missyou7389

New Member

Download miễn phí Có phải tất cả các phần mềm ERP đều là phần mềm có bản quyền mà các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để đầu tư hệ thống thông tin ERP hay không





Mục lục
Trang
Câu hỏi : Có phải tất cả các phần mềm ERP đều là phần mềm có bản quyền mà các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để đầu tư hệ thống thông tin ERP hay không ?
 
I. Giới thiệu 2
1. ERP là gì? 2
2. Những ưu điểm nổi bật của ERP .
3. Tại sao giá cả các hệ thống phần mềm ERP cao?. 4
4. Tại sao ứng dụng ERP ở Việt Nam chưa phổ biến?. 4
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mục lục
Trang
Câu hỏi : Có phải tất cả các phần mềm ERP đều là phần mềm có bản quyền mà các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để đầu tư hệ thống thông tin ERP hay không ?
Giới thiệu……………………………………………………………………………………… 2
ERP là gì? …………………………………………………………………………………………………………… 2
2. Những ưu điểm nổi bật của ERP …………………………………………………………………………………….
3. Tại sao giá cả các hệ thống phần mềm ERP cao?........................................................................................................ 4
4. Tại sao ứng dụng ERP ở Việt Nam chưa phổ biến?..................................................................................................... 4
Câu hỏi : Có phải tất cả các phần mềm ERP đều là phần mềm có bản quyền mà các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để đầu tư hệ thống thông tin ERP hay không ?
Giới thiệu.
Thời gian gần đây trong giới CNTT và các doanh nghiệp xuất hiện một thuật ngữ khá phổ biến, đó là ERP. Có thể ai cũng có một số khái niệm căn bản về ERP là Enterprise Resource Planning ,nhưng hầu như đó chỉ là khái niệm mơ hồ. Vậy chính xác ERP là gì? Thuật ngữ “ERP” đã và đang thâm nhập vào đời sống doanh nghiệp (DN) nhưng vẫn còn rất nhiều người hiểu mơ hồ về nó. Từ thực tiễn của một người làm tư vấn về CNTT, tác giả đã ghi và giải đáp một số điểm băn khoăn mà khách hàng thường đặt ra.
ERP là gì?
ERP là viết tắt của từ tiếng Anh “Enterprise Resource Planning”, có nghĩa là “Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”. Có thể nói một cách đơn giản hơn, ERP chính là Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp.
DN có thể đã xem thuyết trình một số giải pháp ERP trong và ngoài nước, nhưng phần lớn thời gian ít ỏi này được công ty phần mềm sử dụng để giới thiệu về những “thế mạnh” của giải pháp mà họ sẽ cung cấp. DN thậm chí còn chưa hiểu được đúng “thế nào là ERP” nên phần lớn không hiểu được hết những gì mà nhà cung cấp muốn thuyết trình. Vậy ERP là gì? Tại sao ERP lại có ý nghĩa đối với DN tới mức DN phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua ERP?
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm ERP, ở đây tui sẽ nêu ra theo cách đơn giản nhất để chúng ta có thể hình dung 1 cách đầy đủ nhất về ERP.
ERP được định nghĩa là một hệ thống ứng dụng đa phân hệ” (Multi Module Software Application) giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và điều hành tác nghiệp.Bản chất ERP là một hệ thống tích hợp các phần mềm (PM) trên máy tính tự động hoá các tác nghiệp của đội ngũ nhân viên của DN nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của DN. Nói cách khác, ERP là Phần mềm phục vụ tin học hóa tổng thể doanh nghiệp. Đây chỉ là một cách nhìn “dễ hiểu” về khái niệm ERP. Trên thực tế, khái niệm ERP theo chuẩn quốc tế giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn lực, các nguồn lực bao gồm nhân lực (con người), vật lực (tài sản, thiết bị...) và tài lực (tài chính). Khối lượng công việc trong hoạch định và sử dụng các nguồn lực của DN chiếm phần lớn trong toàn bộ hoạt động của DN nên ERP là hệ thống Phần mềm rất lớn. Rất nhiều các giải pháp ERP chỉ thực hiện các chức năng theo đúng phạm vi này. Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm ERP đã được mở rộng rất nhiều trong nhiều giải pháp ERP ngoại và nội. Ví dụ module CRM (quản lý mối quan hệ khách hàng) cũng được tích hợp trong rất nhiều giải pháp ERP quốc tế mặc dù CRM là khái niệm khác so với ERP. Xét về các quy trình hoạt động của DN thì CRM quản lý khâu đầu tiên trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính của DN. Đó là công việc xây dựng hệ thống khách hàng để tạo ra kết quả - các hợp đồng bán hàng và đây là điểm xuất phát của tất cả các hoạt động tiếp theo của DN (mua hàng, sản xuất...) nên nếu module này được tích hợp trong phạm vi hệ thống ERP thì cũng là điều dễ hiểu. Thực tế thì nhu cầu quản lý của các DN “vô cùng phong phú” và không chỉ giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn lực. Ví dụ: Các công ty cổ phần có nhu cầu rất lớn về module Phần mềm “Quản lý cổ phần và cổ đông” và module này có mối quan hệ chặt chẽ với module kế toán nhưng không nằm trong khái niệm ERP. Nếu chúng ta hiểu ERP trên khía cạnh Phần mềm quản lý “tổng thể” DN thì module này cũng nên được tích hợp vào thành phần của hệ thống ERP.
Tóm lại bạn chỉ nên hiểu khái niệm ERP một cách đơn giản nhất: ERP là Phần mềm quản lý tổng thể DN, trong đó phần hoạch định nguồn lực là phần cơ bản. Những gì quan trọng nhất trong hoạt động của DN đều được ERP quản lý, và với mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi DN thì kiến trúc module hay chức năng của hệ thống ERP có thể rất khác nhau.
Khác biệt cơ bản của ERP so với việc duy trì nhiều Phần mềm quản lý rời rạc
Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng ERP so với cách áp dụng nhiều Phần mềm quản lý rời rạc khác (như Phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bảo hành...) là tính tích hợp. ERP chỉ là một Phần mềm duy nhất và các module của nó thực hiện các chức năng tương tự như các Phần mềm quản lý rời rạc, nhưng các module này còn làm được nhiều hơn thế trong môi trường tích hợp. Tính tích hợp của hệ thống ERP được gọi là tính “tổng thể hữu cơ” do các module có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các bộ phận trong cơ thể chúng ta. Vì sự khác biệt cơ bản này mà cách tiếp cận xây dựng hệ thống ERP của các công ty Phần mềm và cách hiểu về Phần mềm ERP của chúng ta cũng khác đi so với cách hiểu về Phần mềm thông thường. ERP là Phần mềm mô phỏng và quản lý các hoạt động của DN theo quy trình.
Cách tổ chức nhân sự theo phòng, ban của tất cả các DN hiện nay là cách tổ chức nhân sự theo từng nhóm mà DN đánh giá là tốt nhất để có thể dễ dàng tác nghiệp và quản lý, phục vụ mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của DN. Cách tổ chức theo phòng, ban này cũng rất khác nhau tùy từng DN, kể cả với các DN hoạt động trong cùng ngành nghề. Khái niệm “quy trình” trong hoạt động của DN được hiểu như sau: nếu cơ cấu tổ chức theo phòng ban của DN được thể hiện theo chiều dọc thì các bước của quy trình lại được tổ chức theo chiều ngang. Một quy trình hoạt động của DN bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một chức năng nào đó, mỗi bước có hệ thống thông tin hay dữ liệu đầu vào và có kết quả là hệ thống thông tin hay dữ liệu đầu ra. Thông tin đầu vào của bước này là thông tin đầu ra của bước trước; thông tin đầu ra của bước này cũng là thông tin đầu vào của bước kế tiếp... Một điều dễ nhận ra là một quy trình hoạt động của DN, đặc biệt là các quy trình chính có thể liên quan đến nhiều phòng, ban của DN, tức là để cho quy trình hoạt động đến các bước sau cùng thì cần có sự tham gia về nhân sự từ nhiều phòng, ban. Các Phần mềm quản lý rời rạc thường phục vụ cho hoạt động của một phòng, ban cụ thể (như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự...) và như một “ốc đảo” đối với các Phần mềm của phòng ban khác. Việc chuyển thông tin từ phòng, ban này sang phòng, ban khác được thực hiện một cách th...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top