Cho con đeo trang sức, dễ gặp đại họa Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ án trẻ nhỏ bị giết hại đau lòng do đeo trang sức.

cho con đeo trang sức có nên không?
Trẻ có thể gặp nguy hiểm khi đeo trang sức trên người.
Ảnh minh họa.

PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cảnh báo: Thói quen đeo đồ trang sức cho con không chỉ gây ra những tổn thương, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng mà còn có tác dụng “ngược” trong việc nuôi dưỡng tâm hồn.

Gặp họa vì đeo trang sức

Như GĐ&XH đưa tin, cháu Nguyễn Văn Thọ, 6 tuổi, trú tại xóm Sắn, xã Trung Hòa (Chương Mỹ, Hà Nội) đã bị giết hại dã man. Đối tượng là Nguyễn Văn Quang (15 tuổi, trú cùng xóm), nghiện game online, khi nhìn thấy cháu Thọ đeo một sợi dây chuyền bằng bạc, đã rắp tâm sát hại để chiếm đoạt. Trước đó, em Phan Thị Linh (SN 1996, ở Đại Lộc, Quảng Nam) cũng đã bị giết hại vì hung thủ muốn chiếm đoạt 2 chiếc nhẫn vàng đeo trên tay.

PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho biết, nhiều trẻ em được bố mẹ cho đeo trang sức đắt tiền ngay từ nhỏ để làm đẹp. Đó cũng chỉ xuất phát từ việc cha mẹ yêu thương con. Tuy nhiên, trong xã hội xuất hiện nhiều tệ nạn mà trẻ nhỏ đeo trang sức dễ dàng trở thành nạn nhân. Đối tượng có thể là con nhà hàng xóm mê chơi game không có tiền, sinh lòng tham rồi ngó nghiêng tới những món đồ trang sức có giá trị trên người con bạn. Rồi người nghiện hút, chơi bời lêu lổng khi nhìn thấy trang sức của con bạn có thể bất chấp để làm liều... Chúng thường nghĩ, các em còn nhỏ không đủ sức chống cự, lại dễ bị gạt. Hậu quả có thể chỉ bị mất của, nhưng nghiêm trọng hơn là có thể chịu thương tật khi bị giật trang sức, thậm chí là bị sát hại như những trường hợp trên…

TS.Tâm lý Nguyễn Kim Quý (Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ trẻ em 18001567) cho rằng, ngay cả người lớn cũng đã có nhiều trường hợp mất mạng vì đeo trang sức. Vì thế, trẻ đeo những thứ trang sức giá trị có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào: Khi trên đường đi học về, lúc ra cổng, ngõ, sang nhà hàng xóm chơi với bạn bè… Bản thân trẻ nhỏ chưa ý thức được giá trị của trang sức và chưa có khả năng tự bảo vệ mình trong những tình huống bất lợi. Cha mẹ, thầy cô thì không phải lúc nào cũng có thể kè kè ở bên để trông nom, quản lý được trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ em đeo trang sức để tránh những vụ việc đáng tiếc xảy ra.

Hãy dạy trẻ cách tự bảo vệ mình

Hằng ngày cha mẹ nên cùng con chơi những trò chơi tình huống, sắm vai, hãy đố con nói gì, làm gì khi ở trong các hoàn cảnh khó khăn, sự cố xảy ra… Cha mẹ có thể biến những câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghe thấy thành bài học chia sẻ với trẻ, giúp con hiểu trong tình huống đó nên làm gì. Chỉ ra cho trẻ những người có thể tin cậy được là bố mẹ, ông bà hay những người bé có thể nhờ cậy như thầy cô giáo, người quen thân ruột thịt…

TS Tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý
Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, nhiều cha mẹ nghĩ cứ cho con đeo trang sức quý là sẽ đẹp. Tuy nhiên, không phải cứ mặc quần áo đẹp hay đeo trang sức quý giá là đẹp. Đồ trang sức có giá trị không có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Ngược lại, nó còn dễ đem đến những rủi ro không đáng có. Với những trẻ từ 6 tuổi, nhận thức về cái đẹp của các cháu đang hình thành nên việc cha mẹ cho đeo trang sức có thể tác động đến thị hiếu thẩm mỹ của cháu sau này. Đó là chưa kể, nhiều cha mẹ còn cho con đeo trang sức giả với chất liệu bằng đồng, sắt… Những trang sức bằng sắt dễ bị gỉ và xỉn màu khi trẻ hoạt động ra mồ hôi hay đeo lâu ngày. Da của trẻ vốn rất nhạy cảm có thể dẫn đến viêm da với những chất gỉ sét. Ngay cả đồ trang sức bằng bạc vẫn có thể gây kích ứng da.

TS Nguyễn Thị Kim Quý cho rằng, tình thương yêu, dành nhiều sự quan tâm cho con trẻ là việc làm rất đáng trân trọng, nhưng tình hình tội phạm hiện nay đang diễn biến phức tạp, các bậc phụ huynh tốt nhất không nên đeo trang sức quý cho trẻ nhỏ, nhất là khi đưa các cháu đi trên đường hay đến những nơi tập trung đông người. Đồng thời, cha mẹ cũng cần trang bị cho con những kỹ năng tự bảo vệ mình khi gặp kẻ xấu, người lạ mặt, như hét to khi có người lạ đến gần với ý đồ xấu, không ăn thức ăn người lạ đưa cho, không tự ý lên xe của người lạ, tìm cách bỏ chạy khi có người lạ dẫn đi…

Điều đáng lo ngại nữa là nhiều trẻ sau khi bị cướp giật có nguy cơ sang chấn tâm lý, khủng hoảng tâm thần. Những vết thương đó có thể đi suốt cuộc đời nếu như trẻ bị dí dao vào cổ uy hiếp để cướp hay suýt chết, thậm chí là bị chặt bộ phận trên cơ thể… Trẻ có thể không ngủ được, khóc lóc trong giấc ngủ, ngủ mơ thấy lại những cảnh tượng đã xảy ra, khó tập trung chú ý, giảm khả năng học tập, căng thẳng...
Lúc này, cha mẹ cần dành nhiều thời gian chăm sóc, gần gũi con hơn. Tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực để trẻ quên đi những hình ảnh cũ, tạo cho trẻ niềm tin vào cuộc sống. hãy liên hệ: http://suckhoe.xmen360.com/diendan chúng tui sẽ giúp bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quảng cáo cho dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty tnhh thương mại và dịch vụ hàng hóa con thoi Luận văn Kinh tế 0
D Cách Đặt tên cho con theo Hán Việt của người Việt Văn hóa, Xã hội 0
H Nghiên cứu xây dựng kĩ thuật nuôi trồng vi tảo làm thức ăn cho con giống động vật biển Kiến trúc, xây dựng 0
B Vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con ở các gia đình đô thị hiện nay Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn con cai sữa cho ăn thức ăn lỏng tại trại chăn nuôi lợn Nông Lâm Thủy sản 0
G Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người: Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
B Giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình nông thôn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
O Giáo dục đạo đức cho con trong gia đình đô thị hiện nay ( Qua nghiên cứu tại trường THCS quận Hà Đôn Văn hóa, Xã hội 2
H Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường mần non cho con của phụ huynh trên địa bàn thành phố Hà Văn hóa, Xã hội 0
B Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của các gia đình Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top