Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều nhà thơ tài năng mà tên tuổi của họ
sẽ mãi mãi chói sáng trong “viện bảo tàng” lớn nhất của văn chương dân tộc -
đó là tâm hồn nhân dân, tâm hồn con người Việt Nam. Trong số những nhà
thơ tài năng ấy có Nguyễn Bính, một tên tuổi được nhớ tới với những “định
danh” đã trở nên quen thuộc: nhà thơ chân quê, thi sĩ của đồng quê, thi sĩ của
thƣơng yêu…
Trước Cách mạng, ngược lại với nhiều nhà thơ mới chịu ảnh hưởng của
văn học phương Tây, Nguyễn Bính cùng với Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn
Văn Cừ, Vũ Đình Liên… quay lại với truyền thống dân tộc trong cả nội dung
sáng tác và phương thức biểu hiện. Thơ Nguyễn Bính đã thể hiện thật đậm
đặc, tập trung cái hồn quê Việt Nam, cái hồn quê ấy có ở mỗi người Việt Nam
qua mọi thời đại. Đọc thơ Nguyễn Bính là lạc vào thế giới của ca dao với
vườn trầu, hàng cau, bến đò, giàn đỗ ván, ao rau cần, với những học trò
trường huyện, trai gái làng, cô lái đò, cô hàng xóm, mẹ già, em dại rất điển
hình của nông thôn Việt Nam xưa, tất cả mang vẻ đẹp chân thực đến cổ điển.
Trên cái nền khung cảnh làng quê thơ mộng ấy, Nguyễn Bính đã làm say đắm
tâm hồn con người bởi những tình quê chất phác dung dị xúc động đến lạ
lùng: tình cảm gia đình, chòm xóm, bạn bè, tình cảm của những con người tha
hương nếm trải mọi ấm lạnh của tình đời lại hướng về quê cũ với tận cùng
của lòng xót xa thương nhớ. Thơ Nguyễn Bính mang nét buồn chung của thời
đại, nhưng chính cái kiểu “nhà quê” gần gũi văn hóa dân gian đã giữ lại sự
trong sáng, giản dị mà không quá lãng mạn, ủy mị, bi thương như nhiều tác
phẩm thi ca đương thời. Cũng bởi vì văn hóa dân gian là “nơi lui về đồn trú
của những đặc trƣng dân tộc về mặt văn hóa luôn luôn bị giai cấp thống trị
ngoại bang tìm diệt”[22;179], cho nên nói tính chất dân gian cũng là để nói
tính dân tộc đậm đà trong thơ Nguyễn Bính.
Từ trước đến nay, giới nghiên cứu và phê bình văn học luôn đánh giá
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ đồng quê
trong phong trào Thơ mới. Họ cũng luôn khẳng định những sáng tác có giá trị
nhất của Nguyễn Bính là ở giai đoạn đầu - thời kỳ trước Cách mạng. Tô Hoài,
một người bạn thân của Nguyễn Bính, cũng từng viết: “Nguyễn Bính chỉ thật
riêng một góc trời ở những bài thơ đầu với một mảng thơ đất quê”[16;22]. Dù
sao, một điều hiển nhiên ai cũng thấy rõ: tuy là một nhà thơ tiêu biểu của
phong trào thơ lãng mạn nhưng vốn là người đậm đà hồn quê, mang cốt cách
giống nòi, thiết tha yêu nước, nên Nguyễn Bính đã bắt kịp nhịp đi hào hùng
của dân tộc, khi mọi người theo tiếng gọi của non sông đứng lên chống thực
dân, đế quốc và tay sai, tất cả vì một nước Việt Nam mới, độc lập, tự do, hạnh
phúc. Thơ Nguyễn Bính cũng đã có những chuyển biến lớn lao theo dòng
chảy vĩ đại của thời đại mới. Nguyễn Bính tham gia Cách mạng tháng Tám,
rồi tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, ông liên tục cho ra đời
nhiều tập thơ yêu nước. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, ông làm thơ
ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và hướng về sự nghiệp đấu
tranh thống nhất đất nước. Có thể nói bút lực của Nguyễn Bính sau Cách
mạng không hề giảm sút, trái lại vẫn dồi dào mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết, chứa
chan bao ân tình với cuộc sống và con người. Hơn nữa, cái hồn dân tộc từ
ngàn đời, cơ hồ đã gắn bó với tâm hồn mỗi chúng ta, được tiếp tục chung đúc
một cách đằm thắm và hết sức tinh tế trong thơ Nguyễn Bính.
Trong cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám, tiếng nói thi ca
của Nguyễn Bính luôn đậm đà hồn quê, hồn dân tộc, hồn đất nước. Nguyễn
Bính cũng viết nhiều thể thơ, trong đó thể lục bát là thể thơ được ông viết
nhiều nhất và thành công hơn cả. Nguyễn Bính đã phổ hồn dân tộc vào một
thể thơ đặc biệt truyền thống của dân tộc cho nên thơ Nguyễn Bính có sức lay
động mạnh mẽ với mọi tâm hồn Việt Nam.
Vì những lý do trên, người viết chọn đề tài luận văn là: Đặc điểm thơ lục
bát Nguyễn Bính.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp lịch sử - xã hội.
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Thể thơ lục bát và sáng tác của Nguyễn Bính.
- Chương 2: Đặc điểm nội dung thơ lục bát Nguyễn Bính.
- Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật thơ lục bát Nguyễn Bính.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top