daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 5
1.1.Tổng quan doanh nghiệp: 5
1.1.1 Mô tả Doanh nghiệp: 5
1.1.2 Cấu trúc pháp lý doanh nghiệp: 8
1.1.3 Nội dung sứ mệnh và các mục tiêu của doanh nghiệp: 8
1.1.4 Quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm: 11
1.1.5 Ban quản lý và nhân sự: 12
1.2 Phân tích doanh số bán hàng: 20
1.2.1 Phân tích doanh số các sản phẩm tiềm năng trong tương lai: 21
1.2.2. Phân tích doanh số theo những phân khúc thị trường của từng sản phẩm 29
1.3 Phân tích thị trường: 30
1.3.1 Sơ lược về thị trường: 30
1.3.2. Phân tích lợi ích của sản phẩm: 38
1.3.Phân tích đối thủ cạnh tranh: 40
1.4.1 Mục tiêu và chiến lược các đối thủ cạnh tranh: 40
1.4.3. đoán phản ứng của các đối thủ cạnh tranh: 41
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 41
2.1 PHÂN TÍCH SWOT: 42
2.1.1 Những điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi của doanh nghiệp: 42
2.1.2 Những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của doanh nghiệp 44
2.2 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: 44
2.3. Mục tiêu kinh doanh của DN 45
2.3.1 Doanh số và lợi nhuận dự kiến năm nay và 3 năm liền kề DN 45
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu DN 45
2.3.3. Mục tiêu DN 46
2.3.4. Các biện pháp lớn cần thực hiện để có thể đạt mục tiêu dự kiến: 51
3.1 Kế hoạch marketing 52
3.1.1 Mục tiêu chiến lược marketing 52
3.1.2 chiến lược marketing 52
3.2. Triển khai thực hiện kế hoạch 65
PHẦN KẾT LUẬN 65














CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

1.1.Tổng quan doanh nghiệp:

1.1.1 Mô tả Doanh nghiệp:

 Tên doanh nghiệp:

Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan
Tên công ty bằng tiếng Anh: Masan Consumer Corporation
Tên công ty viết tắt: Masan Consumer Corp hay MCS.

 Những lĩnh vực hoạt động:

 Chế biến thực phẩm
 T.Mại - Xuất nhập khẩu
 In bao bì
 Xây dựng
 Khai thác khoáng sản
 Đầu tư
 Lịch sử hình thành:
Tháng 6 năm 1996, thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ – Thương mại Việt Tiến chuyên sản xuất thực phẩm chế biến, đặc biệt là các sản phẩm ngành gia vị như nước tương, tương ớt, các loại sốt…
Tháng 5 năm 2000, thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.
Năm 2003, Công ty cổ phần Thương mại Masan thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ – Thương mại Việt Tiến và Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt.
Tháng 12 năm 2008, Công ty cổ phần thương mại Masan đổi tên thành Công ty cổ phần thực phẩm Masan (MASAN CONSUMER).
Tháng 3 năm 2011, Công ty cổ phần thực phẩm Masan (MASAN CONSUMER) chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (MASAN CONSUMER) .
Số năm hoạt động: trên 15 năm.

 Địa chỉ:
Tầng 12 Kumho Asiana Plaza
Số 39 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
ĐT: 08.62555660
Fax: 08.38109463
 Sản phẩm chính của doanh nghiệp:

Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng MaSan: sản xuất nước chấm, gia vị, mì ăn liền, hạt nêm và các loại thực phẩm đóng gói khác. Để tăng thị phần, Masan Consumer tập trung quản lý các nhãn hiệu bằng cách phân khúc thị trường mục tiêu với những sản phẩm riêng biệt tương ứng. Trong mỗi dòng sản phẩm nước chấm, mì ăn liền và hạt gia vị đều có cả nhãn hiệu cao cấp và nhãn hiệu trung cấp. Có thể kể đến nhãn hiệu mì ăn liền Omachi hướng tới phân khúc thị trường cao cấp, trong khi nhãn hiệu Tiến Vua phục vụ cho phân khúc thị trường trung cấp.
Tương tự như đối với ngành hàng nước tương, Masan Consumer có nhãn hiệu Chin-Su và Tam Thái Tử (TTT) lần lượt dành riêng cho hai loại thị trường trên. Theo thống kê của Euromonitor, tại thời điểm tháng 12 năm 2008, Masan Consumer đang chiếm 62,8% thị phần của ngành hàng nước tương; 19,4% thị phần của ngành hàng nước mắm, 25,5% thị phần của ngành hàng tương ớt và 9,5% giá trị thị trường ngành hàng nước dùng/ viên súp, hạt nêm. Mặc dù mới ra đời vào tháng 6/2007, nhưng đến cuối năm 2008 nhãn hiệu mì ăn liền Omachi đã chiếm được thị phần là 2,1% và thị phần này vẫn tiếp tục được tăng thêm cho đến thời điểm hiện tại.
 Doanh số, lợi nhuận, cơ cấu vốn và lực lượng lao động hiện nay:
Doanh số và lợi nhuận
NĂM DOANH THU( TỶ ĐỒNG)
2009 4.186
2010 6.639
2011 8.988
2012 11.408
2013 14.843
2014 20.038
2015 27.051


Vốn chủ sở hữu: giữ vững cam kết tạo giá trị vượt trội cho Cổ đông, Vốn chủ sở hữu (bao gồm vốn pháp định, thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại chưa chia) Công ty đã tăng trên 15 lần trong 05 năm, chủ yếu đến từ nguồn tích tụ lợi nhuận giữ lại và đạt mức 7.937 tỷ vào cuối năm 2011.


Lực lượng lao động
Trình độ Tỷ lệ
Trên đại học 1.7%
Đại học 47.6%
Cao đẳng 13.6%
Trung cấp 10.7%
PTTH 22.1%
PTCS 4.3%
Tổng cộng 100%

 Những khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp:
* Trong nước (người tiêu dùng phổ thông và các nhà hàng, quán ăn).
* Nước ngoài
 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp:

Theo ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT Masan Consumer chia sẻ: “Khởi nghiệp và thành công ở nước Nga xa xôi rồi mới quay lại tìm kiếm cơ hội ở thị trường Việt Nam, Masan - một tập đoàn kinh tế của một nhóm người Việt sinh sống ở Nga đã và đang làm một cuộc lội ngược dòng”. Ông tỏ ra không thích thú lắm với việc gọi Masan quay lại thị trường Việt Nam là "lội ngược dòng" hay là "trở về". Ông nói: "Với chúng tôi, Việt Nam luôn là nền tảng, còn Nga hay những nước khác đều là thị trường". Nhưng chung quanh câu chuyện xây dựng nên một tên tuổi Masan trong 10 năm qua của Quang và bạn bè là những cuộc lội ngược dòng ngoạn mục.

Đầu thập niên 90, Nguyễn Đăng Quang trở về Việt Nam với tấm bằng phó tiến sĩ cùng với bao hoài bão cống hiến sau cả chục năm dùi mài kinh sử trên đất nước Liên Xô (cũ) xa xôi. Ngọn lửa "Paven" hừng hực trong chàng trai đang ở độ tuổi sung sức nhất lập tức trở nên... leo lét khi trình độ một phó tiến sĩ được "cân đong" ngang ngửa bác phó mộc. Gạt bỏ tất cả, Quang quyết định quay lại Nga kiếm sống dù lúc đó phải vay mượn bạn bè mới có đủ tiền mua vé máy bay. "Nước Nga lúc đó đang trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế chắc chắn tạo ra nhiều cơ hội làm ăn, mình có kiến thức và cũng đã tích lũy được không ít kinh nghiệm, bạn bè ở Nga lại đông nên rất tự tin",

Và Masan đã thành công. Từ một vài thùng mì ăn liền chủ yếu để bán cho người Việt tại Nga, Masan đã xây cả một nhà máy có công suất 30 triệu gói/tháng. Từ xuất khẩu mì gói, Masan đã đưa sang Nga nào nước tương, nước mắm và tương ớt - điều mà trước đó nhiều người đánh giá là điên rồ vì người Nga không thích ăn cay. Từ đi thuê tàu để chở hàng, nay Masan đã sở hữu một tàu container cùng 2.000 container riêng của mình...

