daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Lời nói đầu
Mục lục 1
I Những nhân tố chi phối chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh đến nay 2
1. Vị trí của Đông Nam Á ở Châu Á - Thái Bình Dương 2
2. Xu thế hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh. 2
3. Tiềm năng phát triển của khu vực Đông Nam Á. 3
II. Các chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á. 4
1. Chiến lược kinh tế 4
2. Chiến lược an ninh 9
III Kết luận 16
* Tài liệu tham khảo
* Chú thích








I. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ Ở ĐÔNG NAM Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY.
1. Vị trí của Đông Nam Á ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Khu Vực Đông Nam Á - một bộ phận không thể tách rời của Châu Á - Thái Bình Dương, đã từ lâu trở thành địa bàn chiến lược trọng yếu, nơi tranh chấp ảnh hưởng của các nền văn hoá - văn minh, các cực quyền lực và nước lớn trên thế giới. Hơn một thập niên trở lại đây, sự gia tăng của toàn cầu hoá kinh tế và bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến cục diện thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, làm cho tổ chức ASEAN và các thành viên trong khu vực trở nên nhậy cảm hơn và dễ bị tổn thương bởi tác động của những biến động quốc tế.
Trên gốc độ - chiến lược, Đông Nam Á nằm ở khu vực thuận lợi về mặt thông thương và phòng thủ quốc tế, nằm ở ngã ba Châu Á, án ngữ con đường hằng hải thuận tiện nhất từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, giữa Đông Bắc Á và Nam Thái Bình Dương, khoảng hai thập niên trở lại đây, Đông Nam Á trở thành “Cầu hàng không” nối các chuyến bay từ Đông Bắc Á, Bắc Mỹ sang nhiều nước Tây Nam Á, Trung đông - Bắc phi, và Trung - Đông Âu.
2. Xu thế hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh.
Trong chiến tranh lạnh, Đông Nam Á là nơi tập trung các mâu thuẫn của trục tam giác chiến lược Mỹ - Xô - Trung và là điểm nóng gay gắt nhất trongt cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ. Những đặc điểm của tình hình quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến các nước trong khu vực, Đông Nam Á chia thành 2 tuyến đối lập, một bên là 3 nước Đông Dương gồm Việt Nam - Lao và Cămpuchia theo con đường xã hội chủ nghĩa, một bên là các nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Singapo, Indonêxia, Philipin và Brunây) phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Đông Nam Á trở thành nơi hội tụ những nỗ lực hợp tác giữa các nước trong và ngoài khu vực. ASEAN đã đưa ra hàng loạt sáng kiến mới nhằm thích ứng sự gia tăng của toàn cầu hoá và thay đổi quyền lực trên thế giới. Sự phát triển năng động và hiệu quả của các nước ASEAN ở cuối những năm 80 đầu những năm 90 thế kỷ XX cùng với các cơ chế hợp tác mới như thành lập khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA) và Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) năm 1994, cũng như bước đột phá kết nạp Việt Nam vào tổ chức này năm 1995 đã biết ASEAN tiến tới gần như “một trung tâm quyền lực mới” 1 ở Châu Á - Thái Bình Dương. Nếu như trong chiến tranh lạnh có 4 Trung tâm là Mỹ - Xô - Nhật - Trung chi phối thì sang thập niên 90 thế kỷ 20 có 5 cực là Mỹ - Trung - Nhật - Nga và ASEAN. “Sự suất hiện cực mới ASEAN là một trong những nhân tố tích cực thúc đẩy xu hướng đa cực hoá, góp phần củng cố an ninh và thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế”2.
3. Tiềm năng phát triển của khu vực Đông Nam Á.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua đã nổi lên như một khu vực phát triển năng động nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng cao, được đánh giá là một động lực tăng trưởng kinh tế thế giới.
Đông Nam Á là một thị trường đầy tiềm năng, với những bài học thành công cũng như thất bại trong quá khứ cùng những cơ chế mới đã và đang được tạo ra trong từng nước và những cải cách tiến bộ, đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô, thúc đẩy dân chủ hoá xã hội, thiết lập các cơ chế, thể chế hợp tác song phương, đa phương.
Kinh tế các nước ASEAN mặc dù đã gặp phải cuộc khủng hoảng năm 1997, nhưng đã và đang lấy lại được đà tăng trưởng. Kinh tế tăng trưởng trở lại, các nỗ lực hợp tác và liên kết nội khối, mà điển hình là thực hiện AFTA sẽ diễn ra suôn sẻ, môi trường chính trị - xã hội và đoàn kết của hiệp hội nói chung không chỉ bình ổn trở lại mà còn được củng cố hơn.
Như vậy, ASEAN và các thành viên sẽ có tiếng nói quan trọng hơn, đóng góp nhiều hơn trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, giữ gìn an ninh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt đối với Mỹ khi các nước thành viên ASEAN thúc đẩy việc triển khai các hiệp định thương mại song phương với Mỹ.
Các nhân tố trên có liên quan và gắn bó chặt chẽ đến lợi ích chiến lược của Mỹ, do vậy Mỹ luôn có những điều chỉnh chiến lược đối với khu vực Đông Nam Á trong tổng thể chiến lược đối với Châu Á và toàn cầu.

II. CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ Ở ĐÔNG NAM Á.
Theo quan điểm của Mỹ, Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á là một khu vực chiến lược có ý nghĩa ngày càng tăng đối với nền an ninh và phồn thịnh của Hoa Kỳ. Trên cơ sở đánh giá về tầm quan trọng chiến lược của khu vực Châu Á - Thái bình Dương trong thời kỳ mới, vận dụng các quan điểm của chiến lược toàn cầu với những cơ hội và thách thức mới trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh, chính quyền Washington đã xác định mục tiêu cơ bản của chiến lược Đông Nam Á trong chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương là “đảm bảo vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực này”.
Chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước trên thế giới chuyển sang đấu tranh và hợp tác kinh tế, kỹ thuật. Do đó, việc phát triển kinh tế trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu của Mỹ. Trong chiến lược kinh tế và an ninh đối với khu vực Đông Á, Mỹ dành ưu tiên hơn cho nên ngoại giao kinh tế - thương mại.
1. Chiến lược kinh tế.
Trong lĩnh vực kinh tế, chính quyền Mỹ đánh giá cao vị trí của Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó ASEAN là một trong những trọng điểm đối với việc triển khai chiến lược phục hưng nước Mỹ. Tổng thống B.Clinton nêu rõ : Châu Á ngày nay càng trở nên quan trọng hơn vì chúng ta không thể trở lên giàu có trong nước nếu không có thị trường và tài nguyên của Châu Á. Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương trong hai thập kỷ qua có tốc độ tăng trưởng cao gấp 3 lần tốc độ Châu Âu. “Năm trong số 12 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới là ở Châu Á”3, trong đó ở Đông Nam Á có Indonesia.
Căn cứ vào những ý tưởng nêu ra về “cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương”, chính phủ Mỹ có những điều chỉnh chính sách kinh tế đối với Châu Á - Thái Bình Dương nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng theo những nội dung chủ yếu sau.
Thứ nhất, nâng tầm quan trọng của kinh tế khu vực lên ngang tầm với an ninh quân sự. Trong chiến tranh lạnh, chính sách kinh tế giữ vai trò thứ yếu trong nền chính trị thế giới và an ninh kinh tế; đó là công cụ chính trị phục vụ cho sự thống trị quốc tế nói chung và chiến lược quân sự của Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, khi một cơ cấu sức mạnh kinh tế mới nổi lên trong nền kinh tế thế giới, trong đó sự bá quyền về kinh tế của Mỹ thách thức thì chính sách kinh tế đã trở thành một yếu tố chủ chốt trong việc duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Vì thế, trong một số bài phát biểu của chính quyền Clinton, chính sách kinh tế đã được nêu bật là một trong tâm trong các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh lanh. An ninh kinh tế đã được chính thức đưa vào trong các văn bản khi Ngoại trưởng Mỹ tới đó là Warren christopher xác nhận trước uỷ ban Đối ngoại của Thượng viện rằng, an ninh kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chính phủ Clinton. Sau đó, trong các báo cáo hàng năm về chiến lược an ninh quốc gia của Nhà Trắng, cùng với khả năng phòng thủ và dân chủ thế giới, sức mạnh kinh tế quốc gia đã được nêu bật là một trong ba trụ cột trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Hiện là siêu cường quân sự duy nhất trên thế giới, an ninh kinh tế đối với Mỹ không chỉ có vai trò đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ thông qua các biện pháp kinh tế mà còn trở thành đòn bẩy chính trị thông qua việc dành được vai trò lãnh đạo kinh tế đối với nhiều khu vực. Theo cách nói của Clinton, vị trí của Mỹ trên thế giới ngày càng được quyết định “Bởi tay nghề của những người lao động (của mình), cũng như bởi sức mạnh của vũ khi (của minh); bởi khả năng mà Mỹ có thể phá bỏ những hàng rào buôn bán với nước ngoài cũng như khả năng mà Mỹ có thể phá vỡ những thành luỹ ở phía xa”4. Do đó, một trong những nguyên tắc chủ yếu của chính quyền Clinton là gắn việc xây dựng lại nền kinh tế trong nước với việc đảm bảo sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài. Vì vậy, những quan tâm về kinh tế ở trong nước tác động ngày càng nhiều đến khả năng đạt được vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Chính sách đối ngoại của Mỹ nhấn mạnh vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các vấn đề thương mại, trong đó không khu vực nào quan trọng hơn Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Khu vực này trở thành nòng cốt của chính sách an ninh kinh tế của nước Mỹ. Đặc biệt sự nổi lên của các nền kinh tế Đông Nam Á trong những năm 1980 và những năm 1990 đã tạo ra những thị trường xuất khẩu hấp dẫn đối với Mỹ trong chính sách thương mại của chính quyền Clinton. Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), chỉ riêng xuất khẩu của Mỹ sang các thị trường Đông Á, trong đó có Đông Nam Á năm 1993 đã tạo ra 150 triệu việc làm cho người Mỹ. Chính vì vậy, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhiều nước Đông Nam Á.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top