haiyen_com

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận án TS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu chính sách tiêu thụ nông sản ở Việt Nam với tư cách là công cụ thúc đẩy sự gia tăng giá trị nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; đảm bảo lợi ích của các chủ thể kinh tế ở nông thôn, trong đó lợi ích của người nông dân làm trung tâm. Tiếp cận chính sách tiêu thụ nông sản dưới góc độ kinh tế chính trị. Chính sách tiêu thụ nông sản được nghiên cứu là vấn đề mang tính liên ngành, liên quan đến cả 4 khâu của quá trình tái sản xuất (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng); và điều quan trọng hơn là phải đảm bảo được các lợi ích của các chủ thể Việt Nam trong điều kiện người chơi, sân chơi, luật chơi toàn cầu. Làm rõ được thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản của một số nước trong quá trình thực hiện cam kết với WTO; rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản trong điều kiện mới của đất nước và thế giới. Phân tích và đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam thời gian qua, vừa phải thực hiện các cam kết với WTO, vừa phải bảo vệ được lợi ích của nông dân, của đất nước; từ đó chỉ ra những thành tựu, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. Đưa ra một số gợi ý hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam nhằm gia tăng giá trị của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; gia tăng thu nhập và vị thế của nông dân Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết với WTO
11
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tiêu thụ là khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội, nó là
mắt xích không thể thiếu trong hệ thống phân phối hàng hóa từ sản xuất đến tiêu
dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích cho người sản
xuất và người tiêu dùng. Ở các nước đang phát triển, do trình độ phát triển của kinh
tế thị trường còn thấp, quan hệ hàng hóa – tiền tệ chưa thật sự phát triển nên việc tiêu
thụ hàng hóa trong đó có nông sản còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không tốt đến lợi
ích của người sản xuất, của người tiêu dùng và cả nền kinh tế. Nông nghiệp là ngành
sản xuất cơ bản, sự phát triển của ngành này có vai trò quyết định trong việc ổn định
một khu vực rộng lớn của nền kinh tế, đảm bảo hài hòa mối quan hệ nông nghiệp,
nông dân và nông thôn. Vì vậy, hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản nhằm đáp
ứng tốt nhất lợi ích của các chủ thể là vấn đề mang tính cấp thiết.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn với
hơn 10 triệu hộ nông dân, 30 triệu người trong trong độ tuổi lao động đang sống ở
nông thôn. Khoảng 1/4 tổng GDP và khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu từ nông
nghiệp. Những năm gần đây, khu vực nông nghiệp đã có những bước phát triển vượt
bậc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều của cải, giải
quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh xuất khẩu... Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển chung của nền kinh tế, sự phát triển của khu vực này còn chậm, chưa
tương xứng với tiềm năng của nó, gần 90% hộ cùng kiệt của cả nước nằm ở khu vực
này, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị còn lớn, đô thị hóa khiến sản xuất
nông nghiệp bị ảnh hưởng, hội nhập kinh tế quốc tế khiến nông dân là những người
dễ bị tổn thương nhất; mối quan hệ nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa được
đảm bảo chặt chẽ và bền vững; vấn đề đầu ra cho nông sản…Trong tất cả những vấn
đề trên, tiêu thụ nông sản cho nông dân là vấn đề nổi cộm và có ảnh hưởng lớn đến
sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân. Nhiều nông sản Việt Nam hiện nay
chiếm vị trí hàng đầu trên thị trường nông sản thế giới nhưng lượng giá trị thu về còn
khiêm tốn hay nói cách khác, phần giá trị gia tăng của nông sản trong chuỗi giá trị
toàn cầu còn rất hạn chế. Thực tế hiện nay cho thấy, tiêu thụ nông sản đang có nhiều
bất cập: Giá cả không ổn định, chi phí lưu thông quá cao, phần giá trị mà người nông
dân được hưởng trong giá trị nông sản rất thấp, người nông dân luôn phải đối mặt
với tình trạng: mất mùa lo đói, được mùa lo rớt giá; thêm vào đó, hoạt động đầu cơ
của tư thương và một số doanh nghiệp thương mại làm cho quá trình tiêu thụ nông
sản thêm lòng vòng, rối ren và dễ mất cân đối đã ảnh hưởng không tốt đến lợi ích của
người nông dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là chính
sách tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với việc đưa nền nông
nghiệp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới mà trước hết là thực
hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới. Chính sách tiêu thụ nông sản là
một chính sách lớn, bao trùm gồm các chính sách bộ phận: Chính sách giá cả, sản
lượng nông sản; chính sách bảo quản, chế biến nông sản; chính sách xúc tiến thương
mại nông sản, chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chưa được phối hợp
một cách đồng bộ. Việc khắc phục những hạn chế trong các chính sách về tiêu thụ
nông sản từ đó hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản hợp lý, hiệu quả có ý nghĩa
trên nhiều phương diện, không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho người nông dân,
doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội; mà còn có ý nghĩa lâu dài, góp phần
quan trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân, xóa
đói - giảm cùng kiệt bền vững, giải quyết tốt mối quan hệ nông thôn - thành thị…Điều
đó cho thấy, chính sách tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong giải quyết
vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân; trong ổn định kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Nông nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh do điều kiện tự nhiên thuận lợi và
chi phí nhân công thấp. Tuy nhiên, những lợi thế này ngày càng giảm trong điều kiện
cạnh tranh thương mại toàn cầu hiện nay. Sau 6 năm gia nhập WTO, nông sản Việt
Nam đã có vị trí quan trọng trên thị trường nông sản thế giới với vị trí số 1 (xuất
khẩu hạt tiêu, hạt điều), vị trí số 2 (xuất khẩu gạo, cà phê), cùng với nó là những cam
kết được thực hiện nghiêm túc, đúng với quy định của WTO. Nhưng bên cạnh đó
còn tồn tại nhiều hạn chế về mặt chính sách khiến cho bài toán về việc đẩy mạnh tiêu
thụ về lượng nhưng chưa đi kèm với những lợi ích thiết thực mang về cho đất nước,
cho nông dân vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Nguyên nhân của tình trạng này là điều
hành vĩ mô chưa thật sự linh hoạt trong bối cảnh thị trường nông sản thế giới đang có
nhiều xu hướng phát triển mới như: sự gia tăng của các nhà bán lẻ trong việc đảm
nhận khâu tiêu thụ thậm chí cả khâu sản xuất và mang thương hiệu của họ, xu hướng
hợp nhất nhiều công đoạn trong việc tạo ra giá trị nông sản, xu hướng gia tăng vai trò
của các nước đang phát triển trong việc cung cấp nông sản cũng như tiêu thụ do khu
vực này chiếm tỷ lệ dân số lớn trên toàn cầu,…Những xu hướng mới của thị trường
nông sản thế giới cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức lớn đối với nông sản Việt
Nam, điều đó cũng đồng nghĩa nó tạo ra áp lực trong việc ban hành và thực hiện các
chính sách trong điều kiện, bối cảnh mới nhằm phát huy hết tiềm năng, hạn chế tối
đa những yếu kém để đạt được hiệu quả cao nhất. Sự điều tiết của Nhà nước nhằm
giải quyết những vấn đề trên là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với Việt Nam
hiện nay.
Việt Nam đã chính thức trở thành Thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
từ 1/2007 và đang tích cực thực hiện các cam kết theo lộ trình hội nhập, trong đó có
các cam kết về tiêu thụ nông sản. Sự tham gia của các công ty nước ngoài trong việc
thu mua hàng hóa (trong đó có nông sản) trên thị trường Việt Nam đã tạo ra những
cơ hội và thách thức mới trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Mặc dù có một số quy
định bắt buộc khi kinh doanh tại nước sở tại (theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP của
Chính phủ ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2010), người nông dân Việt Nam sẽ có
thêm nhiều sự lựa chọn trong hoạt động tiêu thụ nông sản nhưng điều này cũng báo
hiệu một cuộc cạnh tranh gay gắt và những biến động không nhỏ trên thị trường
nông sản Việt Nam. Bên cạnh sự nỗ lực nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh của
nông dân và các doanh nghiệp, rất cần chính sách hợp lý từ phía Nhà nước nhằm
mang lại lợi ích tốt nhất cho các chủ thể và cho cả nền kinh tế. Vì vậy, câu hỏi đặt ra
là, chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với
Tổ chức thương mại thế giới đã thật sự phù hợp chưa? cần làm gì và làm như
thế nào để hoàn thiện và phát huy vai trò của chính sách tiêu thụ nông sản để tăng vị
thế của nông dân, gia tăng giá trị mà người nông dân nhận được trong chuỗi giá trị
nông sản toàn cầu?
Việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính
sách tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ
chức thương mại thế giới là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và cấp thiết về thực tiễn.
Chính vì vậy, “Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện
các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới” được Nghiên cứu sinh lựa chọn làm
đề tài luận án tiến sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam được nghiên cứu dưới dạng sách
chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, đề tài cấp bộ, bài đăng báo, tạp chí, bài viết hội
thảo các cấp... cho thấy có nhiều công trình đề cập đến chính sách tiêu thụ nông sản
theo các vấn đề sau:
2.1. Về chính sách giá cả, sản lượng nông sản
- Sách chuyên khảo của Phan Huy Đường (2006), Tiêu thụ nông sản Việt Nam:
Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc
tế, Nxb Khoa học – Xã hội. Công trình khoa học của tác giả Phạm Văn Khôi (2007),
Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb Đại học kinh tế quốc dân. Công
trình của Nguyễn Tiến Dũng (2010), Gia nhập WTO và điều chỉnh chính sách trong
ngành nông nghiệp Việt Nam. Đề tài NCKH cấp trường (Đại học kinh tế -
ĐHQGHN). Các bài viết này đã phân tích cập nhật tình hình thị trường nông sản thế
giới và trong nước, những biến động về giá nông sản và cơ hội của nông sản Việt
Nam trên thị trường thế giới. Các tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị trong việc tận
dụng cơ hội về điều kiện thị trường thuận lợi để xuất khẩu những mặt hàng nông sản
có lợi thế của Việt Nam. Vì vậy, mới chỉ dừng lại ở khâu lưu thông, giá trị đem lại

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top