mysteriousm62

New Member

Download miễn phí Đề tài Chính sách lãi suất áp dụng trong họat động tài chính vi mô ở Việt Nam





MỤC LỤC
 
Lời nói đầu .
Chương I – Lý luận chung .
 
1 – Lý luận chung về lãi suất .
2 – Khái quát về tài chính vi mô. .
3 - Những quan điểm về lãi suất trong hoạt động tài chính vi mô.
a. Quan điểm thực hiện chính sách trợ giá lãi suất .
b. Quan điểm thực hiện lãi suất hướng tới lãi suất thị trường (lãi suất
thương mại) .
Chương II - Chính sách lãi suất áp dụng trong họat động tài chính vi mô
ở Việt Nam .
 
1 - Điều kiện thực hiện các chính sách lãi suất .
2 - Thực trạng lãi suất trong hoạt động tài chính vi mô .
a. Thực hiện lãi suất trợ cấp :.
b. Thực hiện lãi suất thương mại : .
Chương III- Giải pháp cho chính sách lãi suất trong hoạt động tài chính vi
mô ở Việt Nam .
 
Kết luận .
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iến cho rất
nhiều chương trình phải kết thúc. Bên cạnh đó, nhưng mặt tích cực được đề ra
trên đây không hẳn đã được phát huy như khi xây dựng chính sách người ta vẫn
mong muốn.
m Những hạn chế xuất hiện khi thực hiện chính sách lãi suất trợ cấp có thể thấy
như sau :
Thứ nhất, sự bất hợp lý giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong một tổ
chức tài chính có thể ảnh hưởng tới khả năng bền vững tài chính của chính tổ
chức đó. Cụ thể là đôi khi lãi suất huy động bằng hay cao hơn lãi suất cho vay.
Kết quả là tổ chức không thể bù đắp được cho hoạt động hiện tại. Gây sói mòn
khả năng tài chính của tổ chức. Nguồn vốn hoạt động bị sói mòn ảnh hưởng rất
lớn tới chất lượng dịch vụ tín dụng được cung cấp tới người dân, đặc biệt là hoạt
động thẩm định và lựa chọn người vay. Để duy trì hoạt động như bình thường thì
sức ép tăng vốn đối với các tổ chức là rất lớn. Nguồn vốn tài trợ được xem là giải
pháp cho tổ chức, nhưng nguồn vốn này rất nhỏ và không thường xuyên. Hơn
nữa, vịêc huy động từ dân cư và tăng vốn từ nội bộ là khó khăn, bởi chi phí của
hai nguồn này rất lớn sẽ làm tăng thêm tình trạng kém bền vững về tài chính của
tổ chức. Việc các tổ chức cung cấp tín dụng giá rẻ phải thu hẹp hoạt động dần rồi
tiến tới rút khỏi thị trường là một hiện tượng phổ biến đã xảy ra ở nhiều nước
thực hiện chính sách lãi suất này.
Thứ hai, trên thực tế, không thể loại bỏ được những người cho vay nặng lãi ra
khỏi thị trường. Việc thiếu vốn và kém bền vững về tài chính đẩy tới thu hẹp việc
cung cấp các khoản tín dụng giá rẻ sẽ bỏ lại cho khu vực phi chính thức một thị
trường lớn. Tuy nhiên, ngay cả khi thực hiện bước đầu chính sách, số lượng
những người cho vay ở khu vực phu chính thức hoàn toàn không giảm đi. Người
dân vẫn tìm tới họ bởi vì khả năng cung cấp vốn rất nhanh, thủ tục đơn giản và
một số người cho vay không đòi hỏi thế chấp. Điều này cho thấy một sự thật là
không phải lãi suất thấp là yếu yếu tố quyết định việc người dân có vay vốn hay
không.
Thứ ba, Lãi suất thấp ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tài chính. Khi chính
sách lãi suất thấp được thực hiện, một lượng lớn khách hàng bị thu hút bởi nguồn
vốn giá rẻ này, trong số đó có những ngừơi không nằm trong diện được cung cấp.
Qua những kinh nghiệm thực tế cho thấy những người không có nhu cầu thực sự
bức xúc với những khoản tín dụng
giá rẻ này lại là những đối tượng
được cho vay nhiều nhất. Như vậy,
tạo sức ép lên các tổ chức tín dụng
thương mại hoạt động tại địa
phương khi họ để mất một số
lượng lớn các khách hàng. Điều
này khiến họ lâm vào cuộc cạnh
tranh lãi suất với chính các chương
trình xóa đói giảm nghèo.

