daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
MỞ ĐẦ U ....................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................2
2. Tổng quan tiǹ h hiǹ h nghiên cƣ́ u đề tài ...........................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................8
5. Cơ sở lý luâṇ và phƣơng phá p nghiên cƣ́ u .....................................................8
6. Đó ng gó p củ a luâṇ văn......................................................................................9
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.......................................................9
8. Kết cấ u củ a luâṇ văn .........................................................................................9
NÔỊ DUNG ..............................................................................................................10
CHƢƠNG 1: ĐAỌ HIẾU TRONG NHO GIÁO VÀ GIÁ O DUC̣ .....................10
ĐA

ĐƢ́ C GIA ĐÌNH ............................................................................................10
1.1. Đaọ hiếu trong Nho giá o ..............................................................................10
1.1.1. Nho giáo và vị trí đạo hiếu trong đạo đức Nho giáo.............................10
1.1.3. Đạo hiếu trong Nho giáo Việt Nam .......................................................33
1.2. Giáo dục đạo đức gia đình ...........................................................................42
1.2.1. Khái niệm gia đình, đạo đức gia đình và giáo dục đạo đức gia đình...42
1.2.2. Vị trí, nội dung giáo dục đạo đức gia đình............................................45
1.2.3. Chủ thể và phương pháp giáo dục đạo đức gia đình ............................52
Tiểu kết chương 1..................................................................................................59
CHƢƠNG 2. THƢC̣ TRAṆ G GIÁ O DUC̣ ĐAỌ ĐƢ́ C GIA ĐÌNH VIÊṬ NAM
HIỆN NAY VÀ Ý NGHIÃ ĐAỌ HIẾU VỚ I GIÁ O DUC̣ ĐAỌ ĐƢ́ C ...............62
GIA ĐÌNH Ở NƢỚC TA.........................................................................................62
2.1. Thƣc̣ traṇ g giá o duc̣ đaọ đƣ́ c gia điǹ h Viêṭ Nam hiện nay.......................62
2.1.1. Những thành tưụ đaṭ đươc̣ .....................................................................62
2.1.2. Những haṇ chế .......................................................................................70
2.2. Ý nghĩa đạo hiếu trong giáo dục đạo đức gia điǹ h ở nƣớc ta hiêṇ nay...76
Tiểu kết chương 2..................................................................................................87
KẾ T LUÂṆ ..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................912
MỞ ĐẦ U
1. Lý do chọn đề tài
Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập ngày một sâu rộng về mọi mặt, mỗi
dân tộc đều đứng trước đòi hỏi tất yếu khách quan, đó là vừa phải hòa mình vào
dòng chảy chung của nhân loại, vừa phải khẳng định các giá trị riêng có của dân tộc
mình. Đóng vai trò làm nền tảng văn hóa của mỗi dân tộc, giá trị văn hóa truyền
thống luôn là hệ chuẩn nhận diện sức sống và tương lai phát triển cho chính dân tộc
ấy. Do đó, việc nghiên cứu lý luận nhằm tiếp tục làm rõ vai trò của các giá trị truyền
thống với tư cách hình thành nên bản sắc văn hóa là điều cần thiết và có ý nghĩa đối
với đất nước ta hiện nay.
Trong các giá trị văn hóa tinh thần ở phương Đông, Nho giáo đang nhận
được sự quan tâm ngày càng nhiều vì sự đóng góp của nó vào sự hình thành các giá
trị đó trong thời kỳ lịch sử lâu dài. Chính những thành công của một số nước trong
khu vực chịu ảnh hưởng của Nho giáo là minh chứng rõ nhất. Trong lịch sử phát
triển của Nho giáo, cho dù quan niệm của các nhà nho mỗi thời kỳ có khác nhau,
song họ đều thống nhất với nhau một điểm là đề cao đaọ hiếu của con người, coi đó
là một trong những tư tưởng cốt lõi, là nội dung chủ yếu bao trùm và xuyên suốt
học thuyết Nho giáo. Vấn đề căn bản hiện nay là phải khai thác cái gì trong đạo hiếu
cũng như hệ tư tưởng Nho giáo và vận dụng nó ra sao vào hoàn cản thực tiễn nước
ta cho phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Không những thế, yêu cầu này
còn xuất phát từ điều kiện thực tiễn ở Việt Nam vì mục đích xây dựng xã hội mới,
con người mới thời kì hội nhập.
Gia đình Việt Nam hiện nay, vốn là nơi duy trì các giá trị đạo đức truyền
thống, nhưng lại đang đứng trước thách thức, sự tấn công của những quan niệm tư
tưởng mới, lối sống mới. Mặt trái của cơ chế thị trường đang hàng ngày hàng giờ
làm suy thoái đạo đức của một bộ phận trong xã hội. Thực tế cho thấy rằng, trong
đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo
thị hiếu không lành mạnh: Tệ sùng bái văn hóa ngoaị lai , coi thường những giá trị
văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ… đang gây
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền mà chà
đạp lên tình nghĩa gia đình, vợ chồng, cha con, anh em... Trong khi đó , tình trạng
giáo dục đạo đức gia đình bị buông lỏng, thâṃ chí là xem nhe; ̣thái độ và hành vi đối xử
của con cái đối với cha mẹ đang diễn ra một cách tuỳ tiện và trái với đạo đức.
Để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của
gia đình Việt Nam cần nghiên cứu nội dung đaọ hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa của
nó đối với giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiêṇ nay để phát huy những giá trị
của đaọ hiếu trong Nho giáo và ý nghiã của nó đối với giáo duc̣ đạo đức gia đình ở
Việt Nam hiêṇ nay nhằm xây dựng đạo đức gia đình Việt Nam trong thờ i đại mới,
xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, ấm no; đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực,
xuống cấp của đạo đức gia đình là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, học viên chọn đề tài :
“Đaọ hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa của nó đố i vớ i giá o duc̣ đạo đức gia đình ở
Viêṭ Nam hiêṇ nay” cho luận văn thạc sỹ triết học với mong muốn được đóng góp
phần nhỏ bé của mình vào việc làm rõ và sâu sắc hơn nội dung đạo hiếu của Nho
giáo cũng như công tác xây dựng gia đình Việt Nam nói riêng và cuộc xây dựng và
phát triển đất nước nói chung trong điều kiện hiện nay.
