu (D) dốc xuống từ trái sang phải. Tại mức giá P1, lượng cầu là Q1 Tại mức giá P2,lượng cầu là Q2 Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng hàm cầu. Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân. Các yếu tố cơ bản xác định cầu về hàng hoá / dịch vụ bao gồm: -Giá của bản thân hàng hoá / dịch vụ (yếu tố giá không làm dịch chuyển đường cầu) -Thu nhập của người tiêu dùng -Giá cả của các loại hàng hoá liên quan -Số lượng người tiêu dùng -Thị hiếu của người tiêu dùng 2 -Các kỳ vọng về các yếu tố trên WTA là chi phí sẵn lòng chấp nhâ nâ , dùng nó trong trường hợp giả sử 1 điều kiê ân bất lợi nào dó xảy ra thì ngta chấp nhâ nâ nhâ nâ bao nhiêu tiền để đối mă ât với nó. WTP là chi phí sẵn lòng chi trả, cũng xét trong 1 trường hợp giả sử ngta nhâ ân được lợi ích gì đó thì họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để nhâ nâ được nó b, Cung: là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Luật cung: số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên. Điều này giải thích vì sao đường cung (S) dốc lên từ trái sang phải. Tại mức giá P1, lượng cung là Q1 Tại mức giá P2, lượng cung là Q2 Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung bằng hàm cung. Cung thị trường là tổng hợp các mức cung của từng cá nhân lại với nhau. Các yếu tố cơ bản xác định cung về hàng hoá / dịch vụ bao gồm: -Giá của bản thân hàng hoá / dịch vụ (yếu tố giá không làm dịch chuyển đường cung) -Công nghệ -Giá của các yếu tố đầu vào (sản xuất) -Chính sách thuế 3 -Các kỳ vọng về các yếu tố trên b. Cân bằng cung cầu: Sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường sẽ dẫn đến trạng thái cân bằng thị trường. Trạng thái cân bằng thị trường được xác định khi việc cung hàng hóa hay dịch vụ đủ thỏa mãn cầu đối với hàng hóa hay dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định. Hiệu quả Pareto – hiệu quả xã hội: Một sự phân bổ nguồn lực là có hiệu quả Pareto (hay nếu đạt được tối ưu Pareto) nếu không có khả năng dịch chuyển tới một sự phân bổ khác có thể làm cho bất cứ người nào khá lên mà cũng không làm cho ít nhất là bất cứ một người nào khác kém đi. MSB = MSC Thông thường, MSB = MSC cũng tại điểm E, điểm cân bằng thị trường. c. Thất bại thị trường. Thất bại thị trường là thuật ngữ để chỉ các tình huống trong đó điểm cân bằng của các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả. Cách phân bổ để MSB = MSC (hiệu quả Pareto) khác với cách phân bổ để MB = MC (cân bằng thị trường). Có 4 nguyên nhân chính:  Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo -Mức giá của thị trường độc quyền cao hơn mức giá của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. -Giá và lượng của thị trường độc quyền khác với mức giá và lượng ở điểm MSC=MSB 4 => Thất bại thị trường Cách giải quyết: Tăng tính cạnh tranh của thị trường  Tác động của các ngoại ứng -Ngoại ứng là hiện tượng xảy ra khi một chủ thể kinh tế này tác động làm phát sinh chi phí hay lợi ích cho chủ thể kinh tế khác, nhưng chủ thể tác động không phải bồi thường chi phí đó hay không được thanh toán lợi ích đó.  Ngoại ứng là hiện tượng tồn tại những chi phí hay lợi ích ở bên ngoài thị trường + Ngoại ứng tiêu cực: nảy sinh khi các doanh nghiệp hay các cá nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho người khác mà không phải thanh toán, bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại đó. MSC = MC + MEC(chi phí môi trường cận biên) + Ngoại ứng tích cực: nảy sinh khi các doanh nghiệp hay cá nhân tạo ra lợi ích cho những người khác mà không nhận được những khoản thù lao thỏa đáng cho việc đó. MSB = MB + MEB(lợi ích môi trường cận biên) Cách giải quyết: Thuế/trợ cấp, luật pháp (chuẩn thải), quyền tài sản (trên cơ sở Định lý Coase)  Vấn đề cung cấp các hàng hoá công cộng -Hàng hoá công cộng là hàng hoá mà viê âc tiêu dùng của người này không làm ảnh hưởng hay cản trở khả năng tiêu dùng hàng hoá đó của những người khác. 2 đặc tính cơ bản: + Không loại trừ + Không cạnh tranh  Xu hướng bị khai thác sử dụng quá mức  Xu hướng cung cấp không đủ Cách giải quyết: Sự can thiệp điều phối của nhà nước  Sự thiếu vắng của một số thị trường 5 Khi thiếu vắng một số thị trường, sự cân bằng của thị trường tự do sẽ dẫn đến việc phân bổ không hiệu quả. ‒ Thiếu các hàng hoá tương lai: hầu hết các hàng hóa trên thị trường đều không có định hướng đầy đủ vào tương lại và sảy ra tình trạng đầu tư quá ít vào tương lại ‒ Rủi ro: Có những cơ chế thị trường như bảo hiểm để chuyển rủi ro từ người ghét rủi ro sang người sẵn sàng gánh chịu nó với một chi phí nào đó. Điều này làm cân bằng chi phí cận biên

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top