daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968
TIỂU LUẬN ĐẢNG LÃNH đạo GIẢI QUYẾT mối QUAN hệ GIỮA xây DỰNG và bảo vệ MIỀN bắc xã hội CHỦ NGHĨA từ năm 1965 đến năm 1968
MỞ ĐẦU
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của dân tộc Việt Nam,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thắng lợi hoàn toàn, Tổ quốc
thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Suốt 21 năm tiến hành cuộc kháng
chiến, chúng ta đã đánh thắng bốn chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Trong
đó giai đoan từ năm 1965 đến năm 1968 đế quốc Mỹ triển khai chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ trực tiếp vào miền Nam và tiến hành leo thang đánh
phá miền Bắc Việt Nam. Lúc này, cả nước có chiến tranh với mức độ khác nhau.
Miền Bắc chuyển từ trạng thái thời bình sang trạng thái thời chiến và đứng trước
những thách thức lớn lao. Trong hàng loạt các vấn đề cần giải quyết nổi lên vấn đề
Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội
chủ nghĩa từ năm 1965 đến năm 1968. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng
sản Việt Nam, quân và dân miền Bắc đã khắc phục khó khăn vừa chiến đấu vừa
sản xuất, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời chi viện sức người sức của
cho tiền tuyến miền Nam. Để đảm bảo cho miền Bắc đứng vững trước mưa bom
bão đạn của kẻ thù, thực sự là nhân tố quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Đúng như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng
(1976) đã tổng kết: “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt mười sáu năm qua,
luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược”. Giải quyết tốt mối
quan hệ giũa xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã thể hiện rõ bản
lĩnh chính trị, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường của Đảng trong
hoàn cảnh cả nước có chiến tranh vô cùng ác liệt của đế quốc Mỹ. Qua đó đã để lại
cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm lãnh đạo quý có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Mặt


khác đã bổ sung vào kho tàng lý luận Mác - Lênin về giải quyết mối quan hệ giữa
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


1. Yêu cầu khách quan giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ
miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những năm 1965 -1968

1.1. Cơ sở lý luận
* C.Mác và Ph Ănghen đề cấp đến việc kết hợp nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ trong cách mạng vô sản.
Khi C. Mác và Ph. Ăngghen nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ
chưa chuyển sang giai đoạn phát triển tột cùng là chủ nghĩa đế quốc. Hai ông
đã chỉ ra rằng: giai cấp công nhân phải giành lấy chính quyền từ tay giai cấp
tư sản và xây dựng xã hội mới thiết lập sự thống trị cuả mình với toàn thể dân
tộc, đồng thời phải biết bảo vệ thành quả cách mạng. Để hoàn thành nhiệm vụ
đó, giai cấp công nhân phải vũ trang toàn dân để chống lại sự phản công của
chủ nghĩa tư bản. Công xã Pa ri (1871) ở Pháp là cuộc các mạng đầu tiên của
giai cấp vô sản giành chính quyền theo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Tuy nhiên, do không biết vũ trang toàn dân và liên minh giữa các giai cấp
công nhân với toàn thể nhân dân lao động để bảo vệ thành quả cách mạng,
cho nên công xã Pa ri đã bị kẻ thù thủ tiêu nhanh chóng. Từ thất bại của Công
xã Pa ri, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tổng kết và rút ra những bài học kinh
nghệm quý để truyền lại cho giai cấp vô sản thế giới tiếp tục con đường đấu
tranh thủ tiêu chế độ áp bức bóc lột và xây dựng chế độ mới… Trong khi đó,
hai ông đặc biệt quan tâm đến những nguyên tắc bảo vệ thành quả cách mạng
như: Sự cần thiết phải vũ trang toàn dân và tiến hành chiến tranh chính nghĩa
chống xâm lược của chủ nghĩa tư bản, bảo vệ thành quả cách mạng, sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân đối với chiến tranh giải phóng dân tộc. Tuy chưa
có điều kiện đề cập nhiều đến quốc phòng, đến bảo vệ Tổ quốc nhưng những
tư tưởng quân sự của hai ông là bó đuốc soi đường, là phương pháp luận cho


