daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tóm tắt: Một đợt điều tra, đánh giá về tác động của bãi chôn lấp rác (BCL) Xuân Sơn đã được
thực hiện vào tháng 5 năm 2012. Kết quả thu được cho thấy, chất lượng nước đầu ra của hệ thống
xử lý nước thải hiện tại của BCL Xuân Sơn chưa đạt yêu cầu xả thải. Nước thải từ BCL Xuân Sơn
đã gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nước mặt và nước ngầm của khu vực xung quanh. Các
giải pháp cần thiết đã được đề xuất gồm thiết kế và xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, đồng
thời nghiên cứu nâng công suất cho hệ thống xử lý nước thải hiện tại. Cần lập các báo cáo quan
trắc môi trường định kỳ đối với BCL Xuân Sơn để kiểm tra, giám sát nước sau xử lý đảm bảo phải
đạt các qui định trong QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 25:2009/BTNMT.
Từ khoá: ảnh hưởng, bãi chôn lấp, môi trường nước.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1
Đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn
(CTR) phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu
tấn/năm. Đây là số liệu dự báo của Bộ Xây
dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra
trong báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 về
chất thải rắn. Tỷ lệ thu gom CTR hiện nay đã
tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu và mong muốn thực tế. Tỷ lệ thu
gom CTR sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp ước
đạt khoảng 80-82% (tỷ lệ này là 83-85% ở khu
vực đô thị và khoảng 40-55% ở khu vực nông
thôn) [1]. Vì vậy, loại chất thải này đang trở
thành một trong những nguyên nhân chính, gây
ô nhiễm môi trường nước mặt, không khí, đất,
cảnh quan đô thị và tác động xấu tới sức khỏe
cộng đồng.
Phần lớn CTR chưa được phân loại tại
nguồn, mà thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến
bãi chôn lấp. Chính vì điều này mà thành phần
nước rỉ rác từ các bãi rác ở Việt Nam phức tạp
hơn so với các nước tiên tiến (rác thải đã được
phân loại, xử lý bằng các phương pháp khác trước
khi chôn lấp). Tỷ lệ CTR được chôn lấp ở Việt
Nam hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR
thu gom được (trong đó, khoảng 50% được
chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không
hợp vệ sinh). Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi
1
Khoa Môi trường, trường Đại học Thuỷ Lợi
chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn
đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là
hợp vệ sinh. Ở phần lớn các bãi chôn lấp, việc
chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài, chưa
thực hiện đúng các qui định [1]. Các công trình
xử lí nước thải chưa đạt qui chuẩn xả thải gây
ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của người
dân trong khu vực. Khi bãi rác không được thực
hiện đúng qui trình thì sẽ lại trở thành nơi phát
sinh ô nhiễm thứ cấp, có thể gây tác hại nhiều
hơn so với rác thải ban đầu. Có thể kể đến một
số trường hợp điển hình, cách không xa trung
tâm thủ đô như bãi chôn lấp rác (BCL) Kiêu Kỵ
(Gia Lâm, Hà Nội) và BCL Xuân Sơn (Sơn Tây,
Hà Nội).
BCL Xuân Sơn được đặt tại xã Xuân Sơn (gần
hồ thủy lợi Xuân Khanh), cách trung tâm thị xã
Sơn Tây khoảng 12km về phía Tây Nam (bãi nằm
ngay trên tuyến đường 87B đi Tản Lĩnh). BCL
Xuân Sơn nằm trong vùng đất cao hơn so với
đồng ruộng của người dân địa phương và được
thiết kế, xây dựng để chôn lấp rác của thị xã
Sơn Tây. Bãi chôn lấp đã đi vào hoạt động được
10 năm. Ban đầu BCL Xuân Sơn chưa có hệ
thống xử lý nước thải (HTXLNT). Nước rỉ rác
không qua một khâu xử lý nào mà chỉ được thu
gom và thải thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm
nặng. Đến năm 2010, BCL Xuân Sơn mới có
HTXLNT với công suất thiết kế 100 m3/ngày.
Tuy nhiên, đến năm 2012, nước thải sau xử lý

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Đánh giá tác động môi trường bãi chôn lấp rác Xuân Sơn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến đổi địa hình và phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng Khoa học Tự nhiên 1
I Đánh giá ảnh hưởng của Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (tỉnh Đồng Nai) đến chất lượng không khí Khoa học Tự nhiên 0
P Đánh giá ảnh hưởng của công nghệ sau thu hoạch và máy đập lúa đến tỉ lệ gạo nguyên ở vùng Đồng Bằng Công nghệ thông tin 0
D Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái Y dược 0
D Đánh giá khả năng kết hợp và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật Đến năng suất hạt lai f1 tổ hợp Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật & phân bón hóa học trong canh tác cây lúa Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích đánh giá hiệu quả của một số thuật toán phát hiện ảnh giấu tin trong miền không gian Công nghệ thông tin 0
D ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT RUỘNG NHÂN DÒNG MẸ VÀ SẢN XUẤT HẠT LA Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top