Hình 1.1 : Thị trường vốn khi thực hiện
lãi suất trợ cấp
Hình 1.1 : Khi các chương trình thực hiện lãi suất trợ cấp R1 thấp hơn lãi suất
cân bằng r. Lượng vốn các tổ chức sãn sàng cung cấp tại lãi suất R1 là q1. Lượng
vốn mà thị trường cần là q2. Ta thấy q1 thị trường khi cầu vượt quá cung.
Để đảm bảo cho hoạt động tín dụng trợ cấp, một lượng vốn lớn đã được đổ vào
đây, và để duy trì hoạt động này thì cần một lượng vốn nhiều không kém. Chính
phủ, trong một số trường hợp là những nhà đầu tư chính cho những hoạt động
kiểu này. Vốn không thu hồi lại được cộng thêm với việc đầu tư càng nhiều lỗ
càng lớn khiến cho một lượng lớn nguồn vốn bị mất đi. Trong khi đó, chi tiêu của
các chính phủ ở các nước cần phân bổ cho nhiều hoạt động khác. Tăng
nguồn vốn cho hoạt động này sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động khác như an ninh,
giáo dục, y tế … Rất nhiều chương trình phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng trong
tương lai, mà chính những dịch vụ này mang lại lợi ích không nhỏ cho người
nghèo.
Thứ tư, tỷ lệ hoàn trả thấp, trừ một vào trường hợp đặc biệt, tỷ lệ không hoàn
trả ở các nước đang phát triển giao động khoảng từ 40 đến 95%. Lãi suất cho vay
nông dân sản xuất nhỏ và cùng kiệt càng thấp thì tỷ lệ hòan trả càng thấp. Nguyên
nhân của hiện tượng này là : (i) không có khả năng trả nợ được (ví dụ như mất
mùa); (ii) do người dân coi đây là một khỏan trợ cấp hay hỗ trợ nên không có tư
tưởng phải hoàn trả. Trong đó, nguyên nhân thứ hai chính là nguyên nhân dẫn
đầu.
Chính vì những nhược điểm của chính sách này, ngày nay các tổ chức quốc tế
khuyến cáo chính phủ và những tổ chức tín dụng cung cấp các dịch vụ tài chính
cho người cùng kiệt không nên áp dụng như một chính sách lãi suất phổ thông trong
hoạt động tài chính vi mô. Hiện nay, các tổ chức đang có xu hường tiến tời mức
lãi suất thị trường cho hoạt động cho vay của họ.
Như ta đã thấy, trong việc thực thi chính sách lãi suất trợ cấp có sự liên quan
mật thiết của Chính phủ trong đó. Khi các tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính
vi mô đã ngày càng nhận ra được những nhược điểm của chính sách lãi suất này
thì dường như một số chính phủ là những người tương đối “bảo thủ” và giữ
nguyên nhiều quan điểm của mình về họat động này. Đây một phần là do những
định kiến tương đối cố hữu và một phần khác là do sự thiếu hiểu biết của chính
phủ về hoạt động tài chính vi mô. Ở phần trên, chúng tui trình bày về trường phái
lãi suất này đứng trên phương diện của những người xây dựng và thực thi những
chương trình tài chính vi mô (có thể bao gồm cả các chính phủ). Đối với trường
hợp chính phủ là người đứng ngoài, chủ trương thực hiện chính sách lãi suất bao
cấp hiện vẫn đang tồn tại và nổi lên ở một số nuớc. Chính phủ có trong tay công
cụ pháp luật để điều chính lãi suất trong các hợp đồng tín dụng của tổ chức cung
cấp dịch vụ tài chính vi mô, đó là lãi suất trần. Và khi mức lãi suất này ban ra, tổ
chức bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ và họ có thể không được hưởng trợ cấp hay hỗ
trợ nào từ phía chính phủ cho việc thực thi lãi suất trần này. Theo một số các
đánh giá, đây có thể coi là một chính sách hạn chế sự phát triển của hoạt động tài
chính vi mô.
b. Quan điểm thực hiện lãi suất hướng tới lãi suất thị trường (lãi suất
thương mại)
Sau một thời gian dài thực hiện lãi suất bao cấp, hàng lọat các chương trình tài
chính vi mô bị sụp đổ bới các hạn chế của nó. Một xu hướng mới về chính sách
lãi suất đã xuất hiện với mục đích hạn chế được các tác động tiêu cực của chính
sách lãi suất bao cấp đã được thực hiện. Chính sách lãi suất mới này, chính sách
lãi suất thương mại, được xây dựng dựa trên những cái nhìn mới về năng lực tài
chính của người nghèo. (Bảng 1.2)
1.2 : Quan điểm cũ và mới về người nghèo
Quan điểm cũ về người nghèo
Những người sản xuất kinh doanh nhỏ
cần được quan tâm đến bởi vì họ là
người nghèo
Các họat động sản xuất kinh doanh nhỏ
là thừa, nên thay thế bằng các doanh
nghiệp lớn hơn sử dụng nhiều nh
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Hoàn thiện chính sách lãi suất tiến tới hội nhập kinh tế của ngân hàng trung ương Công nghệ thông tin 0
M Một số vấn đề về hoàn thiện chính sách lãi suất ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Q Điều kiện cần và đủ để chuyển sang chế độ điều hành chính sách lãi suất mới - Lãi suất cơ bản Luận văn Kinh tế 0
G Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thô Luận văn Kinh tế 0
T Lãi suất và chính sách lãi suất trong qúa trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay của NHNN Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
U [Free] Cơ sở lý luận của chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng và kinh nghiệm của một số nước trong Tài liệu chưa phân loại 0
M Đề án Lãi suất - Vai trò của lãi suất và đổi mới chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay Môn đại cương 0
T Đổi mới cơ chế điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Môn đại cương 0
N Chênh lệch lãi suất và biện pháp gia tăng NIM tại Ngân hàng Chính sách xã hội VBSP Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top