muaxuantrang_14

New Member

Download miễn phí Đề án Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự hình thành nền kinh tế tri thức, định hướng của Việt Nam





MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại – Yếu tố tiền đề chủ yếu của kinh tế tri thức 2
II. Một số vấn đề chung về nền kinh tế tri thức 4
1. Khái niệm kinh tế tri thức 4
2. Một số phạm trù trong kinh tế thị trường 8
3. Đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức 11
4. Tác động của xu thế phát triển kinh tế tri thức đến quan hệ kinh tế quốc tế 12
III- Việt Nam với xu thế hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức 15
1. Kinh tế tri thức là một tất yếu khách quan đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam 15
2. Thực trạng nền kinh tế nước ta và định hướng của Việt Nam 16
3. Những giải pháp đưa ra cho Việt Nam tiến vào nền kinh tế tri thức 17
Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 23
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o sự hình thành kinh tế tri thức.
II. Một số vấn đề chung về nền kinh tế tri thức
1. Khái niệm kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là một sản phẩm trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Nền kinh tế đó đang dần được hình thành, có nhiều tên gọi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là thuật ngữ “kinh tế tri thức”(knowledge economy) hay “kinh tế dựa trên tri thức”(knowledge based economy).
Theo cách định nghĩa của tổ chức quốc tế về hợp tác và phát triển kinh tế (viết tắt là OECD): Kinh tế tri thức là một dạng hình kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của nền kinh tế nhằm tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Cũng có thể định nghĩa đơn giản hơn: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó khoa học, kĩ thuật và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố hàng đầu quyết định việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển.
Như vậy trong nền kinh tế tri thức, vấn đề không chỉ ở việc tạo ra tri thức, mà phải thu nhận, sử dụng và truyền bá tri thức. Kinh tế tri thức không chỉ bao hàm duy nhất các lĩnh vực lao động với công nghệ cao, sử dụng lao động có tri thức và lao động có kĩ năng cao là chính, mà còn quá trình tri thức xâm nhập và chi phối tất cả mọi hoat động kinh tế. Nghĩa là không phải tất cả các ngành đều phải dựa trên nền tảng công nghệ kĩ thuật cao, song điều chắc chắn là tất cả các ngành đều hoạt động dưới sự chi phối của tri thức. Tóm lại, tri thức vừa là nội dung vừa lầ động lực của nền kinh tế.
Có thể hình dung một cách cụ thể về nền kinh tế tri thức thông qua bảng so sánh sau:
Stt
Hình thái kinh tế Đặc trưng
Hình thái thứ nhất
(Kinh tế sức người)
Hình thái thứ hai
(Kinh tế tài nguyên)
Hình thái thứ ba
(Kinh tế thị trường)
1
Định vị trong sơ đồ
Kinh tế tự nhiên, tương đương với nền kinh tế nông nghiệp và xã hội nông dân cổ truyền.
Hình thái thị trường, tương đương với nền kinh tế thị trường của đại công nghiệp cơ khí và Xã hội công nghiệp.
Hình thái Cộng sản chủ nghĩa (CSCN), tương đương với nền kinh tế có tốc độ phát triển cao và xã hội tự do chân chính.
2
cách tồn tại
Tự cấp tự túc, khép kín trong từng cộng đồng riêng biệt.
Phân công lao động và trao đổi bị giới hạn bởi các biên giới địa phương, quốc gia.
Phân công và trao đổi phổ biến thông qua mạng kiên kết toàn cầu không biên giới.
3
Lợi thế phát triển chủ yếu
Tài nguyên thiên nhiên
Công cụ kĩ thuật
Tri thức của con người (Khoa học – Công nghệ), kĩ năng lao động.
4
Tầm quan trọng của khoa học
Nhỏ
Lớn
Rất lớn
5
Tỷ lệ đóng góp của khoa học - công nghệ cho tăng trưởng kinh tế
Dưới 10%
Trên 40 %
Trên 70%
6
Tầm quan trọng của giáo dục
Nhỏ
Lớn
Rất lớn
7
Bình quân trình độ văn hóa
Tỷ lệ mù chữ cao
Trung học
Trung học chuyên nghiệp
8
Kết cấu công nghệ:
- Công nghệ thông tin
3 -5%
15%
-Công nghệ sinh học
2%
10%
-Công nghệ năng lượng
2%
10%
-Công nghệ biển