2. Tổng quan tiǹ h hiǹ h nghiên cƣ́ u đề tài
Nho giáo là học thuyết ra đời từ thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc. Sự tồn tại,
hưng vong và những nội dung cơ bản của Nho giáo đã nhận được sự quan tâm rộng
khắp của giới nghiên cứu ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu về Nho giáo trong những năm gần đây ngày càng tăng
lên. Nho giáo với tư cách là học học thuyết chính trị, đạo đức, vì vậy bản thân nó
luôn mang trong mình tính đa nghĩa ở mỗi một vai trò mà không có sự tách biệt
hoàn toàn. Nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung vì thế cũng không tách bạch
một cách siêu hình với việc nghiên cứu các nội dung khác của Nho giáo. Trong tính
thống nhất tương đối đó, vấn đề đạo đức của Nho giáo nói chung và đạo hiếu của
Nho giáo nói riêng đã được khai thác ở những tầng bậc khác nhau.4
Hiêṇ nay , đề tài giáo dục đạo đức gia đình đang trở thành vấn đề thời sự
nóng bỏng ở Viêṭ Nam, môṭ quốc gia vốn có truyền thống đề cao vai trò gia đình
trong sự hình thành nhân cách con người và phát triển xã hội. Có thể thấy, chưa bao
giờ vấn đề này lại thu hút sự nghiên cứu của giới chuyên môn cũng như các ngành
chứ c năng như giai đoaṇ hiêṇ nay . Xu thế toàn cầu hoá đang tạo ra nhiều cơ hội
chưa từng thấy cho các gia đình phát triển thì đồng thời cũng đặt ra nhiều thách
thức, các loại hình gia đình đang đứng trước nguy cơ bị đồng hoá, làm suy kiệt
những hệ thống giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống gia đình. Chính vì vậy,
vấn đề củng cố, phát triển gia đình đã và đang trở thành mối quan tâm chung của
toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề này đã được một số nhà nghiên cứu về Nho giáo đề cập
đến qua môṭ số công trình nghiên cứ u như:
Bàn về đạo đức Nho giáo, tác giả Quang Đạm trong tác phẩm Nho giáo xưa
và nay khẳng định: “Khổng Khâu và các đồ đệ trực tiếp hay gián tiếp của “Phu
Tử” dành công phu nhiều nhất vào sự giảng dạy, trau dồi các đức hiếu đễ, đức nhân
và đức lễ. Đi từ đáy tháp lên tới đỉnh tháp, chúng ta sẽ cố gắng một mặt tìm hiểu
chung tất cả các đức trên đây, mặt khác tập trung sự chú ý nhiều hơn vào hiếu đễ,
nhân và lễ…Nếu ta coi đức nhân là đức lớn tập trung tinh túy của tất cả các đức
khác, thì chúng ta có thể kết luận rằng, Khổng giáo coi hiếu đễ là gốc của tất cả mọi
đức nói chung… Hiếu đễ không phải chỉ là đức tốt của người làm con làm em mà
còn luyện cho con người trở thành hữu đạo, hữu đức trong nước trong thiên hạ nữa”
[13, tr.130]. Nhà nghiên cứu Quang Đạm đã từ nhiều luận điểm trong Ngũ Kinh, Tứ
Thư…và nhiều tài liệu diễn giải của những danh Nho về sau để nêu lên mấy nguyên
lý lớn nhất của chữ hiếu: Sự thân và thủ thân gắn liền với nhau; suốt đời thiện kế,
thiện thuật; dương danh hiển thân, cách báo hiếu tốt nhất [13, tr.178].
Đi sâu khai thác đạo hiếu ở cấp độ sâu hơn phải kể đến tác phẩm “Chữ hiếu
trong nền văn hoá Trung Hoa” của tác giả Tiêu Quần Trung. Với bốn chương, tác
giả đã đề cập tới khởi nguồn, diễn biến, ý nghĩa của đạo hiếu và bước đầu nêu lên
những suy nghĩ về lịch sử của hiếu đạo với các giá trị đương đại. Theo ông, từ
Khổng Tử đến Hiếu Kinh là hoàn thành lý luận hiếu đạo của Nho gia. Về sau, nhà
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Hán dùng hiếu để trị thiên hạ, còn văn hóa hiếu đạo thời Ngụy, Tấn, Tùy, Đường là
loại suy tôn và biến dị. Tác giả cũng đưa ra nhận định về đỉnh cao ngu hiếu thời
Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Trên cơ sở đó, Tiêu Quần Trung đã nghiên cứu mối
quan hệ giữa hiếu đạo và việc báo hiếu, ông không chỉ nêu ra tác dụng lịch sử của
hiếu đạo mà còn khẳng định giá trị hiếu đạo trong quan hệ gia đình, xã hội, quốc gia
và dân tộc. Ông khẳng định: “Hiếu đạo trong xã hội cổ đại Trung Quốc đã phát huy
tác dụng lịch sử của nó chủ yếu là tác dụng làm ổn định, hòa mục gia đình và duy trì
ổn định xã hội. Hiếu đạo là một cử chỉ thân tình tự nhiên, song cũng lại là công cụ
giáo dục nghĩa vụ con người... Hiếu đạo không trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội, song nó có tác dụng làm cho gia đình và xã hội ổn định, như vậy là đã gián
tiếp làm cho xã hội phát triển” 88, tr.373.
Nhìn chung, những nhìn nhận và đánh giá của tác giả Tiêu Quần Trung là
khá sâu sắc. Tuy nhiên, có thể do nghiên cứu từ góc độ và phương pháp tổng hợp
của văn hóa nên tính chất tổng hợp lý tính trừu tượng mang tính triết học trong tác
phẩm còn mờ nhạt và chưa có sự phân tích về cơ sở tồn tại xã hội, cái mà trên đó
văn hóa hiếu đạo nảy sinh và phản ánh. Cho nên, tuy diện mạo của đạo hiếu trong
nền văn hóa Trung Hoa thì đã được phác họa song lý do cơ bản để nó nảy sinh, tồn
tại và biến dịch trong quá trình vận động thì chưa được đề cập.