giai cấp công nhân giành chính quyền và giữ chính quyền, bảo vệ Tổ quốc xã

hội chủ nghĩa, là cơ sở lý luận để Đảng ta giải quyết mối quan hệ giữa xây
dựng với bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa từ năm1965 đến năm 1968.
* Lê nin kế thừa, phát triển tư tưởng của Mác và Ănghen về nội dung kết
hợp xây dựng và bảo vệ cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Khi bàn về tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trong
tác phẩm Cương lĩnh quân sự của cách mạng vô sản viết cuối năm 1916,
Lênin đã chỉ rõ: “chủ nghĩa xã hội không thể đồng thời thắng lợi trong tất cả
các nước. Trước hết, nó thắng lợi trong một nước, trong khi các nước khác,
trong một thời gian dài nào đó, vẫn còn là những nước tư bản hay tiền tư bản.
Tình trạng đó không những sẽ gây ra những va chạm, mà còn làm cho giai cấp
tư sản các nước khác trực tiếp muốn tiêu diệt giai cấp vô sản chiến thắng của
nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Lênin khẳng định: “Không cầm vũ khí bảo vệ
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa, thì chúng ta không thể tồn tại được. Giai cấp
thống trị không bao giờ nhường chính quyền cho giai cấp bị trị. Nhưng giai
cấp bị trị phải chứng minh trên thực tế rằng họ không những có khả năng lật
đổ bọn bóc lột, mà còn có khả năng tự tổ chức, huy động hết thảy để bảo vệ
lấy mình”
Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ tất yếu, rất quan trọng chống lại mọi âm
mưu và hành động can thiệp, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đấu tranh cùng tồn tại trong thế
giới, suy cho cùng là giải quyết vấn đề “ai thắng ai”. Chủ nghĩa xã hội chỉ có
thể thắng chủ nghĩa tư bản bằng “năng suất, chất lượng”. Chính tiền đề cơ bản
đó đòi hỏi phải xây dựng nội lực tự mình vươn lên bảo vệ lấy chính mình và
chiến thắng kẻ thù trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc. Với cách
tiếp cận trên Lênin đã khảng định giai cấp thống trị không bao giờ từ bỏ lợi
ích của chúng. Do vậy, những người vô sản phải cầm vũ khí giành lại quyền
lợi của chính mình, và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng mình sinh sống, bảo vệ
chế độ tốt đẹp mình vừa xây dựng lên. Theo Lênin, nhưng để duy trì xã hội tốt


đẹp đó phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa.
* Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ
đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam đã
tiếp thu truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc và nâng lên một tầm
cao mới. Người đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
Thấu suốt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, trong Tuyên ngôn độc
lập ngày 2/ 9/ 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy”. Khi kẻ thù trở lại xâm lược nước ta một lần
nữa, Người kêu gọi: “Tất cả quốc dân Việt Nam phải đứng dậy bảo vệ Tổ
quốc”. Hai tháng sau khi đồng bào miền Nam bước vào kháng chiến, ngày 25
tháng 11 năm 1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị “ Kháng
chiến kiến quốc”. Thực dân Pháp và các thế lực phản động đang âm mưu thôn
tính nước ta, “cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng
dân tộc giải phóng... Giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành
nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên
hết”, kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng, phải tập
trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”
Chỉ thị đề ra những nhiệm vụ cụ thể về nội dung chính trị, quân sự,
ngoại giao, kinh tế, tài chính, cứu tế, về văn hoá... Đặc biệt chỉ thị nêu rõ
những nội dung về xây dựng Đảng, cải tổ chính phủ, về kháng chiến ở miền
Nam và đoàn kết với nhân dân Lào và Campuchia.
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” thể hiện rõ tư tưởng trong khi đặt
nhiệm vụ kháng chiến lên hàng đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
đặc biệt coi trọng nhiệm vụ xây dựng đất nước về mọi mặt, rằng xây dựng chế