1.1.2 Cấu trúc pháp lý doanh nghiệp:

 Loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh: Công ty cổ phần.
 Người đại diện:
+ Ông Nguyễn Đăng Quang – chủ tịch HĐQT công ty.
+ Kinh nghiệm: trên 20 năm kinh nghiệm (tham khảo phụ lục: “Khát vọng làm giàu của chàng du học sinh "cháy túi"”.



 Các công ty thành viên của Masan Consumer:







1.1.3 Nội dung sứ mệnh và các mục tiêu của doanh nghiệp:
 Mục tiêu của doanh nghiệp hiện nay:
+ Xây dựng thương hiệu: công ty đã hướng đến việc xây dựng các nhãn hiệu khác nhau cho các phân khúc thị trường khác nhau. Từ thành công của các thương hiệu sản phẩm hiện tại, Masan Consumer có thể mở rộng thị phần của mình thông qua việc đánh chiếm phân khúc sản phẩm không có thương hiệu, vốn còn rất nhiều tiềm năng với nhiều nhà sản xuất nhỏ, rời rạc.
+ Phát triển hệ thống phân phối để mở rộng thị trường ở các đô thị nhỏ cũng như vùng nông thôn là động lực tăng trưởng thứ hai của Masan Consumer.
+ Ban lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm Masan Consumer có một ban điều hành đầy kinh nghiệm là những người đã từng làm việc tại các công ty đa quốc gia như Unilever, P&G, Nestle. Đồng thời có sự am hiểu tường tận về thị trường trong nước.
 Các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay:
+ Chiến lược ngành
Masan Consumer thực hiện chiến lược "chọn sân chơi". Các tiêu chí lựa chọn ngành bao gồm:
Các mặt hàng thực phẩm và đồ uống có cơ hội thị trường lớn và có qui mô thị trường tiềm năng đạt ít nhất 500 triệu USD
Những thị trường mà chúng tui có khả năng xây dựng một thương hiệu cao cấp và tạo ra lợi nhuận cao (tỷ suất lợi nhuận gộp ít nhất là 30%)
* Thị trường đầy cạnh tranh, đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước hay thị trường manh mún và có lộ trình hợp nhất rõ ràng
* Các thị trường mà chúng tui có thể gia tăng giá trị thông qua nội địa hóa sản phẩm, tập trung vào khẩu vị địa phương và sức khỏe
+ Chiến lược thực thi:
* Xâm nhập thị trường với sản phẩm khác biệt:
* Tạo ra một thương hiệu cao cấp và tung ra thị trường thông qua chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ.
* Tận dụng ưu thế từ nền tảng phân phối rộng khắp và giá trị thương hiệu cao cấp để thâm nhập vào các phân khúc phổ thông.
* Tuyển dụng đội ngũ quản lý có kinh nghiệm quốc tế, tạo động lực bằng cách trao cho họ cơ hội trở thành cổ đông trong công ty.
+ Chiến lược tài chính:
Masan Consumer có chiến lược tài chính mang tính kỷ luật:
* Đặt mục tiêu đạt tỷ suất lợi nhuận gộp trên 30%, cho phép chúng tui duy trì chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và tái đầu tư nhằm mua lại và củng cố nền tảng kinh doanh để đạt được vị thế dẫn đầu bền vững.
* Triển khai chi phí vốn thấp - chúng tui có chiến lược thâm nhập sử dụng tài sản linh hoạt cho các ngành hàng mới để tập trung tạo ra lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trên 25%.
* Duy trì cấu trúc tài sản thận trọng với đòn cân nợ thấp, tỷ lệ Nợ/EBITDA dưới 3 lần để tuân thủ các tiêu chuẩn của một công ty được xếp hạng tín dụng BBB.
* Sử dụng mô hình "thu tiền khi giao hàng”, giúp chúng tui tối ưu hóa vốn lưu động và có nguồn vốn đáp ứng tăng trưởng.
+ Chiến lược tăng trưởng
Chúng tui tập trung tăng trưởng nền tảng này để trở thành công ty dẫn đầu thị trường:
* Trong các ngành hàng hiện hữu, chúng tui tập trung chuyển dịch thị hiếu tiêu dùng sang các thương hiệu cao cấp và thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng nâng cao sức tiêu thụ.
* Chúng tui tham gia vào những ngành hàng tương tự có tốc độ tăng trưởng cao bằng cách tận dụng "hào quang” của thương hiệu cao cấp và tiềm năng chưa được khai thác của nền tảng kinh doanh hiện hữu..
* Chúng tui tham gia vào những ngành hàng mới có sức hấp dẫn, phù hợp với chiến lược chọn ngành của mình thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.

