daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Trong bất cứ quan hệ pháp luật nào thì chủ thể luôn đóng vai trò vô cùng quan
trọng và là một trong những dấu hiệu để xác định mối quan hệ nào đó thuộc sự điều
chỉnh của hệ thống pháp luật nào. Luật Quốc tế là hệ thống pháp luật được tập hợp từ
nhiều văn bản từ nhiều nguồn khác nhau. Việc nghiên cứu về chủ thể là rất cần thiết
vì giúp tìm ra đâu là nguồn của luật, quan hệ nào thuộc sự điều chỉnh của luật.
Thực tế trên thế giới hiện nay ngoài quan điểm truyền thống cho rằng quốc gia,
các dân tộc đang đấu tranh, tổ chức liên chính phủ, chủ thể đặc biệt khác là chủ thể
của luật thì còn có quan điểm (hiện đại) cho rằng cá nhân, các công ty xuyên quốc
gia, tổ chức phi chính phủ cũng nên được xem là chủ thể của luật Quốc Tế. Đây là
quan điểm mới và cũng được một số nước trên thế công nhận. Hiện tại ở Việt Nam
mặc dù cũng có nhiều ý kiến về vấn đề mới này nhưng chưa có nhiều công trình
nghiên cứu sâu về quan hiện đại. Câu hỏi được đặt ra là: Chúng ta có suy nghĩ gì về
vấn đề này? Có nên công nhận quan niệm hiện đại?
Đây là đề tài được xem là khá mới mẻ và còn nhiều vấn đề cần làm rõ nên
chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn để tìm ra lời giải đáp phù hợp với thực tiễn
hiện nay.
Đề tài áp dụng phương pháp thống kê để thu thập những bài viết có liên quan,
đồng thời phân tích, so sánh, đối chiếu để làm rõ các vấn đề có liên quan đến chủ thể
của Luật. Tổng hợp những nhận định, ý kiến của nhiều người để từ đó đưa ra quan
điểm chung về vấn đề này.
Việc nghiên cứu sẽ giúp chúng ta nắm được những vấn đề cơ bản về chủ thể
của luật Quốc Tế đồng thời giúp mọi người tìm ra được sự khác biệt giữa chủ thể của
luật Quốc tế với các ngành Luật khác. Giúp người đọc có cái nhìn rộng hơn về chủ
Tiểu luận: Đánh giá về quan điểm cho rằng: Chủ thể của luật quốc tế còn có cá nhân, pháp nhân và
các tổ chức phi chính phủ
thể của Luật Quốc tế, tiếp xúc với nhiều quan điểm, ý kiến mới để từ đó có cái nhìn
bao quát hơn. Việc nên hay không nên công nhận thêm các chủ thể khác vào Luật
Quốc tế hiện nay là chuyện rất dài và tốn nhiều thời gian.
Đề tài này mong muốn giúp đọc giả có được nhiều cách nhìn nhận hơn về chủ
thể của Luật Quốc Tế. Nếu có sự thay đổi đáng kể về chủ thể của luật có thể sẽ có
nhiều vấn đề được giải quyết hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ THỂ CỦA LUẬT
QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm
Dưới góc độ lý luận khoa học pháp lý, để xác định được đối tượng của Luật Quốc tế
cần dựa vào các dấu hiệu cơ bản sau:
 Có sự tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế do Luật Quốc tế điều chỉnh.
 Có ý chí độc lập (không phụ thuộc vào chủ thể khác) trong sinh hoạt quốc tế.
 Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi
điều chỉnh của Luật Quốc tế.
 Có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà
chủ thể gây ra.
Cùng với quá trình phát triển khách quan của xã hội thì sự tồn tại và phát triển
của Luật Quốc tế cũng đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, do đó trong từng giai đoạn
lịch sử mà phạm vi điều chỉnh của Luật Quốc tế có sự thay đổi dẫn tới chủ thể của
Luật Quốc tế cũng có sự khác nhau nhất định. Trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ thì
chủ thể của Luật Quốc tế là các quốc gia chủ nô, các liên đoàn chính trị tôn giáo của
các quốc gia thành thị. Trong thời kỳ phong kiến, chủ thể Luật Quốc tế là các quốc
gia phong kiến, các nhà thờ thiên chúa giáo. Đến giai đoạn tư bản chủ nghĩa thì chủ
thể của Luật Quốc tế là các quốc gia có chủ quyền và các tổ chức quốc tế. 1
Từ những cơ sở trên, chúng ta có thể định nghĩa tổng quát khái niệm chủ thể
của Luật Quốc tế như sau: chủ thể của Luật Quốc tế là những thực thể đang tham gia
hay có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Y Phân tích cụ thể môi trường đầu ở nước ta, chủ trương tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu của cả nướ Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp của các chủ thể kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Chủ nghĩa nhân văn phục hưng và sự thể hiện nó trong một số tác phẩm bi kịch của William Shakespeare Kinh tế chính trị 2
C Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
H Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong thể chế Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Luận Luận văn Luật 0
L Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam : Luận v Luận văn Luật 0
F Ý chí của chủ thể trong giáo dục dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0
K Chủ thể hợp đồng kinh tế trong quá trình phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế ở Việt Nam Môn đại cương 0
B Hãy phân tích biểu hiện cụ thể tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trên từng chặng đường đi đày Văn học 0
C Tiểu luận: Phân tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể và ý nghĩa của việc qu Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top