henry_hoangvu87

New Member

Download miễn phí Đề tài Đào môn gia phả





Từ năm 1960 được chuyển đi làm công nhân nhà máy chuối rồi vào bộ đội làm cán sự chính sách, ở cương vị nào bà cũng hoàn thành tốt mọi công việc, liên tục được công nhận lao động tiền tiến.
Về gia đình riêng: chồng (ông Đài) là bộ đội công tác và chiến đấu ở xa cho đến ngày về nghỉ hưu, một mình bà lo toan mọi công việc gia đình và xã hội, vừa công tác chiến đấu, vừa nuôi dạy con cái ăn học. Bà hết sức chắt chiu kế hoạch tằn tiện để xây dựng tổ ấn gia đình. Năm 1978 bà được cấp đất làm nhà cũng vừa lúc ông Đài về nghỉ hưu, ông vay được của ngân hàng 1000đ trả dần 10 năm, và vay của anh em trong gia đình, bè bạn giúp đỡ, ông bà làm được ngôi nhà cấp 4 ở hiện nay tại ngõ 3 phố Lê Lợi.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Gia đình làm nghề nông. Các cụ thân sinh đã mất, người anh trai trưởng (thường gọi ông là Cả ất) làm ruộng ở quê đã mất, hiện có con ở Hà Nội. Người em gái là Nguyễn Thị Lai, lấy chồng ở quê. Hiện nay ở quê còn các con và cháu nội ngoại của gia đình.
Xuất thân từ một gia đình nông dân, lúc bé không được đi học nên trình độ văn hóa hạn chế. Nhưng được tiếp xúc với cuộc sống ở Hà Nội. Bà sớm có kiến thức xã hội thành thị và là người nội trợ đắc lực trong gia đình, nuôi dạy con khoa học, đảm đang mọi việc sinh hoạt gia đình. Từ khi lấy ông cho đến sau khi sinh con đầu lòng, bà ở nhà làm thêm việc nấu cơm tháng cho một vài người bạn của ông làm việc cùng cơ quan như ông Thát ở Thái Bình ông Tý ở Nam Định v.v...).
Từ 1942, nhân khẩu gia đình tăng lên: sinh con thứ hai, và đỡ đầu nuôi các cháu con ông Điển, ngoài đồng lương của ông để chi tiêu, bà rất cố gắng chịu khó buôn bán thêm: mở cửa hàng gạo, nước mắm - làm kẹo, giặt là, sửa chữa xe đạp và sau cũng là trông nom cửa hàng ảnh.
Khi tản cư về quê cũng như khi ở Hà Nội, vừa phải trực tiếp nuôi con, vừa phải đảm bảo nổi trợ, gia đình và làm công việc buôn bán thêm. Bà là người phụ nữ chịu thương, chịu khó, luôn luôn phấn đấu cùng ông xây dựng một gia đình hạnh phúc. Từ 1980, bà mắc chứng bệnh tim mạch huyết áp cao và đến tuổi hết lao động, bà ở với hai con gái sau khi ông mất (1982), nghỉ ngơi trông nom nhà cửa và điều trị chữa bệnh. Hiệnnay sức khỏe giảm sút nhiều đi lại khó khăn, hàng ngày được hai con gái là Đào Thị Tuyết và Đào Thị Dung trực tiếp ở cùng, săn sóc sức khỏe và sinh hoạt cho Bà. Chỗ ở hiện nay của bà là căn hộ 3 tầng số nhà 19 ngõ 64 phố Phó Đức Chính (nhà 130 Quán Thánh đã bán chia tài sản cho các con). Điện thoại: 8291856.
5. Đào Văn Nhạc (1914 - 2000)
Ông Đào Văn Nhạc là con thứ năm của cụ Thư và cụ Điều.
Ông sinh năm 1914 (tuổi Giáp Dần), và mất ngày 26 tháng 5 năm Canh Thìn (2000), lúc 6 giờ sáng tại số nhà 4 phố Yên Ninh, Hà Nội, thọ 87 tuổi). An táng tại nghĩa trang Văn Điển.