+ Chiến lược tập trung:
Công ty sẽ tập trung vào lĩnh vực tiêu dùng và phân phối cho phân khúc thị trường trung cấp.
+ Chiến lược điều hành:
Công ty sẽ hướng tới trở thành một công ty trong nước có kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động kết hợp với các cơ sở hạ tầng và nhân lực địa phương.
+ Chiến lược quản lý rủi ro:
Thông qua quan hệ đối tác với các công ty quốc tế, Công ty thực hiện các quyết định và đánh giá về kinh doanh có giá trị cho nhà đầu tư.
Các rủi ro trong và ngoài doanh nghiệp:
+ Việc nhận biết thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Masan Consumer. Việc không thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hay những tranh chấp với công ty khác về quyền sở hữu trí tuệ của Masan Consumer có thể gây tác động to lớn đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và triển vọng tương lai của công ty.
+ Rủi ro về cạnh tranh: Lĩnh vực sản xuất thực phẩm tại Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh từ các công ty trong và ngoài nước. Những thay đổi đối với môi trường cạnh tranh mà Masan Consumer hoạt động có thể ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và triển vọng trong tương lai của Công ty.
+ Rủi ro lãi suất, tín dụng: Công ty Masan Consumer phụ thuộc vào rủi ro thị trường do sự biến động lãi suất, chủ yếu là từ các khoản vay dài hạn hầu hết là theo lãi suất thả nổi. Bất kỳ sự gia tăng lãi suất đều dẫn tới việc gia tăng khoản lãi phải trả của công ty.

CHIẾN LƯỢC GIÁ

 Doanh nghiệp dịnh giá đa dạng cho từng sản phẩm.
 Sử dụng giá thâm nhập thị trường, xác định rõ khách hàng mục tiêu.

CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI

 Hơn 10 năm trước “tân binh” Masan xây dựng hệ thống chuỗi 25 siêu thị tự chọn đầu tiên gia nhập thị trường bán lẻ, với hy vọng sẽ đón đầu được xu thế tiêu dùng mới, sau khi đã ngiên cứu rất kĩ về thị trường bán lẻ Việt Nam. Những bước chuẩn bị ban đầu của họ khá bài bản: thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp hàng hoá, kể cả hàng tươi sống như rau sạch, thịt sạch... đào tạo đội ngũ bán hàng và đầu tư cho khâu logictics kịp thời bằng phần mềm quản lý riêng biệt. Hơn 1 năm lần lượt các cửa hàng phải đóng cửa. Lý do: thuế cửa hàng cao, chi phí vận hành hàng tháng vượt qua mức cho phép. Sự thật ngầm hiểu rằng cái chính là do người tiêu dùng chưa thoát khỏi chợ, tạp hoá. Masan lặng lẽ rời bỏ thị trường bán lẻ Việt Nam.

