daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN DI TRUYỀN THỰC VẬT ĐẠI CƯƠNG
(3 tín chỉ)
1. Di truyền học hiện đại là gì, những đặc điểm của nó? Vì sao nói di
truyền học giữ vai trò trọng tâm và chỉ đạo trong phát triển một nền nông nghiệp
hiện đại điều khiển?
2. Phân tích cho thấy ADN ở cấp độ phân tử và cấp độ trên phân tử đáp
ứng được những đòi hỏi của vật chất mang thông tin di truyền – vật chất trung
tâm của sự sống.
3. Cơ chế tái bản ADN ở tế bào nhân sơ diễn ra như thế nào? Nêu những
nét giống nhau và khác nhau của tái bản ADN ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân
chuẩn.
4. Nêu những nét cơ bản nói lên NST sinh vật nhân chuẩn có cấu trúc
phức tạp về mặt hóa học và vật lý. Trong tiến trình các pha của chu kỳ tế bào có
mấy bước chuyển tiếp cơ bản, ở các bước đó vật chất di truyền tiếp nhận thông
tin cơ bản gì?
5. Khái niệm về kiểu nhân, nhân đồ, genome của loài. Phân tích những
tiêu chuẩn sử dụng cho việc phân lập các NST trong kiểu nhân.
6. Cùng một lúc ta quan sát ba trung kỳ và ba hậu kỳ của: nguyên phân,
giảm phân I, giảm phân II, hãy nêu những căn cứ để phân biệt chúng. Trình bày
những ý nghĩa của giảm phân để cho thấy nó là trung tâm của các cơ chế di
truyền.
7. Diễn tả tính thống nhất và tính khác biệt trong cơ chế của các quá trình
tái bản, sao mã, dịch mã. Thế nào là quá trình sao mã và dịch mã diễn ra đồng
thời, ý nghĩa của nó?
8. Diễn tả sơ đồ quá trình hoạt động của hệ thống cấu trúc liên tục đa chức
năng đối với các gen sinh vật nhân sơ. Cho biết những lợi thế và những hạn chế
của hệ thống cấu trúc này?
9. Trong chuỗi hoạt động từ gen tới protein ở tế bào nhân sơ có những cấp
độ điều hòa gì? So sánh cơ chế điều hòa âm tính và điều hòa dương tính.
10. Trình bày sơ đồ hoạt động của hệ thống cấu trúc không liên tục, đơn
chức năng đối với các gen sinh vật nhân chuẩn.
11. Những ý nghĩa của cấu trúc không liên tục (cấu trúc exon - intron) của
gen sinh vật nhân chuẩn. Những khác biệt của cấu trúc operon sinh vật nhân
chuẩn so với operon sinh vật nhân sơ.
12. Trình bày các kiểu tổ chức gia đình gen, hiện tượng khuếch đại gen,
cho thấy chúng có vai trò trong điều hòa hoạt động của gen ở góc độ định tính
và định lượng.
13. Cho biết nguyên lý cấu trúc và các cơ chế chuyển vị của các yếu tố di
truyền di động trong genome, các ý nghĩa của chúng?
14. Khái niệm sinh vật đơn bội và sinh vật lưỡng bội, ví du. Phân tích
những ý nghĩa của trạng thái lưỡng bội vật chất di truyền đối với hai nhóm sinh
vật trên.
15. Phân tích cho thấy: trong vòng sống cá thể động vật tồn tại pha lưỡng
bội và pha đơn bội, trong khi đó ở vòng sống cá thể thực vật ta lại phân biệt ra
giai đoạn bào tử thể và giai đoạn giao tử thể.
16. Đặc điểm cấu trúc của genome vi khuẩn, dẫn những cơ chế gây đa
dạng di truyền ở vi khuẩn.
17. Diễn tả các giai đoạn trong vòng đời của nấm, quá trình hữu tính và
cận hữu tính ở nấm, ý nghĩa của chúng trong phân tích di truyền?
18. Trình bày khái niệm, mục tiêu sử dụng phương pháp phân tích di
truyền. Nêu những đặc điểm cần quán triệt khi sử dụng phương pháp này. Thế
nào là phép lai phân tích, ý nghĩa của nó?
19. Phân biệt tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng? Khi nào một
tính trạng chất lượng được gọi là tính trạng Menden? Trình bày căn cứ (sơ đồ)
cho phép xác tịnh tính trạng nghiên cứu do 1 gen kiểm soát?