Phan Đại Doãn trong tác phẩm “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” đã
phân tích: “Ở Việt Nam, trên nền tảng Đông - Nam Á, gia đình nhỏ lấy vợ chồng
làm mặt ngang bằng, bình đẳng là chính, khi tiếp nhận luân lý Nho giáo đương
nhiên phải chuyển đổi, đó là quan niệm hiếu gắn liền với nghĩa. Hiếu vốn là tinh
thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam được hình thành từ
rất xa xưa trong phong tục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão” nhưng về
sau lại được giáo lý Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành
luân lý xã hội. Các nhà nước dưới thời Lê - Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia
đình… lấy hiếu làm chuẩn mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện
nhân cách, lấy hiếu để ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và
đặc biệt được pháp luật hóa, chính sách hóa” [11, tr.144]. Tác giả Phan Đại Doãn đã6
nhận định về vấn đề nhà nước, pháp luật hoá những quan niệm hiếu nghĩa để rút ra
những nội dung cơ bản của đạo hiếu ở Việt Nam. Đồng thời ông khẳng định: “Hiếu
là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị xã hội cao quý, là quan
hệ đứng dọc trong gia đình và dòng họ, có ý nghĩa quan trọng nhất trong các
nguyên tắc ứng xử gia đình. Đạo hiếu thể hiện trước hết ở việc con cháu phải nuôi
dưỡng ông bà cha mẹ. Đây là yêu cầu tối thiểu đối với mỗi thành viên trong gia
đình.” [11, tr.156]. Không những thế, theo Phan Đại Doãn: “Hiếu không dừng ở đạo
đức, mà xa hơn còn là phạm trù tín ngưỡng, một tín ngưỡng thế tục, hiếu còn là điều
luật xã hội mọi người phải tuân thủ.” [11, tr.175].
Quan điểm của Phan Đại Doãn thể hiện trong tác phẩm khá sâu sắc và mang
tính gợi mở cao. Vấn đề các triều đại đều có ý thức sử dụng pháp luật để pháp lý
hóa tư tưởng hiếu hay tông pháp hóa gia đình và dòng họ là một thực tế lịch sử.
Nhưng sự tông pháp hóa đó ảnh hưởng đến tư duy, hành động và việc hình thành
nhân cách con người Việt Nam như thế nào cần có sự luận giải rõ hơn nữa.
Trần Nguyên Việt với bài viết “Đạo hiếu Việt Nam qua cái nhìn lịch đại” đã
luận giải khái niệm hiếu, quan điểm hiếu đạo theo tiến trình phát triển lịch sử tư
tưởng Việt Nam. Trần Nguyên Việt cho rằng: “Tinh thần trung hiếu thời Trần đã để
lại cho các triều đại phong kiến Việt Nam về sau một bài học sâu sắc mà triều đại
nào không biết phát huy nó đều gặp phải khó khăn trong việc điều hành đất nước và
đặc biệt, không thể thắng được kẻ thù xâm lược” 94, tr.36 và chủ trương “lấy hiếu
trị thiên hạ” (Minh Mệnh chính yếu) đã làm cho đạo hiếu trở thành cái chủ đạo
trong lối sống của nhiều gia đình cũng như chuẩn mực đạo đức trong văn hóa ứng
xử xã hội mang tính luân lý người Việt” 94, tr.41…Trên cơ sở đó, Trần Nguyên
Việt rút ra một số đặc điểm trong đạo hiếu Việt Nam: Đạo hiếu thiên về hoạt động
thực tiễn hơn là lập thuyết; đạo hiếu Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết
triết học, chính trị - đạo đức, tôn giáo và các yếu tố bản địa; thừa nhận đạo hiếu như
một lẽ tự nhiên, người Việt Nam chấp nhận và tuân thủ việc luật pháp hóa các hành
vi đạo đức, coi những quy phạm đạo hiếu đã được luật pháp hóa ấy như những
chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh, định hướng hành vi đạo đức của mình.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Tuy Trần Nguyên Việt đã rút ra những đặc điểm của đạo hiếu Việt Nam
nhưng trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu hẹp, ông chưa có điều kiện để đề cập
và khai thác sâu các khía cạnh như: Bổn phận, trách nhiệm của người làm con...
Cho nên, nếu dùng hệ chuẩn của kinh điển Nho giáo để soi dẫn tiến trình biến đổi
của đạo hiếu theo lịch đại có thể đem lại cách đánh giá vừa toàn diện vừa mang tính
lịch sử cụ thể.