Vợ: Bà Nguyễn Thị Vy, sinh năm 1913 (Quý Sửu) và mất ngày 17 tháng Chạp năm Quý Tỵ (1954) tại số nhà 4 phố Yên Ninh, Hà Nội, thọ 42 tuổi, phần mộ hiện nay tại gò thứ 10 nghĩa trang thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.
Ông bà sinh được 5 người con:
1. Đào Thị Minh Đức sinh năm 1937
2. Đào Đình Tứ sinh năm 1940
3. Đào Ngọc Hải sinh năm 1943
4. Đào Trọng Hậu sinh năm 1946
5. Đào Trọng Hiếu sinh năm 1948.
Ông Nhạc thuở nhỏ học ở trường làng, là một học sinh nhanh khỏe, hay nghịch, tự xưng biệt hiệu là "trâu rừng" để hãnh diện sức mạnh của mình với bạn bè.
Ông ưa hoạt động đá bóng và là cầu thủ tin cậy của đội bóng học sinh sau này. Đỗ sơ học yếu lược, ông xuống Phùng trọ học, tiếp các lớp trên rồi cùng ông Nhã lên Bắc Giang ở với ông Điển để học lớp nhất và thi tốt nghiệp tiểu học.
Năm 1933, nhờ ông Điển xin cho đi dạy học hương sư, ông được cử về làm giáo viên dạy ở trường Vân Cốc, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đến năm 1939, ông thôi dạy học về tìm việc ở Hà Nội. Lúc này ông Nhã cũng đã ra Hà Nội và làm việc ở phòng thuế chợ Sở Đốc Lý Hà Nội, thuê nhà ở phố Jambert (bây giờ là Nguyễn Trường Tộ), ông Đường cũng từ nhà quê ra làm gia sư cho chủ xưởng Vinh Thành ở phố hàng Bạc, ông Nhạc được sự động viên khuyến khích của anh em và sự giúp đỡ của bạn bè (có ông Tám làm công an cảnh sát) đã tin tuyển lựa làm công an cảnh sát ở Hà Nội thuê nhà riêng ở ngõ phố Jambert gần nhà ông Nhã. Lúc đầu ông làm việc ở phố hàng Trống, sau làm ở các trạm C.A phố hàng Đậu, chợ Gạo.
Năm 1945, ông tham gia tổ chức cảnh sát cứu quốc của Mặt trận Việt Minh nên sau tổng khởi nghĩa 8-1945, ông vẫn ở lực lượng cảnh sát của chính quyền cách mạng thành phố Hà Nội. Khi toàn quốc kháng chiến (12-1946) gia đình ông sơ tán về quê Vĩnh Khang, Vân Cốc. Khi giặc Pháp chiến Sơn Tây, gia đình tản cư sang xã Hồng Châu ở nhờ nhà ông Thuổi là anh còn bá còn dì (cụ Y là chị cụ Điều) rồi tản cư xuống vùng chợ Lồ, năm 1949 giặc càn quét cả hai bờ sông Hồng, bà Nhạc và các con hồi cư về làng, ông Nhạc đi tìm cơ quan cũ để công tác. Ông được điều về làm công an ở Bắc Giang, đóng ở Nhã Nam. Có tinh thần trách nhiệm và khả năng nghiệp vụ, một thời gian sau ông được đề bạt làm trưởng đồn. Năm 1954 khi được tin bà Vy mất ở Hà Nội, ông đã tổ chức đón các con lên Bắc Giang (Nhờ bà Lý Di chị bà Vy vào Hà Nội cùng cô Tân em gái đang ở Hà Nội đưa các cháu ra) đến ở nhờ gia đình bà Thông (bên họ ngoại) ở Tiên Lục.