 Từ những kinh nghiệm trên Masan đã sử dụng kênh phân phối theo kiểu truyền thống đến các siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hoá... Ưu điểm của kiểu phân phối này là vốn đầu tư không cao, phù hợp với những thương hiệu mạnh, được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với sản phẩm (chẳng hạn chất lượng sản phẩm có vấn đề), chắc chắn khả năng đẩy hàng xuống các cấp phân phối của nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, do phân phối theo nhu cầu nên sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ có lúc nhanh, lúc chậm.



Các Sản Phẩm Chin-su, Nam Ngư,
Tam Thái Tử tại chợ Bà Chiểu -TPHCM



Phát triển hệ thống phân phối để mở rộng thị trường ởcác đô thị nhỏ cũng như vùng nông thôn là động lực tăng trưởng thứ hai của Masan Consumer, đến nay hệ thống phân phối của Masan consumer được xem là rộng lớn nhất ở Việt Nam, mạng lưới kho vận phân phối và kinh doanh của Masan Consumer có thể phân phối sản phẩm đến bất cứ nơi nào tại Việt Nam trong vòng một ngày. Tính đến ngày 31/12/2011, mạng lưới phân phối này bao gồm 5 trung tâm phân phối trên khắp Việt Nam, lực lượng bán hàng mạnh với 162 nhà phân phối độc quyền và 1.628 nhân viên bán hàng, giúp chúng tui đưa sản phẩm đến hơn 164.000 điểm bán hàng trên toàn quốc

CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ

a. Quảng cáo

 Nước mắm Chinsu dùng hình ảnh người mẫu nhí cho sản phẩm của mình (Thanh Trúc), và các ca sĩ nổi tiếng quảng cáo mì Omachi (Mỹ Linh, Thuỷ Tiên), chiếu vào các khung giờ vàng gây chú ý đến người tiêu dùng.
 Sử dụng Slogan nhấn mạnh vào vấn dề sức khoẻ mà người tiêu dùng đang quan tâm.

 In poster, panner rộng rãi các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tạp hoá...

 Khai thác miễn phí trên internet, mạng xã hội.

 Quảng cáo rộng rãi trên báo chí, tạp chí trong nước.

 Ngoài ra Masan consumer còn chú trọng vị trí các sản phẩm được đạt tại các siêu thị, trưng bày nơi đẹp mắt gây chú ý cho người tiêu dùng, vừa tầm tay lấy hàng. Xây dựng hình ảnh đẹp, nổi bật tại các sieu thị thông qua các công việc:
1. Sản xuất trên 10.000 kệ trưng bày sản phẩm nhãn hiệu Chinsu để cung cấp hệ thống của hàng, tiệm tạp hóa,… trong kênh phân phối của nhãn hiệu Chinsu trên toàn quốc.
2. In ấn – thay artword cho 3.000 kệ gia vị khô nhãn hiệu Chinsu
3. Thiết kế - Sản xuất – Lắp đặt đầu kệ Chinsu, Mì Tiến Vua trong hệ thống siêu thị trên toàn quốc.
4. Sản xuất POSM (Hanger, Wobbler,…) cho nhãn hiệu Mì Tiến Vua – Bò Cải Chua trong hệ thống siêu thị.




b. Khuyến mãi
- Khi nước mắm Chinsu hương cá hồi ra dời biếu không cho các bà nội trợ 1200 chai trong vòng 30p tại siêu thị 6/2008.
- Chương trình khuyến mãi : “ Bếp sum vầy, vận may lan toả”, đón xuân Kỷ Sửu 11/2008-2/2009.
- Cơ hội nhận 10 gói mì Omachi khi tham gia quay số trúng thưởng.