Ngoài ra còn một số bài viết và luận văn, luận án nghiên cứu khá công phu,
chẳng hạn: “Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ” của Nguyễn Tài Thư; “Ảnh
hưởng của Nho giáo đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống” của Trần
Thị Hồng Thúy; “Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu ngày nay” của
Nguyễn Thị Thọ, Tạp chí Triết học số 6 năm 2007; “Một số suy nghĩ về đặc điểm
của Nho giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết học, số 5 năm
1998; “Tìm hiểu tư tưởng đức trị trong Nho giáo” của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí
Nghiên cứu lý luận, số 10 năm 1999... Các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho
giáo nói chung và đạo hiếu của Nho giáo nói riêng đã khai thác vấn đề ở nhiều
chiều cạnh khác nhau và đã đạt được những kết quả nhất định. Trong khi cơ sở xã
hội để tồn tại của Nho giáo đã lùi vào quá khứ nhưng sức sống và sự ảnh hưởng của
đạo đức Nho giáo là điều đã được lịch sử xác nhận. Thay vì việc phê phán Nho giáo
theo trào lưu trước đây gắn với toàn bộ tội trạng của xã hội phong kiến thì các nhà
nghiên cứu chú trọng vào khuynh hướng khai thác những giá trị của đạo đức Nho
giáo, những giá trị có thể tích hợp được với hệ giá trị hiện đại trên quan điểm khách
quan, toàn diện và thực tiễn. Chính khuynh hướng này khẳng định việc cần thiết
phải kế thừa và phát huy các giá trị của Nho giáo nói chung, đạo hiếu của Nho giáo
nói riêng. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, góc tiếp cận và nhiều yếu tố khác nên
những phân tích, luận giải trên bình diện triết học về vấn đề này còn ít và đôi khi bị
che lấp nhiều bởi bình diện lịch sử, văn học. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu đạo hiếu
trong Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam
hiện nay thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống.8
Tóm lại, trong các công trình có liên quan trực tiếp và gián tiếp, đạo hiếu của
Nho giáo đã được nghiên cứu ở các tầng bậc khác nhau. Mối liên hệ giữa đạo hiếu
của Nho giáo đối với việc giáo dục đạo đức con người cũng đã được đề cập song
chỉ dừng lại ở những gợi mở khoa học, những tiếp cận ban đầu hay tư tưởng phái
sinh trong tổng thể một vấn đề lớn. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu nghiên
cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn tập trung khai thác trên bình diện
triết học một cách hệ thống, chi tiết vấn đề “Đạo hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa của
nó đối với giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu nội dung đaọ hiếu trong Nho giáo và đánh giá ý nghĩa của nó đối
vớ i giáo duc̣ đạo đức gia đình ở Viêṭ Nam hiện nay để xây dựng gia đình Viêṭ Nam
ngày càng tiến bộ, hạnh phúc.
Nhiêṃ vu ̣ nghiên cứu của đề tài:
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết hai nhiệm vụ sau:
Làm sáng tỏ nội dung đaọ hiếu trong Nho giáo, giáo dục đạo đức gia đình, vị
trí đạo hiếu trong đạo đức Nho giáo.
Phân tích thưc̣ traṇ g giáo duc̣ đaọ đứ c gia đình Viêṭ Nam hiện nay và ý nghĩa
của đaọ hiếu trong Nho giáo đến giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Đạo hiếu trong Nho giáo.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu bằng việc chỉ khảo cứu đạo đức trung,
hiếu của Nho giáo ở Trung Quốc (Nho giáo Nguyên Thủy, Nho giáo thời Hán, Nho
giáo thời Tống) và phân tích nội dung của nó trong Nho giáo Việt Nam qua các đại
biểu nho học chọn lọc. Trên cơ sở đó, đánh giá ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục
đạo đức gia đình ở Viêṭ Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luâṇ và phƣơng phá p nghiên cƣ́ u
Cơ sở lý luận của đề tài:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Cơ sở lý luâṇ của luâṇ văn là chủ nghiã duy vâṭ biêṇ chứ ng và chủ nghiã
duy vâṭ lic̣ h sử về gia đình ; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đườ ng
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đaọ đứ c gia đình Viêṭ Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài:
Luâṇ văn sử duṇ g phương pháp luâṇ của chủ nghiã duy vâṭ biêṇ chứ ng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử , tuân thủ nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nghiên cứu
đánh giá vấn đề một cách khách quan. Ngoài ra, luâṇ văn còn sử dụng các phương
pháp khác: Phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích và
tổng hợp, đối chiếu, so sánh, phương pháp lôgíc và lịch sử...
6. Đó ng gó p củ a luâṇ văn
Luâṇ văn trình bày khái quát nội dung cơ bản của đaọ hiếu trong Nho giáo.
Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Nêu lên những ý nghĩa của đaọ hiếu trong Nho giáo đối vớ i giáo dục đạo đức
gia đình ở Viêṭ Nam hiêṇ nay nhằm xây dưṇ g gia đình Viêṭ Nam ngày càng tiến bộ.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận của luận văn:
Làm sáng tỏ thêm nội dung đaọ hiếu trong Nho giáo.
Đánh giá thưc̣ traṇ g giáo dục đaọ đứ c gia đình ở Viêṭ Nam hiêṇ nay.
Nêu lên ý nghiã củ a đaọ hiếu trong Nho giáo vớ i giáo dục đạo đức gia đình
nhằm xây dưṇ g đạo đức gia đình Viêṭ Nam ngày càng tiến bô.̣
Ý nghĩa thực tiêñ củ a luâṇ văn:
Công trình này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu và giảng dạy triết học.
Luận văn có thể trở thành tư liệu tham khảo cho các chuyên ngành liên quan.
8. Kết cấ u củ a luâṇ văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục của đề tài gồm có hai chương,
chương 1 có 2 tiết, chương 2 có 2 tiết và danh mục tài liệu tham khảo.10
NÔỊ DUNG
CHƢƠNG 1: ĐAỌ HIẾU TRONG NHO GIÁO VÀ GIÁO DỤC
ĐA

ĐƢ́ C GIA ĐÌNH
1.1. Đaọ hiếu trong Nho giá o
1.1.1. Nho giáo và vị trí đạo hiếu trong đạo đức Nho giáo
Nho giáo và quá trình phát triển
Nho giáo được sáng lập bởi Khổng Tử ở Trung Quốc cách đây hơn 2500
năm. Ông sinh năm 551 TCN, ở nước Lỗ, trong một gia đình quý tộc sa sút. Khi
còn nhỏ, tuy gia cảnh cùng kiệt khó nhưng ông vẫn có điều kiện học sớm và rất ham
học. Chứng kiến chế độ tông pháp nhà Chu bị đảo lộn, đạo lý nhân luân suy đồi,
Khổng Tử muốn đem tài sức mình ra giúp vua, với hy vọng lập lại trật tự lễ, nghĩa
của nhà Chu và cải thiện cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Nhưng không được
vua nước Lỗ trọng dụng, ông chu du đến các nước chư hầu với mong muốn được
mang lý tưởng cải tạo xã hội ra giúp nước, trị dân, cứu đời nhưng không thành.
Cuối đời Ông biên soạn Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân
Thu. Đến năm 479 TCN Khổng Tử qua đời. Trong cuộc đời dạy học của mình,
những lời dạy của ông đã được các học trò ghi lại và tập hợp lại thành bộ “Luận
Ngữ”. Về sau Tăng Sâm đã viết nên cuốn Đại học, học trò của Tăng Sâm là Mạnh
Tử đã viết nên cuốn Trung Dung.