độ mới phải đi đôi với bảo vệ chế độ mới. Phải vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc. Kháng chiến để đánh bại thế lực đế quốc xâm lược, kiến quốc để xoá bỏ
tàn dư chế độ cũ, phát triển đất nước, củng cố hậu phương vững chắc. Hai nhiệm vụ
chiến lược này sẽ được giải quyết thấu đáo trong suốt quá trình chiến tranh.
Thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Người chỉ đạo
quân và dân ta đã giải quyết cả ba nhiệm vụ diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt
giặc ngoại xâm. Không ngừng củng cố và tăng cường hệ thống chính trị nhằm
thúc đẩy cả hai mặt xây dựng và bảo vệ. Chính vì thế, vùng tự do được bảo vệ,
vùng giải phóng ngày càng được mở rộng, theo đó vùng tạm chiếm bị thu hẹp,
từng bước xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ mới trong vùng ta kiểm soát,
thực hiện được thực túc binh cường và giải quyết vấn đề vũ khí trang bị, kỹ
thuật cho lực lượng vũ trang.
Lực lượng vũ trang của ta từ nhân dân mà ra, đánh giặc bằng các vũ khí
sẵn có, Hồ Chí Minh chỉ đạo cướp súng của địch đánh địch, phát động nhân
dân tự tạo, sắm sửa vũ khí, đồng thời xây dựng các công trình, xưởng sản
xuất, sửa chữa vũ khí để chủ động đánh địch. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền
tuyến, tất cả để chiến thắng”, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương:
“Các mặt công tác chính trị, kinh tế, văn hoá đều nhằm mục đích làm cho
quân sự thắng lợi, đồng thời đấu tranh quân sự phải kết hợp với đấu tranh
chính trị, kinh tế”.
1.2 Cơ sở thực tiễn
* Thực tiễn miền Bắc từ giữa năm 1964 đến đầu năm 1965.
Sau năm 1954, miền Bắc đã cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân, bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam
nằm trong ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tay
sai. Kể từ sau phong trào Đồng khởi (1960), lực lượng cách mạng miền Nam
phát triển mạnh mẽ. Nhân dân miền Nam kết hợp đấu tranh chính trị với đấu
tranh vũ trang, đánh đổ chính quyền địch ở nhiều nơi, giành quyền làm chủ,
hình thành vùng giải phóng rộng lớn, xây dựng nên Mặt trận dân tộc giải



phóng miền Nam Việt Nam. Cách mạng miền Nam phát triển nhẩy vọt,
chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đồng thời làm cho cuộc
“chiến tranh đơn phương”của Mỹ bị thất bại. Để cứu vãn tình thế suy sụp, đế
quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đây là một
hình thức của chiến tranh thực dân kiểu mới với hai thủ đoạn chính là: Tăng
cường lực lượng nguỵ quân do cố vấn Mỹ chỉ huy để tiêu diệt lực lượng vũ
trang cách mạng và ra sức thiết lập “ấp chiến lược” để gom dân, bình định
nông thôn. Bằng cách đó, chúng hy vọng tạo ra ba chỗ dựa cơ bản cho “ Chiến
tranh đặc biệt.

giáo dục tư tưởng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Trong phong trào
tòng quân nhiều địa phương đã vượt chỉ tiêu kế hoạch, nhiều thanh niên
không đủ tuổi nhưng vẫn hăng hái tham gia tòng quân. Những điển hình tiên
tiến trong các phong trào xuất hiện ngày càng nhiều.
Thời kỳ 1965 - 1968, là thời kỳ lịch sử đặc biệt của miền Bắc. Miền Bắc
vừa phải tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa tiếp tục chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại, vừa phải dốc sức chi viện cho chiến trường miền Nam.
Đi lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh có chiến tranh, vừa phải chịu sự tác
động của quy luật chiến tranh, vừa chịu sự tác động của quy luật kinh tế, trong
đó quy luật chiến tranh chi phối toàn bộ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đứng trước khó khăn thử thách một mất một còn. Đảng Cộng sản Việt nam
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững
vàng, tư duy độc lập sáng tạo đã đề ra chủ trương đường lối và sự chỉ đạo

đúng đắn, sáng suốt kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế, tư tưởng và tổ
chức, tăng cường lực lượng quốc phòng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa xây dựng và bảo vệ, hậu phương với tiền tuyến, độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội và đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân
của đế quốc Mỹ.
3. Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo
giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ
nghĩa từ năm 1965 đến năm 1968
3. 1.Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
* Thành tựu.
Thành tựu về xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Bằng những chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam, miền Bắc chuyển hướng xây dựng kinh tế, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa
xã hội, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam mang lại kết
quả to lớn trên tất cả các mặt đời sống kinh tế – xã hội.
Thành tựu trong bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.