Không đứng ngoài xu thế marketing được đoán sẽ rất hot trong thời gian tới: “social media”, chiến dịch online activation của Omachi diễn ra chính trên 2 kênh: website omachi.com và được content seeding chính trên diễn đàn vozforum.com. Về mặt hình thức, website omachi.comcó thiết kế đẹp và bắt mắt, với tông đỏ chủ đạo – tông màu tạo cảm giác ngon miệng thường được các nhãn hàng thực phẩm lựa chọn, tốc độ loading của website khá nhanh giúp người tham gia không phải chờ đợi lâu. Các microsite gameshow/phòng ẩm thực/ đấu trường/góc săn ảnh/phòng trưng bày được thiết kế sống động tạo cảm giác như một quầy trưng bày thu nhỏ - một hình ảnh khá quen thuộc mà người tiêu dùng thường dễ dàng bắt gặp ở các siêu thị.Điểm nhấn đặc biệt trong concept nội dung của Omachi, chính là sự dẫn dắt ở tất cả các hoạt động của 3 cô người mẫu quyến rũ : Ichi, Dichi, Kichi (tên đặt cho các cô người mẫu nghe cũng có vẻ rất liên quan Oma...chi ). Hoạt động chính thu hút được nhiều người tham gia nhất và cũng là nội dung được seeding trên các diễn đàn là gameshow “quay... mì” (“thuật ngữ” bình dân được các thành viên trên diễn đàn Voz dành cho trò chơi này). Mỗi lần click “quay”, nếu quay trúng người tham gia sẽ nhận được 10 gói mì Omachi, nếu lỡ mà quay trượt, thì sẽ nhận được “nụ hôn ngọt ngào” từ 1 trong 3 cô người mẫu.
- Thùng mì Omachi giảm 145500 còn 135000, gói từ 5300 còn 4600 tại Saigon co.op 3/2011.
- Nước tương hương cá hồi chinsu giảm 25% tại bigC 3/2012.

c. PR

 Giao lưu trực tiếp “nước tương cao cấp Chinsu mới” chia sẻ những thành công nổi bật của Chinsu 10/2007, chương trình giao lưu trực tiếp trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM đã có cuộc trò chuyện giữa bà Lê Huỳnh Thảo Hương - Giám đốc cao cấp nhãn hiệu Chin-su thuộc Công ty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại Masan và thính giả của đài.Chương trình đã giới thiệu, chia sẻ những thành công nổi bật của sản phẩm nước tương cao cấp Chin-su mới hiện đang là sản phẩm được người tiêu dùng cả nước tin dùng.Chương trình được thực hiện với sự hợp tác của Ban Kinh tế- Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, được phát sóng trên sóng AM 610 KHz

 Từ 15g30 - 16g00 ngày 8.9.2007, chuơng trình giao lưu trực tiếp trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM sẽ có cuộc trò chuyện giữa kỹ sư Lê Thị Nga - Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ Thực phẩm Masan và thính giả của đài.Chương trình sẽ giới thiệu, chia sẻ những thành công nổi bật của sản phẩm mới: mì khoai tây Omachi với câu slogan quen thuộc “Rất ngon mà không sợ nóng”, hiện đang là sản phẩm được người tiêu dùng cả nước tin dùng.Chương trình được thực hiện với sự hợp tác của Ban Kinh tế- Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, được phát sóng trên sóng AM 610 KHz.