Sang thời Chiến quốc, Mạnh Tử đã ra sức bảo vệ Nho giáo, thường xuyên tỏ
thái độ tôn sùng vương đạo, khinh bỉ bá đạo, tôn sùng nhân, nghĩa, khinh bỉ thói
mưu lợi. Từ những đòi hỏi của thực trạng xã hội lúc bấy giờ, Mạnh Tử đã đề cập
đến nhiều vấn đề cụ thể của đời sống chính trị và kinh tế nhiều hơn thầy Khổng Tử.
Mạnh Tử đã tập hợp và ghi lại những cuộc biện luận của mình thành tập gọi là “bảy
thiên” Mạnh Tử. Mạnh Tử cùng với Luận ngữ, Đại học và Trung dung tập hợp
thành bộ Tứ thư và cùng với Ngũ kinh đã trở thành tài liệu chính thức của Nho giáo.
Thời Đông Chu kéo dài trong cảnh rối ren, loạn lạc, trước tình hình này đẩy
toàn bộ triều đại nhà Chu và hình thái kinh tế xã hội của nó đến chỗ kết thúc. Thực
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
trạng này đòi hỏi Nho giáo muốn tồn tại và phát triển được thì phải vượt qua khủng
hoảng. Thực tế đạo lý Nho giáo không thể chấm dứt được tình trạng loạn lạc. Từ
quyền lợi của giới kinh doanh, Tần Doanh Chính đã thống nhất Trung Hoa và xưng
hoàng đế. Nho giáo, đạo lý làm vũ khí tinh thần bảo vệ nề nếp thể chế nhà Chu
cũng phải chịu sự phán quyết của thế lực đang lên. Tần Doanh Chính đã ra chủ
trương đốt sách, chôn nho sĩ “phần thư khanh nho” đã làm cho Nho giáo phải lao
đao khốn đốn. Với những chính sách tàn bạo của nhà Tần đã gặp phải sự lên án và
buộc tội của nhiều người, nhất là những thế lực đại biểu cho xu thế mới của xã hội.
Lưu Bang đã giành thắng lợi, triều đại nhà Hán bắt đầu. Từ đây Nho giáo bắt đầu
dần dần lấy lại ưu thế của mình và trở thành vũ khí tinh thần của nhà Hán.
Triều đại nhà Hán nổi lên một nhân vật quan trọng đó là Đổng Trọng Thư.
Ông đã bổ sung vào học thuyết Khổng - Mạnh phần nói về trời đất, quỷ thần, âm
dương, ngũ hành mà Khổng Tử, Mạnh Tử cố né tránh hay nói sơ qua. Đồng thời
hệ thống hóa học thuyết này một cách tương đối hoàn chỉnh, vừa làm cho quân
quyền và thần quyền quyện chặt vào nhau.
Từ thế kỷ XVI, triều đại nhà Minh, triều đại nhà Thanh gắn với sự tiếp xúc
văn hóa phương Tây đã đặt ra những vấn đề không thể giải quyết được dưới ánh
sáng của đạo Nho. Cùng với sự trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa Đông Tây, các
triết lý của các nhà tư tưởng dân chủ... thực tế cuộc sống đã làm nảy sinh trong đầu
óc nhà Nho những nỗi băn khoăn khó quyết định. Đến cuối triều đại nhà Thanh một
số nhân vật tiêu biểu đã hấp thụ được nhiều tư tưởng mới ở Tây Âu về “tự do”,
“bình đẳng”, “dân chủ”. Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu cũng muốn xây dựng và
phát triển Trung Quốc theo hướng công nghiệp và chú trọng phát triển khoa học kỹ
thuật, nhưng cuối cùng họ đi đến “cải lương” và “duy tâm” dưới ngọn cờ của hoàng
đế triều Thanh. Mãi cho đến 1911 cách mạng Tân Hợi đã giành thắng lợi, Trung
Quốc mới bắt đầu từ vũng bùn phong kiến dần dần bứt lên. Đến đây lịch sử Nho
giáo gắn liền với các triều đại phong kiến Trung Quốc cơ bản đã kết thúc, song
những ảnh hưởng của nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay.12
Đạo hiếu trong Nho giáo và vị trí đạo hiếu trong đạo đức Nho giáo
Nho giáo là học thuyết chính trị, đạo đức chủ trương dùng lễ trị và đức trị để
quản lý xã hội. Nho giáo coi gia đình là một phạm trù lớn, chứa đựng nhiều nội
dung thâm thúy, ý nghĩa sâu xa có nhiều ảnh hưởng đến những phạm trù khác về
đạo đức và cuộc sống con người. Trên tinh thần đó, Nho giáo nêu cao nguyên lý
thiên hạ quốc gia và dẫn giải rằng: Gốc của thiên hạ là nước, gốc của nước là nhà,
gốc của nhà là bản thân (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản
tại thân) [6, tr.13]. Chính vì thế, muốn trị nước trước hết phải yên nhà (Dục trị kỳ
quốc giả, tiên tề kỳ gia) [6, tr.21]. Các nho sĩ coi vấn đề “tề gia” là gốc của nước và
thiên hạ, muốn “trị nước” trước hết phải giữ yên được nhà. Chủ trương Nho giáo là
tìm cách xây dựng gia đình, gia tộc thành những bức tường mạnh mẽ. Đạo Khổng
xem gia đình là một trong ba khâu không thể thiếu của hoạt động con người: Tu thân,
tề gia, trị quốc. Bậc quân tử trước hết phải làm cho nhà mình tề chỉnh thì dân chúng
mới làm theo, do đó mà tề chỉnh được mọi nhà dân, trị yên được cả nước.“Một nhà
nhân hậu thì cả nước dấy lên nhân hậu. Một nhà lễ nhượng thì cả nước dấy lên lễ
nhượng” (Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân; nhất gia nhượng, nhất quốc hưng
nhượng) [6, tr.20].
