Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ sau năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao độ, đồng thời, thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hoá và xu thế đó ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước diễn ra trong lúc toàn cầu hoá và khu vực hoá trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế. Để quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải sử dụng một công cụ quan trọng đó là cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế không chỉ được sử dụng để quản lý kinh tế vĩ mô mà nó còn có ý nghĩa trong việc đề ra các chính sách phát triển kinh tế vì nó phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới trong một thời gian nhất định. Do đó, cần xác định rõ những ảnh hưởng của nó tới sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn và trong dài hạn.
2. Đánh giá các đề tài quá khứ:
Trước đây, đã có một số đề tài trong khoá luận tốt nghiệp, luận án tiến sĩ hay phó tiến sĩ đã đề cập đến cán cân thanh toán quốc tế hay tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng như một số nước. Tuy nhiên, những đề tài này thường chỉ đi sâu phân tích một khía cạnh của vấn đề.
+ Khoá luận tốt nghiệp K35 của Phạm Thị Việt Hà về: “Thực trạng và các biện pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ”, năm 1999 đã đề cập và phân tích khá rõ về cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam tuy nhiên lại chưa đề cập đến ảnh hưởng của nó tới sự tăng trưởng kinh tế.
+ Luận án của Nguyễn Văn Châu về: “Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ” đã phân tích rất rõ nét về những điểm mạnh yếu của Việt Nam trong quá trình vạch ra chiến lược tăng trưởng kinh tế, có so sánh với Hàn Quốc nhưng lại không phân tích cụ thể tình hình tăng trưởng cụ thể cũng như ảnh hưởng của cán cân thanh toán quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là tăng trưởng kinh tế đơn thuần chứ không đặt nó trong mối quan hệ với kinh tế đối ngoại.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu nhằm những mục tiêu sau:
Phân tích các chức năng của cán cân thanh toán quốc tế.
Đánh giá ảnh hưởng của cán cân thanh toán quốc tế đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế để biến nó thành công cụ phân tích và quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Đánh giá thực tiễn cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam, quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nhằm rút ra mối liên hệ giữa hai lĩnh vực này.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các mặt của cán cân thanh toán quốc tế, tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu mối liên quan giữa hai lĩnh vực này và thực tiễn ở Việt Nam để từ đó rút ra những biện pháp quản lý hiệu quả cán cân thanh toán quốc tế hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Với những mục tiêu trên, khoá luận này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp với những kết quả thống kê, vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
6. Điểm mới của đề tài:
+ Luận văn không chỉ phân tích một nội dung mà đã phân tích đồng thời cả cán cân thanh toán quốc tế lẫn tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ đó có những cơ sở để chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa hai nội dung này.
+ Trong luận văn, các số liệu được cập nhập một cách tương đối đầy đủ theo những thống kê gần đây nhất nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và phân tích đạt được hiệu quả cao nhất. Các số liệu này cũng có thể phục vụ cho công tác giảng dạy ở các trường đại học.
+ Luận văn này được phân tích tổng hợp có kế thừa và phát huy sáng tạo để chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế, liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam để đề ra những biện pháp quản lý có hiệu quả.
7. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm ba chương:
Chương I: Lý thuyết chung về cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế.
Nội dung của chương I đề cập đến những lý thuyết chung nhất về cán cân thanh toán quốc tế và tăng


