phonghieu9

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

I. Căn cứ xác định những hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004.
1. Căn cứ xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ( TTHCCT)
Để loại bỏ sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường có xu hướng “bắt tay nhau” bằng hình thức thỏa thuận. Thông qua thỏa thuận, các doanh nghiệp tham gia có thể tiêu diệt sự cạnh tranh giữa chúng và trong nhiều trường hợp thỏa thuận còn tạo nên sức mạnh để các bên tham gia có thể hoạt động khống chế và lũng đoạn thị trường. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong những thủ đoạn bóp méo và thủ tiêu cạnh tranh.
Hiểu một cách khái quát thì TTHCCT là sự thông đồng của một số chủ thể kinh doanh có lợi trên thị trường nhất định mà nội dung của những thỏa thuận này nhằm vào việc duy trì và nâng cao hơn nữa vị thế của các thành viên thỏa thuận, đồng thời hạn chế cạnh tranh của đối thủ khác.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh luôn có sự tham gia của ít nhất hai bên, mỗi bên đều có tư cách pháp lý độc lập. Bên cạnh đó, chủ thể TTHCCT diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau. Để có thể xác định dấu hiệu này, phải chứng minh được những điểm sau:
- Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên cùng một thị trường liên quan;
- Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải những người liên quan của nhau theo pháp luật doanh nghiệp; không cùng trong một tập đoàn kinh doanh, không cùng là thành viên của tổng công ty. Những hành động thống nhất của tổng công ty, của một tập đoàn kinh tế hay của công ty mẹ công ty con không được pháp luật cnhj tranh coi là thỏa thuận bởi các tập đoàn kinh tế nói trên cho dù bao gồm nhiều thành viên cũng chỉ là một chủ thể thống nhất.
Nội dung thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường tập trung vào các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau như giá, thị trường, trình độ kĩ thuật, công nghệ, điều kiện ký hợp đồng và nội dung hợp đồng. Đó là sự ghi nhận sự thống nhất ý chí của các bên nhằm thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh. Việc thực hiện hay chưa thực hiện không quan trọng trong việc định danh TTHCCT. Do vậy, chỉ cần có được bằng chứng về sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh là có thể kết luận về sự tồn tại của hành vi TTHCCT.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được thể hiện dưới hình thức hợp đồng, cũng có khi được thể hiện dưới hình thức các thiết chế, quy chế nghề nghiệp, nội quy của hiệp hội ngành nghề hay nghiệp đoàn, cũng có thể là các thỏa thuận ngầm.
2. Căn cứ xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lính, vị trí độc quyền nhằm hạn chế cạnh tranh.
2.1. Khái niệm:
Theo quy định của pháp luật quốc tế, cụ thể là Bộ quy tắc về cạnh tranh của Liên Hợp Quốc và Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD thì “hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh là hành vi mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền sử dụng để suy trì hay tăng cường vị trí của nó trên thị trường bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hay hạn chế quá mức cạnh tranh”.
Luật cạnh tranh 2004 của VN không đưa ra một khái niệm cụ thể mà đưa ra các dạng hành vi lạm dụng VTTL, VTĐQ tại Điều 13,14 luật này. Theo đó, có 6 dạng hành vi lạm dụng VTTL và 8 dạng hành vi lạm dụng VTĐQ. Việc liệt kê có ý nghĩa đưa ra dấu hiệu pháp lý cho các hành vi vi phạm cụ thể , tuy nhiên việc không có khái niệm cụ thể sẽ gây ra nhiều bất lợi cho các cơ quan công quyền khi có những hành vi vi phạm mới xảy ra, tinh vi hơn, mới mẻ hơn và dẫn đến không có pháp luật điều chỉnh chúng.
Tuy nhiên, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh được hiểu là: “Hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền sử dụng mọi thủ đoạn để loại bỏ và tiêu diệt đối thủ cạnh tranh khỏi rào cản phát triển của mình, qua đó, duy trì và nâng cao hơn nữa vị trí đó trên thị trường”.
2.2. Căn cứ xác định hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và vị trí thống lĩnh thị trường:
Đầu tiên, phải xác định được vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của doanh nghiệp là như thế nào. Theo Điều 11 Luật Cạnh tranh, vị trí thống lĩnh trên thị trường được xác định dựa trên thị phần hay khả năng gây hạn chế cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. Theo đó, Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hay có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định trên cơ sở xem xét các yếu tố:
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp
- Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp
- Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hay chi phối hoạt động của của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hay điều lệ của doanh nghiệp
- Năng lực tài chính của công ty mẹ
- Năng lực công nghệ
- Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
- Quy mô của mạng lưới phân phối
(Điều 22 Nghị định 116/2005/NĐ-CP)
Một nhóm doanh nghiệp cũng có thể được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan
- Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan
- Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan
Việc xác định doanh thu, doanh số, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được quy định chi tiết trong Điều 10, 11, 12 và 13 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP.
Theo Điều 12, Luật cạnh tranh thì “ doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan”. Như vậy, khi xác định vị trí độc quyền, cơ quan quản lý chỉ cần xác định thị trường liên quan và xác định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
Về bản chất, doanh nghiệp có vị trí độc quyền là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh nắm giữ 100% thị phần trên thị trường liên quan. Do đó, các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm bao gồm toàn bộ các hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Ngoài ra, Điều 14 Luật cạnh tranh còn quy định thêm hai hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm như sau:
- Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hay huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
Quy định cụ thể về các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm được đưa ra tại các Điều 23-33 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP.
Thứ hai, Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp độc quyền đã hay đang thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định trong Điều 13 Luật Cạnh tranh nghiêm cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thực hiện những hành vi hạn chế cạnh tranh sau:
- Bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hay ấn định giá bán lại tốithiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự pháttriển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
- Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bìnhđẳng trong cạnh tranh;
- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịchvụ hay buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếpđến đối tượng của hợp đồng;
- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
Với các doanh nghiệp độc quyền, ngoài những hành vi trên, Điều 14 Luật Cạnh tranh còn quy định cấm thực hiện những hành vi sau:
- Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương hay hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
Như vậy, pháp luật đòi hỏi hai yếu tố về vị trí của doanh nghiệp phải là vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền và doanh nghiệp đã thực hiện hành vi lạm dụng nói trên thì mới được coi là hành vi vi phạm pháp luật.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tuannq15502

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004 và thực tiễn áp dụng

hay
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0
B Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 3 Luận văn Luật 0
D Căn cứ vào mẫu số 03 - giấy xác nhận thời gian công tác, phần ghi chú: "Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ có t Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
T Căn cứ xác định là sai sót trọng yếu, sai sót không trọng yếu? Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
T Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vọ, chồng về tài sản và hướng hoàn thiện pháp luậ Luận văn Luật 0
A Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ chồng về tài sản và hướng hoàn thiện pháp luật Luận văn Luật 0
X Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối – căn cứ xác định và đường lối xử lý Luận văn Luật 2
N Căn cứ để xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ chồng về tài sản và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này Tài liệu chưa phân loại 3
F Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối – căn cứ xác định và đường lối xử lý Tài liệu chưa phân loại 2
A [Free] Tiểu luận Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản vợ, chồng Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top