Lễ giáo Nho giáo quy định một cách chặt chẽ các mối quan hệ giữa người
với người, trong đó những quan hệ cơ bản nhất là tam cương (quân - sư - phụ) và
ngũ luân (vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh - em, bạn - bè), trong các mối quan hệ
đó thì đã có ba mối quan hệ trong gia đình. Trên tinh thần đó, Nho giáo xây dựng
nên những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình.“Cha ra cha, con ra con, anh ra anh,
em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, thế là gia đạo chính”. Trong ba mối quan hệ
(cha con, chồng vợ, anh em) làm nên cái gọi là “gia đạo chính” ấy, thì quan hệ cha
con tiêu biểu bằng chữ hiếu, đã được Nho giáo tôn lên rất cao, đặt vào một vị trí đặc
biệt quan trọng, trở thành cốt lõi của các quan hệ trong toàn xã hội.
Tiếp nối tư tưởng đức trị, Nho giáo rất chú trọng yếu tố giáo dục gia đình, coi
giáo dục gia đình là toàn bộ giáo dục xã hội. Khổng Tử quan niệm, đạo đức gắn liền
với chính trị, chính trị chẳng qua là sự mở rộng của đạo đức. Trong học thuyết của
triển, là lực đẩy đưa nước ta thoát khoảng tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Do đó,
xây dựng nền kinh tế thi ̣trườ ng định hướng xã hôị chủ nghiã là phù hợp với xu thế
phát triển của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường với
những hậu quả tiêu cực và hệ lụy xã hội của nó đang đặt ra nhiều khó khăn, thách
thức đối với gia đình và giáo dục đạo đức gia đình. Đạo đức, lối sống của trẻ em có
những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Thực trạng trẻ em trên lớp có
những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy
ngay trong lớp, bạo lực học đường... Trong khi ở nhà thì không nghe lời cha mẹ và
có những hành vi trái với đạo đức gia đình... ngày càng gia tăng. Thực trạng trên do
thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với các tổ chức xã hội nhằm tạo ra một môi
trường sống lành mạnh, giúp cho trẻ em tiếp thu các giá trị đạo đức không chỉ như
nghĩa vụ, bổn phận mà còn phải trở thành nhu cầu tình cảm đạo đức, văn hóa đạo
đức để sống có đạo đức từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội.
2.2. Ý nghĩa đaọ hiếu trong giá o dục đạo đức gia đình ở nƣớc ta hiêṇ nay
Thế kỷ XXI, với những tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ cùng vớ i xu
thế toàn cầu hoá về kinh tế đang kéo theo nhiều biến đổi quan trọng trong đời sống
xã hội và đạo đức con người . Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác , đạo đức
gia đình không đứng yên mà luôn vận động theo lịch sử phát triển của xã hội . Đạo
đức gia đình cũng đang có sự chuyển tiếp từ truyền thống sang hiện đại. Truyền
thống và hiện đại có mối quan hệ hữu cơ không tách rời mà tác động lẫn nhau , đan
xen, chuyển hóa lâñ nhau ; hiện đại là sự tiếp nối của truyền thống và truyền thống
chỉ được duy trì khi nó phù hợp với sự tiến hoá của xã hội để trở thành hiện đại.
Đứng trước sự biến đổi của đạo đức xã hội nói chung, đạo đức gia đình nói
riêng như hiện nay, cần thiết phải bàn đến việc xây dựng chuẩn mực đạo đức gia
đình hiện đại cùng với giáo dục đạo đức gia đình trong điều kiện mới. Không phải
đến bây giờ chúng ta mới bàn nhiều về giáo dục đạo đức gia đình mà giáo dục đạo
đức gia đình đã ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự xuất hiện và biến đổi của gia
đình. Ngày nay, cùng với sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội thì chúng ta phải
có cái nhìn mới hơn và đưa ra các giải pháp cần thiết để phát huy vai trò của giá dục
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi77
đạo đức gia đình, xây dựng gia đình trở thành tổ ấm của mỗi người. Để làm được điều đó
chúng ta không thể bỏ qua những giá trị tích cực của đạo hiếu trong Nho giáo.
Theo Nho giáo, hiếu là một khái niệm đạo đức nền tảng, là cái gốc của mọi
vấn đề về đạo đức, chính trị. Trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn lấy hiếu làm
chuẩn mực trong xã hội, làm tiêu chuẩn rèn luyện và đánh giá nhân cách con người,
lấy hiếu để điều chỉnh hành vi giữa người và người. Hiếu vốn là một nội dung quan
trọng của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam, đó là “nết đầu trong trăm nết”,
đạo hiếu hình thành lâu đời trong những phong tục của người Việt như: Thờ cúng tổ
tiên, kính trọng người già, tôn trọng cha mẹ… nhưng khi Nho giáo xâm nhập nó
được thể chế hóa thành những luân lý, đạo đức của xã hội. Thời Lý - Trần, Nho
giáo chưa ảnh hưởng nhiều vào trong đời sống xã hội, sang thời Lê - Nguyễn, Nho
giáo trở thành công cụ tư tưởng chi phối xã hội, chú trọng vấn đề gia đình, coi gia
đình là cơ sở quan trọng bậc nhất để thiết lập kỷ cương, ổn định trật tự xã hội. Ngày
nay, sự tác động của nền kinh tế thị trường tuy mạnh mẽ nhưng “những hạt nhân
tinh tuý” của đạo hiếu trong Nho giáo vẫn được tỏa sáng.