Trong những năm 1965 - 1968, cả miền Bắc là một chiến trường phòng
tránh đánh trả đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng quân và dân miền Bắc
đã kiên cường đánh trả quân xâm lược, với các biện pháp, hình thức chiến đấu
vô cùng mưu trí dũng cảm. Việc sơ tán người khỏi nơi đông dân ở các thành
phố, các khu vực trọng điểm mà chúng thường xuyên dấnh phá được thực hiện
một cách nghiêm túc. Chỉ trong thời gian ngắn hệ thống hầm hào trên toàn
miền Bắc được xây dựng, 33 triệu hố cá nhân, hơn 12 triệu hầm tập thể, 43
nghìn km hào giao thông, 80 nghìn hầm mái nóc, 700 nghìn gia súc và của cải
được bảo vệ an toàn.Với cách đánh thông minh sáng tạo, lực lượng phòng
không của ta đã đánh hạ 2.243 máy bay trong tổng số 41.810 chiếc rơi trong
cả cuộc chiến tranh ở miền Bắc. Lực lượng dân quân tự vệ bắn rơi 282 chiếc,
trong đó nữ dân quân bắn rơi 22 chiếc và các cụ bô lão bắn rơi 6 chiếc. Nhân

dân miền Bắc ngoài việc bắn rơi máy bay Mỹ trên không, còn bắn cháy, chìm
271 tầu chiến Mỹ. Trong thời gian từ năm 1965 - 1968, quân và dân miền Bắc
đã đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ buộc chúng phải
xuống thang. Ngày 01/11/1968, Tổng thống Mỹ tuyên bố chấm dứt ném bom
bắn phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, chấp nhận đàm phán 4 bên
tại Pa ri. Đó là thắng lợi lớn trên lĩnh vực chiến đấu bảo vệ thành quả cách
mạng xã hội chủ nghĩa của quân và dân miền Bắc.
Trên lĩnh vực chi viện cho chiến trường miền Nam.
Công tác chi viện cho miền Nam trong thời gian này thu được thắng lợi
to lớn: tính chung trong những năm 1965 - 1968, quá nửa lực lượng và 80%
vũ khí đạn dược, phương tiên sử dụng trên chiến trường miền Nam là từ hậu
phương miền Bắc chuyển vào. Trong vòng 4 năm 1965 -1968, miền Bắc đưa
vào miền Nam 244.765 tấn vật chất các loại, 404.493 khẩu súng các loại.
Riêng lực lượng phòng không là 20 tiểu đoàn cao xạ 37 li, một tiểu đoàn 12,7
li, pháo phản lực là 443 dàn pháo, 214.960.271 viên đạn các loại, 841.235 lựu
đạn, 155.000 mìn các loại, 2.662 máy vô tuyến điện, 5.954 máy hữu tuyến
điện, 10.385 km dây điện thoại, 336.914 ngưòi đã vượt núi rừng vào Nam


chiến đấu. Riêng 1968 miền Bắc động viên 311.749 thanh niên vào bộ đội, bổ
sung cho chiến trường miền Nam 141081 người [40, tr.358]. Tổng khối lượng
vận chuyển vào miền Nam và sang Lào năm 1968 tăng gấp hai lần , quân số
gấp 1,7 lần so với năm 1967.
Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc đã gây tổn thất
nặng nề đối với đời sống nhân dân và nền kinh tế xã hội miền Bắc, nhưng
quân và dân miền Bắc vẫn kiên cường bám trụ dưới làn mưa bm bão đạn,
đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giữ vững nhịp độ sản xuất,
không những thế mà còn xây dựng được một số cơ sở vật chất cho chủ nghĩa
xã hội. Mặt khác, sự chi viện đúng lúc của miền Bắc đã tạo cho quân và dân
miền Nam đập tan hai cuộc phản công của đế quốc Mỹ, đặc biệt là cuộc tổng