Kết luận:
Tóm lại, sau khi nghiên cứu đề tài, tui đi đến các kết luận sau:
1. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế
Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia, cho thấy quốc gia đó có triển vọng phát triển kinh tế hay khôngdo ngày nay, hoạt động kinh tế đối ngoại có vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển của một đất nước. Còn về tăng trưởng kinh tế, đây là một chỉ tiêu kinh tế hết sức quan trọng, cũng hướng đến mục tiêu cuối cùng là phát triển nền kinh tế của đất nước, đem lại cuộc sống ổn định với mức sống cao cho người dân. Tăng trưởng kinh tế được đánh giá thông qua rất nhiều chỉ tiêu nhưng nhìn chung là tổng sản phẩm thực tế do quốc gia đó sản xuất ra và chỉ tiêu này chịu những ảnh hưởng không nhỏ của hoạt động kinh tế đối ngoại.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế:
Cán cân thanh toán quốc tế thực tế chỉ là một bảng biểu thống kê nhưng tình trạng của nó lại thể hiện những tác động tích cực hay tiêu cực đến quá trình tăng trưởng kinh tế do nó không chỉ thể hiện tình trạng xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ mà còn thể hiện tình trạng cán cân vốn, cụ thể là đầu tư trực tiếp, gián tiếp,… Tình trạng của những cán cân này tác động trực tiếp đến nền sản xuất của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế là một chỉ tiêu tổng quát bao gồm cả kinh tế đối ngoại và tưởng như không thể ảnh hưởng đến kinh tế kinh tế đối ngoại. Nhưng thực tế, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các nhà hoạch định chính sách phải đặt ra các chính sách tăng trưởng khác nhau và mỗi chính sách này đều gây ra các phản ứng riêng biệt trên cán cân thanh toán quốc tế.
3. Thực tiễn ở Việt Nam
Trong giai đoạn 1995-2001 kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong cả hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên cũng còn không ít những bất cập như cán cân thanh toán quốc tế vẫn liên tục ở trong tình trạng thâm hụt, tăng trưởng kinh tế tuy đạt được tốc độ cao nhưng cơ cấu nền kinh tế còn chưa hợp lý, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP còn cao trong khi tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp còn chưa phù hợp với tiềm năng. Những bất cập này cần được khắc phục để có thể đưa nền kinh tế Việt Nam bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4. Đề ra các biện pháp quản lý
Trên cơ sở những lý thuyết đã phân tích, luận văn đưa ra một số giải pháp mang tính gợi ý nhằm góp phần vào việc quản lý cán cân thanh toán quốc tế một cách có hiệu quả hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong dài hạn. Những biện pháp này bao gồm: thay đổi và hoàn thiện hệ thống luật pháp, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, hoàn thiện cơ chế và hệ thống cán bộ quản lý kinh tế, tăng cường hợp tác quốc tế, đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư cũng như khuyến khích sản xuất thay thế nhập khẩu và xuất khẩu,… Tất cả các biện pháp này nếu được áp dụng và phối hợp một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả mong muốn.















Danh mục tài liệu tham khảo:
+ Ngọc Đào – Năm 2002 phải là năm cơ cấu lại – Tạp chí kinh tế Việt Nam và Thế giới 2001- 2002, Trang 7 - Thời báo kinh tế Việt Nam.
+ Dương Ngọc – Năm 2001: GDP đạt mức tăng cao nhất sau 4 năm - Tạp chí kinh tế Việt Nam và Thế giới 2001- 2002, Trang 4 - Thời báo kinh tế Việt Nam.
+ N. Gregory Mankiw – Harvard University - Macroeconomics (Second edition) – Worth Publisher.
+ Paul A Samuelson- William D. Nordhalls – Dịch giả: Vũ Cương; Đinh Xuân Hà; Nguyễn Xuân Nguyên; Trần Đình Toàn - Kinh Tế Học (Tập 2) – NXB Thống Kê - Tái bản lần thứ nhất.
+ TS Trần Ngọc Thơ; THS Nguyễn Thị Ngọc Trang; TS Nguyễn Ngọc Định; TS Nguyễn Thị Liên Hoa - Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh - Tài chính quốc tế – NXB Thống Kê - Năm 2000.
+ TS Nguyễn Văn Tiến - Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở – NXB Thống kê - Năm 2002.
+ PGS. Đinh Xuân Trình - Giáo trình Thanh toán Quốc tế - NXB Giáo Dục - Năm 2002.
+ Thông tư số 05/2000/ TT - NHNN1 ngày 28/3/2000 hướng dẫn thi hành một số điểm về lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ.
+ Bảng: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 1993- 1999 - Tạp chí Ngân Hàng, trang 24 – Số 10 Năm 2000.
+ Bảng: Kiều hối và mối tương quan với đầu tư nước ngoài 1995-2001 – Tạp chí kinh tế và dự báo tháng 4 năm 2002, Trang 12 – Tạp chí hàng tháng của bộ kế hoạch đầu tư.
+ Bộ môn Kinh tế vĩ mô - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - Những vấn đề cơ bản về Kinh tế vĩ mô - NXB Thống kê - Năm 1996.
+ Kinh tế - xã hội Việt Nam qua các con số thống kê - Tạp chí kinh tế Việt Nam và Thế giới 2001- 2002, Trang 48,49,50,51,52 – Thời báo kinh tế Việt Nam.
+

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top