Một là, đạo hiếu khẳng định hiếu là nội quan trọng nhất trong giáo dục
đạo đức gia đình:
Từ sau đổi mới đến nay, trước những chuyển biến nhanh chóng của đời sống
xã hội, trước những thách thức mà dân tộc, nhân dân ta đang phải đối mặt, giáo dục
đạo đức gia đình nước ta dù đã có chuyển đổi khá căn bản nhưng vẫn chưa phù hợp
với thực tế đời sống, không định hướng hiệu quả quá trình hình thành, phát triển lối
sống, tư cách đạo đức, văn hóa cho các thành viên. Đó là một trong những nguyên
nhân quan trọng dẫn đến tình trạng khủng hoảng định hướng giá trị khiến trật tự nề
nếp gia đình bị đảo lộn, quan hệ giữa các thành viên trở nên không bền vững, xung
đột thế hệ gay gắt, người già cô đơn, trẻ em bị bỏ rơi, lang thang, phạm tội gia tăng;
tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, đại dịch HIV/AIDS… trở thành nguy cơ hiện
hữu đe dọa hạnh phúc của nhiều gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội. Dưới sự
tác động của kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích cực thì sự hạn chế trong giáo dục đạo
đức gia đình làm đạo đức gia đình bị lung lay. Chính những băng họai đạo đức nêu trên78
là hồi chuông dài cảnh tỉnh xã hội đang chìm đắm mình trong cơn lốc kinh tế thị
trường.
Trướ c thưc̣ traṇ g đaọ đứ c gia đình đang xuống cấp trầm troṇ g như hiêṇ nay thì
công tác giáo duc̣ đaọ đứ c trong gia đình Viêṭ Nam ngày càng trở lên quan troṇ g hơn
bao giờ. Đặc biệt, vấn đề phát huy mặt tích cực của tư tưởng hiếu trong Nho giáo
được coi là một tâm điểm đáng chú ý trong giáo dục đạo đức gia đình hiện nay “bởi
gia đình tốt cũng như liều thuốc đề kháng tốt để chống lại những con vi khuẩn gọi là
tiêu cực của xã hội hiện nay” [61, tr.17]. Trong công tác giáo dục đạo đức gia đình
Việt Nam hiện nay, việc kế thừa tư tưởng hiếu trong Nho giáo không hoàn toàn
giống như trước đây như cha ông ta kế thừa vì những yêu cầu đặt ra so với con
người Việt Nam hiện nay đã khác những yêu cầu đặt ra so với xã hội Việt Nam
phong kiến, những chuẩn mực đạo hiếu của con người Việt Nam hiện nay trong
giáo dục đạo đức gia đình cũng có những nét khác so với con người ngày xưa. Đó là
“xây dựng con người Việt Nam mới, giàu lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa có tình
cảm cao đẹp, có đủ tri thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội” [50,
tr.165].
Giáo dục đạo đức gia đình Việt Nam luôn đặt chữ hiếu lên hàng đầu và coi
đó là chuẩn mực cao nhất trong đánh giá con người. Việc đề cao chữ hiếu của Nho
giáo trong giáo dục cho con cái thái độ biết ơn, tình cảm kính yêu và trách nhiệm
phụng dưỡng đối với ông bà, cha mẹ hiện nay vẫn còn là một nội dung giáo dục đạo
đức quan trọng trong gia đình. Điều đó, cho thấy kinh tế thị trường phát triển, đời
sống cũng được nâng cao thì việc giáo dục lòng hiếu thảo ngày càng trở nên cần
thiết. Bởi lẽ, mỗi người đều phải nhận thức rằng “vô phụ mẫu tự kỷ sinh” tức là
không có cha mẹ tự mình sinh ra sao được. Cũng như dân ta vẫn lưu truyền câu:
“Một già, một trẻ giống (hay bằng) nhau”. Có nghĩa là trẻ thơ dại yếu đuối, cần
được theo dõi chăm sóc, thì người già yếu đuối cũng phải được chăm sóc. hay dân
ta vẫn nói câu “trẻ cậy cha, già cậy con”, mình còn thơ dại phải cậy vào sự chăm
sóc của con cái là lẽ đương nhiên. Và phải nhận thức hết nghĩa của câu “bất hiếu tất
tử bất hiếu” (mình không có hiếu với cha mẹ, tất con sẽ không hiếu với mình). Đây
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi79
không phải là nhân quả duy tâm siêu hình mà là một nét văn hoá truyền thống.
Mình đối xử tốt với cha mẹ, là tạo nên môi trường văn hoá tốt đẹp, giáo dục con cái
sau này đối xử với mình. Giáo dục lòng biết ơn cội nguồn tổ tiên bằng việc thờ cúng
ông bà cha mẹ một cách thành kính. Con cái trong gia đình phải biết giữ gìn gia
giáo, luôn biết bảo vệ thể diện và truyền thống gia đình. Kế thừa, phát triển theo
tinh thần Hồ Chí Minh, gắn với việc xây dựng gia đình văn hoá mới, đáp ứng yêu
cầu hiện đại hoá xã hội và xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Hai là, đạo hiếu cung cấp những phương pháp, nội dung cần thiết để giáo
dục đức hiếu của con cái với cha mẹ:
Đa

Hiếu đươc̣ xem là nôị dung cơ bản , là giá trị cốt lõi của đạo đức gia
đình. Giáo dục đaọ Hiếu cho con cái chính là giáo duc̣ đaọ đứ c trong gia đình . Điều
đó đòi hỏi mỗi ngườ i làm cha me ̣phải nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực giáo
dục, phải thường xuyên học tập, tự trau dồi tri thức, kỹ năng giáo dục thông qua sách
báo, truyền hình, internet... để học hỏi kinh nghiệm và nghệ thuật giáo dục trẻ em
trong gia đình.