20. Giải thích cơ chế tính trội (tương tác cùng locus). Ví dụ các trường
hợp phân ly kiểu gen tương ứng với phân ly kiểu hình? Vì sao cần sử dụng
phương pháp kiểm định khi bình phương (X2), phương pháp này có hạn chế gì?
21. Phân tích các khái niệm dãy alen, gen có tác động đa hiệu và gen thể
hiện có điều kiện, dẫn các ví dụ tương ứng.
22. Dẫn các mô hình chứng tỏ tính trạng do 2 gen kiểm soát có tương tác
bổ xung, ức chế trội, ức chế lặn.
23. Mô hình tác động cộng gộp cho biết những thông tin gì? Trình bày
khái niệm và cơ sở xuất hiện các kiểu phân ly tăng tiến, ý nghĩa của nó?
24. So sánh các hiện tượng di truyền: độc lập, liên kết hoàn toàn và liên
kết không hoàn toàn. Khả năng xuất hiện các kiểu tái tổ hợp ở quần thể phân ly
trong các trường hợp trên, xác định tần số trao đổi chéo.
25. Sơ đồ phân tích ba locus cho biết những quy tắc gì? Vì sao cần chuyển
tần số rf thành đơn vị độ dài (d) thông qua phương trình bản đồ hóa? So sánh
bản đồ di truyền và bản đồ tế bào học.
26. So sánh kích thước genome của giới đực (XY) và giới cái (XX). Khái
niệm về nhóm gen liên kết, nêu những căn cứ cho phép phân biệt gen nghiên
cứu ở nhóm liên kết thường và liên kết giới tính?
27. Dẫn những đặc điểm về di truyền tính trạng do gen ở tế bào chất kiểm
soát. Ở một loài thực vật đã phát hiện một dạng đột biến bạch tạng, nêu sơ đồ
chứng tỏ: (1) tính trạng này do gen ở nhân kiểm soát; (2) do gen ở tế bào chất
kiểm soát.
28. Hiện tượng tiền định tế bào chất là gì? Dẫn ví dụ minh họa. Nêu
những đặc điểm về hệ thống cộng sinh của vi khuẩn kappa ở Thảo trùng.
29. Dẫn những đặc điểm cơ bản trong phân tích genome ty thể và genome
lục lạp.
30. Thế nào là mức phản ứng? Nêu những căn cứ để phân biệt thường
biến và đột biến. Đột biến tự nhiên và nhân tạo có những nét tương đồng và
khác biệt gì?
31. Trình bày các nguyên nhân và cơ chế phát sinh các đột biến gen. Gen
đột biến có những trạng thái biểu hiện gì khác với kiểu khởi thủy (kiểu dại)?
32. Những điểm căn bản trong cơ chế tác động và hiệu quả gây đột biến
của phóng xạ và hóa học? Khả năng ứng dụng phương pháp gây đột biến nhân
tạo?
33. Nguyên tắc phát hiện và những ý nghĩa của các đột biến đoạn NST:
mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn?
34. Trình bày khái niệm và nguyên nhân hình thành đa bội thể cùng
nguồn, đa bội thể khác nguồn.
35. Vì sao các dạng đa bội thể cùng nguồn có độ hữu dục kém hay bất
dục, phân ly kiểu hình đơn giản nhưng phân ly kiểu gen rất phức tạp? Ý nghĩa
ứng dụng của đa bội thể cùng nguồn?
36. Khái niệm, phân loại các quần thể. Các thông số diễn tả mức đa dạng
di truyền trong quần thể?
37. Thế nào là giao phối cân bằng? Một quần thể phát tán có cấu trúc ban
đầu là 7AA : 3Aa, xác định cấu trúc di truyền của quần thể trường hợp giao phối
ngẫu nhiên và trường hợp tự phối thế hệ thứ 7.
38. Ảnh hưởng của đột biến tới thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể
trường hợp không và trường hợp có sự hiện diện của chọn lọc?
39. Khái niệm về giá trị thích ứng và hệ số chọn lọc. Diễn tả mô hình
chọn lọc đào thải kiểu lăn. Vì sao qua rất nhiều thế hệ chọn lọc (S=1) vẫn không
thể loại bỏ alen lặn ra khỏi quần thể, ý nghĩa?
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top