2%
10%
- Công nghệ sạch
1%
5%
- Công nghệ vật liệu mới
1%
5%
- Công nghệ không gian
5%
Công nghệ mềm
5%
9
Vai trò của truyền thống
Không lớn
Lớn
Rất lớn
10
Kết cấu sức lao động:
- Nông nghiệp
Trên 50%
10 – 20%
Dưới 10%
- Công nghiệp
Khoảng 15 -20%
Trên 30%
Dưới 20%
- Công nghệ cao
10 -15%
Trên 40%
11
Trình độ tổ chức xã hội
Đơn giản
Phức tạp
Rất phức tạp
12
Mức độ toàn cầu hóa kinh tế thế giới
Thấp
Khá cao
Rất cao
2. Một số phạm trù trong kinh tế thị trường
Mỗi một hình thái kinh tế mới ta đời đều có những phạm trù kinh tế riêng đặc trưng cho nó. Đối với nền kinh tế tri thức, chúng ta có thể tìm hiểu một số phạm trù sau đây.
Thông tin và tri thức:
Đây là hai nguồn lực chủ yếu của kinh tế tri thức. Vấn đề đặt ra là phải phân biệt hai phạm trù này vì như John Naribett nói: “ Chìm ngập trong thông tin mà vẫn thiếu tri thức”.
+ Thông tin là dữ liệu được xếp thành trật tự có nghĩa, có thể thu nhận được, có thể dùng hay không.
+ Tri thức là thông tin đã được thu thập, xử lí và nhận thức, là việc áp dụng và sử dụng một cách có ích các thông tin.
Theo quan điểm triết học, tri thức được hiểu là kết quả của quá trình nhận thức, là phản ánh trung thực của thực tiễn vào tư duy con người, tính đúng đắn của nó thể hiện bằng sự kiểm nghiệm thực tế, đồng thời phù hợp với các nguyên lí của lí luận về nhận thức trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng.
Thông tin là nội dung của tri thức được truyền đạt nhưng khi tri thức được hệ thống hóa lại trở thành thông tin. Thông tin là đầu vào của quá trình sản xuất ra tri thức.
Sản phẩm tri thức:
Tri thức là sản phẩm của lao động, là biểu hiện cụ thể về năng lực tư duy mà chỉ duy nhất loài người mới có. Sản phẩm tri thức có nhiều tính chất đặc biệt khác với vật thể thông thường:
Vì tri thức thuộc phạm trù tinh thần nên nó luôn được mang, chứa trong những hình thức hiện vật nhất định: bộ nhớ trong não, băng từ, đĩa...
Đối với sản phẩm thông thường, người mua có quyền sở hữu về nó, nghĩa là có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Còn đối với sản phẩm tri thức, người mua chỉ có quyền sở hữu vật mang nó và có quyền sử dụng đối với nội dung tri thức. Đặc tính này có nguồn gốc sâu xa ở chỗ chỉ duy nhất con người mới có khả năng tư duy.
Quá trình tiêu dùng sản phẩm tri thức dù là tiêu dùng sản xuất hay tiêu dùng cho cá nhân, nói chung đều mang tính chất cuả một quá trình nghiên cứu, học tập và trực tiếp hoàn thiện sản phẩm tri thức đó. Đôi khi người tiêu dùng còn phát hiện ra chức năng mà chính tác giả của nó không ngờ tới.
Việc sản xuất ra các loại sản phẩm tri thức thường tạo ra giá trị gia tăng rất lớn. Đây là một đặc điểm tạo nên ưu thế vượt trội của sản phẩm tri thức so với các sản phẩm thông thường khác. Chẳng hạn E. Sanchez và D. Mync sản xuất bộ phim “ Đồ án Blair Witch” bằng kĩ thuật số, phát hành trên internet, chỉ riêng trong nước Mĩ đã thu được 140 triệu USD, và chỉ với chi phí 500.000 USD, nghĩa là có tỷ suất lợi nhuận 280. Theo ước tính, trong ngành chế tạo thiết bị điện tử, tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị đầu vào là khoảng 300, còn trong ngành công nghệ phần mềm tỷ suất đó tiến tới vô hạn (!).
Nền kinh tế tri thức được nuôi dưỡng bằng nguồn năng lượng vô tận và năng động là tri thức nên phát triển nhanh và khả năng bền vững rất cao.
Công nhân tri thức
Phạm trù này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế tri thức, bởi đây là lực lượng trực tiếp tiếp thu tri thức, khoa học – công nghệ để tiến hành sản xuất theo cách hiện đại. Sự ra đời của công nhân tri thức là tất yếu khách quan cùng với sự ra đời của nền kinh tế tri thức đồng thời cũng là sự phủ định có kế thừa của giai cấp công nhân trong nền kĩ thuật - công nghệ hiện đại thế kỉ XX. Công nhân tri thức có nhiều điểm tiến bộ so với công nhân trước đó, biểu hiện:
Công nhân...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top