Nghiên cứu đạo hiếu trong Nho giáo cho thấy có nhiều giá trị còn phù hợp
trong việc giáo dục đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay. Nhưng giá trị đó rất cần
được phát hiện và khuyến khích trên cơ sở chắt lọc những giá trị tích cực, cải tạo và
bổ sung cho phù hợp với thời đại. Nội dung hiếu trong giáo dục đạo đức gia đình
hiện nay phải bảo đảm cho con cháu kính yêu, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; ngược
lại cha mẹ, ông bà yêu thương và có trách nhiệm với con cháu; gia đình có trật tự,
kỷ cương, nền nếp. Đạo hiếu phần nào quy định trách nhiệm của cá nhân đối với gia
đình; trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với nhau. Đó là một trong
những nhân tố tạo nên sự bền vững của tổ chức gia đình, là cơ sở của hạnh phúc gia
đình. Đạo đức Nho giáo đề cập đến trách nhiệm làm con là phải hiếu thảo với cha
mẹ. Trần Trọng Kim trong cuốn Nho giáo viết: “Theo lẽ thường thì cha mẹ, anh em,
chị em là những người thân thiết nhất tất cả phải kính yêu, rồi đối với người ngoài
phải có lòng trung - thứ, từ ái được. Nếu ở với cha mẹ, anh em mà không kính80
thuận, chứng tỏ tình cảm của ta quá ư bạc bẽo, mỏng manh, như vậy làm sao thành
nhân được.” [43, tr.388]
Như vậy, hiếu thể hiện thái độ biết ơn của con cái đối với công lao to lớn của
cha mẹ. Đó là một thứ tình cảm tự nhiên mang nhiều yếu tố tâm linh, bắt nguồn từ
mối quan hệ huyết thống thiêng liêng. Trách nhiệm của con cái cũng thể hiện rõ
ràng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu, ốm đau,
bệnh tật. Điều này có một ý nghĩa xã hội rất to lớn. Việc xây dựng các nhà dưỡng
lão rất cần thiết vì còn có nhiều người già do những hoàn cảnh khác nhau không nơi
nương tựa. Tuy nhiên các nhà dưỡng lão có thể bảo đảm xã hội về kinh tế hay y tế
nhưng không thể sánh với gia đình trong việc tạo ra bầu không khí tình cảm sự yên ổn về
tâm lý, giúp cho người già tiếp thu họat động làm những công việc thích hợp có ích đối
với con cháu và xã hội, giúp họ tìm thấy lý do và ý nghĩa để tiếp tục sống.
Lối sống chạy theo đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân cực đoan vị kỷ, đặt cá nhân
lên trên xã hội, trên cộng đồng, sản phẩm phụ của xã hội công nghiệp và đô thị đang
làm tổn hại đến tính bền vững của thiết chế gia đình, phá vỡ những giá trị nhân bản
mà con người đạt được. Trong tình hình như vậy, việc giáo dục lòng hiếu thảo của
con cháu đối với cha mẹ, ông bà chẳng những giữ gìn những truyền thống văn hóa
tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống, ngăn chặn sự sa sút về đạo đức nhân
cách, mà còn là cứu cánh của xã hội trong việc phát huy vai trò của gia đình trong
chức năng bảo đảm, chăm sóc cho người cao tuổi.
Để giáo duc̣ con cái trong gia đình thì bản thân người làm cha mẹ phải hiểu
đươc̣ nôị dung giáo duc̣ đaọ đứ c trong gia đình là gì . Muốn hiểu nôị dung giáo duc̣
đaọ đứ c trong gia đình thì trướ c tiên phải xuất phát từ đaọ hiếu. Do vâỵ , muốn giáo
dục đạo đức trong gia đình thì trước tiên cha mẹ cần hiểu đạo hiếu là gì, đâu là biểu
hiện của lòng hiếu thảo, phương pháp nuôi dưỡng lòng hiếu thảo của con cái từ nhỏ.
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay muốn thành
công cần có con người xã hội chủ nghĩa - con người có đức lẫn tài. Từ mặt trái
của cơ chế thị trường và những bất cập về chữ hiếu hiện nay, để khắc phục được
những ảnh hưởng tiêu cực đó thì Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra những quy định cụ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi81
thể về nghĩa vụ của cha mẹ và con cái thành những văn bản pháp quy cụ thể. Trước
hết cha mẹ phải có trách nhiệm cao với gia đình và con cái, phải hiểu giáo dục con
cái chính là nghĩa vụ đối với Tổ quốc, không thể nói yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội
khi không giáo dục con cái trở thành những nhân tố góp phần tích cực thúc đẩy sự
phát triển của đất nước. Người con dưới sự giáo dục đó, tự bản thân sẽ biết vươn lên
phát huy trí tuệ và phẩm chất của mình.
Ba là, đạo hiếu giúp các gia đình khắc phục những hạn chế trong giáo dục
đức hiếu của con cái với cha mẹ:
Ngày nay, những quan niệm về hiếu một cách mù quáng như xưa đã không
còn, cũng không còn phép tắc “người quân tử không hay gần con” trái ngược với
yêu cầu xây dựng mối quan hệ hoà đồng, bình đẳng, dân chủ, tin cậy lẫn nhau giữa
các thành viên trong gia đình. Điều đó cho thấy khi trình độ hiểu biết và mức sống
càng cao, nhu cầu vật chất và tinh thần được đáp ứng càng nhiều thì sự bình đẳng,
dân chủ, hoà đồng giữa các thành viên trong gia đình càng được mở rộng. Nếu
trước đây, theo tư tưởng Nho giáo con cái “ngồi theo sự sắp đặt” nhưng ngày nay
điều khẳng định của việc khảo sát về vai trò của cha mẹ đối với cái việc lựa chọn
nghề nghiệp cho con cái là do có sự chia sẻ, nhường lại quyền quyết định cho con,
cha mẹ trở thành cố vấn, hỗ trợ con cái mình trong lựa chọn nghề nghiệp. Trong
quan hệ giữa các thành viên là có thứ bậc, trật tự nhưng bình đẳng dân chủ hơn.
Việc giáo dục con cái trong gia đình là trách nhiệm của những người lớn trong gia
đình.
Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái là không phải xa rời con mà cần gần
gũi tìm hiểu con về tâm tư, nhu cầu và sở thích, cá tính của từng thành viên để có
biện pháp chăm sóc, giáo dục đúng. Như vậy, khi sống trong điều kiện kinh tế phát
triển, điều kiện vật chất phục vụ cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình
ngày càng hiện đại thì sự hiểu biết, đồng cảm giữa cha mẹ với con cái càng nhiều,
trình độ nhận thức càng cao thì sự quan tâm chăm sóc, giáo dục càng chặt chẽ hơn.
Điều đó cho thấy nhu cầu xây dựng mối quan hệ hoà đồng, bình đẳng, dân chủ, tin
cậy giữa các thành viên trong gia đình là một nhu cầu cấp thiết trong xã hội ta hiện
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top