Trước hoàn cảnh khó khăn mới, đông con nhỏ, ông đã báo cáo với lãnh đạo tỉnh xin được chuyển công tác trở về ngành giáo dục. Được chấp nhận nguyện vọng, ông về dạy và làm Hiệu trưởng trường tiểu học Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, rồi làm hiệu trưởng trường Thọ Xương, trường Tiên Lục, có thời gian về làm trợ lý Phòng Giáo dục, rồi giáo viên trường cấp 2 Yên Sơn (Lạng Giang). ông về nghỉ hưu năm 1974 sau 20 năm dạy học, tuổi đời 60, trở về ngôi nhà cũ số 4 phố Yên Ninh Hà Nội.
Ông Nhạc là một người rất có nghị lực khắc phục khó khăn. Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ly tán, ông tin tưởng vào bà Vy đảm đang nuôi con nhỏ sống trong vùng tạm chiếm, ông ra sức hoàn thành công tác. Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông ở trong hoàn cảnh một mình vừa công tác vừa "gà trống nuôi con", ông đã nuôi dạy các con trưởng thành đến nơi đến chốn. Khi về hưu ông vẫn tự lực trong cuộc sống mọi mặt, ít đòi hỏi ở các con. Cho đến năm 2000, tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần lúc 6 giờ ngày 27-6-2000 tức ngày 26 tháng 5 Canh Thìn, thọ 87 tuổi.
- Trong quá trình kháng chiến và công tác, ông Nhạc đã được Nhà nước tặng thưởng.
1. Huy cương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất
2. Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng
Vợ: Bà Nguyễn Thị Vi thường gọi theo tên chồng, Bà Nhạc.
-Bà Vy quê ở Bắc Giang - nghề nghiệp chính là buôn bán nhỏ (người làng Cung Nhượng huyện Việt Yên). Không có vốn làm ăn lớn, nhưng Bà không nề hà bất cứ buôn bán gì từ gánh rau, gánh gạo tấm vải, bộ quần áo để kiếm sống hàng ngày. Từ ở tỉnh nhỏ về sống ở Thủ đô, bà sớm thích nghi với tầng lớp lao động cùng kiệt buôn bán nhỏ, chịu khó chắt chiu, tần tảo đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định.
Với bản chất lao động, tính tình luôn vui vẻ hòa nhã, bà quan hệ rộng rãi có nhiều bạn bè tốt buôn bán làm ăn với nhau rất đoàn kết, tổ chức thành phường họ giúp nhau vay vốn kinh doanh (Bà cầm cái họ nhiều năm), dần dần tích lũy tiết kiệm, ông bà mua được nhà riêng số 4 phố Yên Ninh năm 1945.
Khi tản cư kháng chiến về quê gia đình ông bà gồm 3 con và một người giúp việc (gọi là U Hậu) tổng cộng 6 người. (U Hậu được mướn về khi đẻ Hậu, bà Nhạc không có sữa phải nuôi bộ, năm 1945 Báo Vui sống tổ chức thi bé khỏe bé ngoan, Hậu được giải 3). Bà vẫn quang gánh trên vai, tản cư đến đâu, chạy chợ đến đấy. Khi hồi cư về Hà Nội, bà lại tiếp tục công việc buôn bán nhỏ, nuôi các con ở nhà số 4 ph...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D 76 đề thi thử tốt nghiệp thpt 2023 môn tiếng anh sở giáo dục và đào tạo bắc ninh Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
R ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÌNH SỰ 3140 LỚP ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ LUẬT SƯ + đáp án Luận văn Luật 0
M Đánh giá việc áp dụng đề cương môn học của giảng viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Luận văn Sư phạm 0
T Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Kinh tế vận tải Nông Lâm Thủy sản 0
T Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Cấu trúc tàu - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
T Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu Nông Lâm Thủy sản 0
L Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường Trung học cơ sở của phòng Giáo dục và Đào Tạ Luận văn Sư phạm 0
S Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đối với các môn học thuộc khối kiến thức chung trong chương trì Luận văn Sư phạm 0
W Xây dựng bài giảng điện tử môn học Phương pháp dạy học Hóa học thuộc chương trình đào tạo cử nhân sư Luận văn Sư phạm 0
D [Free] Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cán bộ chuyên môn tại Bệnh viện Bạch Mai Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top