Eldur

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu:
Đổi mới công nghệ là một nhiệm vụ ở tầm chiến lược mang tính lâu dài
của doanh nghiệp sản xuất. Nó có phạm vi liên quan rộng, có tính chính sách
và tính công nghệ cao, là một công trình hệ thống phức tạp, đòi hỏi có sự cố
gắng trong quá trình quy hoạch của doanh nghiệp sản xuất. Làm tốt được quy
hoạch đổi mới công nghệ là một khâu quan trọng trong công tác đổi mới công
nghệ. Nó đòi hỏi phải có sự phù hợp với quy luật kinh tế thị trường, thích ứng
được với nhu cầu phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân, phân tích được
những điều kiện về nguồn tài nguyên như nguồn vốn, kỹ thuật, vật tư, nhân
lực,… trên cơ sở xác định rõ mục tiêu phát triển của các khu vực, các bộ
phận, các doanh nghiệp cũng như tiến trình làm việc trước mắt và lâu dài,
nắm bắt trọng điểm, tính toán sắp xếp, tổng hợp cân đối, giúp cho việc quy
hoạch được xây dựng trên cơ sở vững chắc và có độ tin cậy. Quy hoạch phải
thiết thực, khả thi, có hiệu quả thực hiện, phát huy được tác dụng thúc đẩy
doanh nghiệp sản xuất phát triển.
Để giúp cho công tác đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản
xuất được khoa học, hợp lý, tiên tiến và khả thi, chính sách đổi mới công
nghệ cần tuân theo những chuẩn mực nhất định và song hành cùng sự
phát triển của nền kinh tế thị trường tạo. bởi vì thị trường quyết định số phận
của doanh nghiệp sản xuất, vì vậy, doanh nghiệp muốn triển khai công tác đổi
mới công nghệ phải thích ứng và phù hợp được với nhu cầu của thị trường.
Nếu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp không thích hợp được với nhu
cầu của thị trường sẽ có thể gây ra sự lãng phí về nguồn vốn, vật liệu, thời
gian và công nghệ mới.
Những năm qua tình hình ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp
nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có bước phát triển, thể
hiện bằng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 19.700 ha, sản lượng đạt hơn
30.000 tấn/năm. Hiện nay, toàn tỉnh có 17 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản,
trong đó có 14 cơ sở sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản nước lợ, 3 cơ sở sản
xuất kinh doanh giống thuỷ sản nước ngọt với công suất bình quân đạt 30-40
triệu giống/năm.
Một số công ty, doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Vân Đồn đầu tư
công nghệ nuôi trồng thủy sản tiên tiên thành công giải quyết vấn đề việc làm
hàng ngàn lao động trên địa bàn, đặc biệt là nuôi Tu Hài thương phẩm. Với xu
thế gia tăng về số lượng thủy hải sản, nếu vẫn duy trì công nghệ lạc hậu như
hiện nay thì không chỉ tạo ra hiệu quả thấp về mặt kinh tế, lãng phí, góp phần
làm gia tăng ô nhiễm môi trường bề mặt nước nuôi trồng, ảnh hưởng đến các
loại sinh vật khác. Tuy nhiên vấn đề thúc đẩy, đổi mới công nghệ sản xuất
thủy hải sản gặp không ít khó khăn cần có chính sách phù hợp. Xuất phát
từ thực tế đó, đề tài nghiên cứu tập trung vào chủ đề “Chính sách thúc đẩy
đổi mới công nghệ trong các hộ, doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại
Quảng Ninh (Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện
Vân Đồn)".
Với hy vọng kết quả của đề tài sẽ góp phần giúp các nhà quản lý có
chính sách đổi mới công nghệ cũng như các doanh nghiệp trong ngành thủy
sản của tỉnh có những giải pháp tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của
chính sách đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất , nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi chính sách, phù hợp với điều kiện địa phương để đảm bảo phát
triển bền vững.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Ở Việt nam, trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về
chính sách tài chính vĩ mô nói chung và đề cập đến quản lý KH&CN. Đổi mới
công nghệ là nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và nâng cao sức cạnh
tranh, do đó đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu trong
thời gian gần đây. Đã có những nghiên cứu đưa ra các chính sách đổi mới
công nghệ trong sản xuất thủy sản của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu này
đã chỉ ra được những khó khăn về vốn, thông tin, nhân lực, nguồn lực,...Trong
việc tiếp cận với những công nghệ mới của các doanh nghiệp.
Tác giả Vũ Cao Đàm đã có 2 nghiên cứu về chính sách tài chính cho
KH&CN đó là: Thứ nhất "Định hướng cải cách thiết chế tài chính cho
KH&CN trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường". Được trình
bày tại Hội nghị kết thúc dự án VISED, tháng 8/1996, trong đó đã đề cập đến
các nội dung: Tính cấp bách của cải cách, những vấn đề đặt ra trước yêu cầu
cải cách, định hướng nội dung cải cách, và khuyến nghị về chiến lược thực
hiện. Thứ 2 "Đổi mới chính sách tài chính cho hoạt động khoa học". Trong
nghiên cứu này đề cập đến những vấn đề như: Đại cương về chính sách tài
chính cho KH&CN, những biến đổi chính sách tài chính cho KH&CN, chính
sách tài chính trong giai đoạn mới.
Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng các doanh nghiệp nhỏ
và vừa nói chung ví dụ như: Thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội nhập
quốc tế của tác giả Bùi Trọng Tín, Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi
mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tác giả Phan Thu Trang...
Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung vào một số công cụ để
thúc đẩy việc đổi mới công nghệ như công cụ tài chính, thông tin, chính sách.
Điển hình có các nghiên cứu: Sử dụng công cụ thuế để kích thích đổi mới

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

lamquen211

New Member
Trích dẫn từ Eldur:
Link tải miễn phí Luận văn:Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện Vân Đồn) : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Nhà xuất bản:ĐHKHXH & NV
Ngày:2014
Miêu tả:136 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Quản lý khoa học và công nghệ -- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Electronic Resources
Kiểu:Text
Định dạng:Text/pdf
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:
02050002965.pdf

cái này không tải được rồi ad ơi.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: KINH NGHIỆM CỦA Khoa học kỹ thuật 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
T Những giải pháp chủ yếu để áp dụng chính sách thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
X Dự báo thị trường xuất khẩu và một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công Mỹ Nghệ Luận văn Kinh tế 0
A Chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
F Sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất gốm nhằm xây dựng cụm công ngh Kinh tế quốc tế 0
P Chính sách thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu Kinh tế quốc tế 0
D Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ thích hợp trong đầu tư trạm ép rác kín nhằm tăng cô Kinh tế quốc tế 0
G Chính sách đổi mới thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ trường đại học vào doanh nghiệp Kinh tế quốc tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top