tiến công Mậu Thân 1968.
Những thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội
chủ nghĩa đã chứng minh cho việc Đảng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết mối quan
hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa là hoàn đoàn đúng đắn.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã được xây dựng trên quê hương miền Bắc, quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển, phù hợp với tính
chất trình độ lực lượng sản xuất. Các ngành, vùng sản xuất đã được điều chỉnh
đáp ứng với sự phát triển kinh tế xã hội. Mối quan hệ giữa các ngành gắn chặt
với nhau hơn. Các giai tầng trong xã hội xích lại gần nhau hơn, tất cả vì mục
tiêu chung là đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược giành độc lập cho dân tộc. Tất
cả những thành tựu của xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc xã hội chủ
nghĩa đã tạo ra sức mạnh nội sinh, sức mạnh của cả một dân tộc quyết tâm
đứng dậy để đánh thắng giặc Mỹ. Chính vì ta xây dựng được chế độ xã hội
chủ nghĩa tốt đẹp do vậy ta đã phát động thành công chiến tranh nhân dân bảo
vệ miền Bắc. Các lực lượng từ già đến trẻ đều chung tay bảo vệ quê hương,
đánh địch bằng tất cả các loại vũ khí hiện có. Lực lượng vũ trang không ngừng
lớn mạnh, trưởng thành. Kỹ chiến thuật đánh địch ngày càng hoàn thiện. Kỷ
cương trong xã hội thực hiện tốt hơn. Chính nhờ có giải quyết tốt mối quan hệ


giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa, trong bảo vệ có xây dựng,
trong xây dựng có bảo vệ do vậy ta đã xây dựng được chủ nghĩa xã hội thời
chiến, bảo vệ vững chắc thành quả trong quá trình xây dựng, chi viện đắc lực
cho chiến trường miền Nam.
*Hạn chế.
Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ
nghĩa đôi lúc chưa thật nhịp nhàng. Xây dựng quan hệ sản xuất chưa thật phù
hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất. Giải quyết mối quan hệ giữa
kinh tế Trung ương và kinh tế địa phương chưa thật đúng đắn, kinh tế địa
phương chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống quản lý, tổ chức sản xuất

chưa phát huy đầy đủ vai trò của các ngành, chưa kết hợp đúng đắn quản lý
theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ. Công tác kế hoạch
hoá làm chưa tốt, trong quản lý còn nặng nối quản lý quan liêu, hành chính,
xem nhẹ đến hiệu quả và chất lượng. Việc kết hợp kinh tế với quốc phòng có
lúc, có nơi làm chưa thật tốt trong kế họach, quy hoạch và trong tổ chức thực
hiện.
Chúng ta giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền Bắc
trong điều kiện nền kinh tế cùng kiệt nàn lạc hậu, thời gian xây dựng chủ nghĩa
xã hội chưa nhiều, chưa có kinh nghiệm trong hoạch định mục tiêu phương
hướng trong điều kiện hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt cả nước có chiến tranh.
Miền Bắc dồn sức để chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ
miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Đảng giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện kém hiệu lực. Mối
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ở từng cấp, từng đơn vị chưa xác
định rõ ràng. Pháp chế xã hội chủ nghĩa chưa chặt chẽ. Công tác xây dựng
Đảng, công tác cán bộ, công tác tư tưởng chưa gắn chặt với phát triển kinh tế
và quốc phòng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tư tưởng hồ chí minh vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954 Lịch sử Việt Nam 0
K Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ 1975 đến 2000) Kiến trúc, xây dựng 0
R Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
A Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình xây dựng củng cố bộ máy chính quyền cách mạng thời kỳ 1945 Luận văn Sư phạm 0
M Đảng Cộng sản - chủ thể quản lý xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0
N Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1986 đến năm 2006 Luận văn Sư phạm 2
X Quan điểm phát triển qua các đại hội Đảng cộng sản Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
P Sự hình thành và phát triển đường lối cánh mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top