 Thưởng 1 tỷ cho người phát hiện Chinsu có chất gây ung thư: ngày 9/5/2007 tại TP Hồ Chí Minh, thay mặt Công ty cam kết: sẽ trả 1 tỷ đồng cho bất cứ ai tìm ra được 1 chai nước tương Chin-su đang bán trên thị trường không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế về chất 3-MCPD (chất gây ung thư). Đồng thời Cty này sẽ khởi kiện UB ATTP Liên minh Châu Âu về việc đưa ra những cáo buộc thiếu căn cứ.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: trung gian marketing của masan, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Masan, các chiến dịch pr của masan consumer, hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm chinsu công ty masan, khách hàng tổ chức của masan consumer, chiến lược chiêu thị của chinsu, pr của công ty masan consumer, lĩnh vực hoạt động và sản phẩm kinh doanh của masan, lịch sử hình thành và phát triển của masan consumer, kết luận chiến lược cạnh tranh về giá của tương ớt chinsu, chiến lượ thâm nhập thị trường của chinsu vào mỹ, hình thức pháp lý của doanh nghiệp masan consumer tiểu luận, phân tích thị trường mục tiêu của masan, cơ cấu mạng lưới bán hàng của masan, chiến lược thị trường mục tiêu của chinsu, xây dựng kế hoạch bán hàng của masan consumer, lịch sử hình thành và phát triển của omachi, chiến lược marketing 4p của masan consumer, NHÀ PHÂN PHỐI CỦA HÀNG TIÊU DÙNG MASAN, masan chính sách bán hàng, marketing doanh nghiệp masan, thị trường tiềm năng của công ty masan consumer, chiến lược sản phẩm chinsu, chiến lược marketing mix chinsu, chiến lược giá của công ty masan trong marketing, lịch sử hình thành của tương ớt chinsu, định giá hình ảnh của masan, chiến lược giá masan, marketing về congty masan consumer, chiến lược marketing masan consumer, tiểu luận quản trị rủi ro của Masan consumer, chiến lược của masan consumer, sứ mệnh giá trị của công ty masan consumer, xác định phân khúc thị trường của masan consumer, sứ mệnh của masan consumer, lực lượng lao động tại công ty tương ớt Chinsu của Masan, đối thủ cạnh tranh của tương ớt chínu, ưu điểm của masan consumer, mạng lưới bán hàng của masan, tiểu luận masan consumer, sơ đồ tổ chức masan consumer, masan consumer mục tiêu đến năm, các trung gian phân phối của chinsu, khách hàng của công ty masan, massan và thương mại quốc tế, đối thủ của masan consumer, slogan của masan, lịch sử hình thành công ty cổ phần massan luận, phân tích chiến lược marekting chinsu, trang chủ của masan consumer, cơ cấu vốn của công ty massan, mô tả khách hàng mục tiêu của nước mắm CHINSU, chiến lược marketing công ty masan consumer, nhà phân phối của masan, bản đồ chiến lược về công ty masan, marketing mục tiêu của masan, chiến lược phân phối của masan consumer, chiến lược marketing của công ty masan consumer, marketing mix của masan consumer, chiến lược thâm nhập thì trường của masan consumer, thị phần của tương ớt chinsu hiện tại ở việt nam, phân tích thị trường Masan Consumer, thị trường mục tiêu của công ty cổ phần hàng tiêu dùng masan, chiến lược marketing của tương ớt chin ssu, chiến lược swot của tương ớt chinsu, chiến lược tăng doanh số bán hàng của bigc, chiến lược phân phối của masan, chiến lược sản phẩm quốc tế của Thương Hiệu CHIN-SU, mục tiêu,sứ mệnh của masan, chiến lược giá công ty massan, khẩu hiệu của công ty masan, chiến lược định giá của masan, khách hàng mục tiêu của masan, mô hình swot masan consumer, nhà cung cấp của masan consumer, phân tích môi trường maketting của doanh nghiệp masan, trung gian mkt của tập đoàn hàng tiêu dùng masan, đề xuất chiến lược cạnh tranh cho masan consumer, mô hình tuyển dụng của công ty masan, đối thủ cạnh tranh mì omachi mới nhất, phan tích đối thủ cạnh tranh masan consumer, chiến lược marketing quốc tế của chinsu ở nhật, mục tiêu marketing quốc tế chinsu tại nhật, chiến lược kinh doanh quốc tế của các công ty tại Nga, Cấu trúc kênh phân phối của Masan, chiến lược marketing mix của masan, mục tiêu của đối thủ cạnh tranh masan, phân tích chiến lược giá của masan, phân tích chiến lược marketing của masan consumer, chiến lược kinh doanh của masan, phân tích mô hình swot của masan, masan consumer chiến lược cấp công ty, cơ cấu tổ chức công ty CP masan consumer, chiến lược giá của mì omachi trong tương lai, chiến lược giá của omachi, phân tích chiến lược công ty masan tiểu luận, thị trường mục tiêu của masan consumer, Mô tả Khách hàng mục tiêu của thương hiệu Omachi, phân tích SWOT của Masan Consumer năm 2018, các đối thủ cạnh tranh và thực trạng của masan consumer về mì ăn liền, tình hình sử dụng vốn của masan consumer
Top