daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Từ năm 8, 9 tuổi, tui là “bạn đọc nhí” của nhà văn Hoàng Văn Bổn. Tác
phẩm đầu tiên của ông đến với tui là truyện thiếu nhi “Tướng Lâm Kỳ Đạt”, một
ấn phẩm in trên giấy màu vàng rất xấu của thời bao cấp, nhưng đối với lũ trẻ
trong khu tập thể Khu Công nghiệp Long Bình (đã giải thể) thời đó, thì quyển
sách như một báu vật. Bởi đủ thứ chuyện trên trời dưới đất của một vùng đất
phương Nam trong truyện đã hấp dẫn những đứa trẻ mới cùng cha mẹ từ miền
Bắc vào. Lớn hơn chút nữa, vì ham mê đọc sách nên tui được chọn vào lớp
chuyên văn; và một trong những quyển sách trong phần thưởng cuối năm lớp 9
của tui là tập ký “Vũ trụ”, trong đó có viết rất nhiều về nghề văn và những văn
nghệ sĩ Đồng Nai.
Song phải đến khi trở thành hội viên Hội VHNT Đồng Nai, hòa mình vào
với phong trào sáng tác, nghiên cứu của tỉnh nhà, tui mới được dịp tiếp xúc với
nhà văn Hoàng Văn Bổn. Qua quá trình học hỏi, trau dồi về văn học, tui đã được
đọc nhiều tác phẩm của nhà văn, và đã viết một số bài viết, tiểu luận văn chương,
trong đó có chuyên luận văn học “Nhà văn Hoàng Văn Bổn – ngọt ngào và cay
đắng” (chưa xuất bản).
Đến với Hội thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2014, tui thật sự
vui mừng khi thấy nhà văn Hoàng Văn Bổn có tên trong danh sách 17 nhân vật
tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai. tui coi đây là cơ hội để mình được góp phần hiểu
biết rất khiêm tốn của mình về một nhà văn lão thành của tỉnh nhà. Bài thi này sử
dụng hệ thống tư liệu như Ban tổ chức cho phép, đồng thời vận dụng một số kỹ
năng trong nghiên cứu Văn học để làm rõ một mảng sáng tác quan trọng trong sự
nghiệp của nhân vật được chọn: nhà văn Hoàng Văn Bổn; với chủ điểm khảo sát
chính là mảng sáng tác về quê hương Đồng Nai và những đóng góp cho văn học
cách mạng Đồng Nai nói riêng, Nam bộ và cả nước nói chung. Tuy người viết đã
có rất nhiều cố gắng, song khả năng diễn đạt có hạn, nên rất mong có sự chia sẻ,
đồng cảm của bạn bè, đồng nghiệp và những người yêu thích văn chương...

1


Phần 1
CẢM NHẬN
Về những giá trị văn hóa - lịch sử
trong tác phẩm của nhà văn Hoàng Văn Bổn
A/ SƠ LƯỢC VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC
CỦA NHÀ VĂN HOÀNG VĂN BỔN

Tuổi ấu thơ gọi đò đi học
Nhà văn Hoàng Văn Bổn sinh ngày 7/5/19281, mất ngày 12/5/2006. Ngày
ông mất, những cành hoa lan mừng sinh nhật của ông vẫn tươi nguyên một màu
tím thủy chung, giản dị. Một số nhà di truyền học người Nga gần đây đã chứng
minh được một hiện tượng kỳ lạ, là ngày mất của con người có sự liên hệ đặc biệt
đến ngày sinh, vì con người có khả năng “ghi nhớ” khoảnh khắc mình được sinh
ra. Điều này đúng với trường hợp nhà văn Hoàng Văn Bổn, bởi những điều ông
“ghi nhớ” từ những giây phút đầu tiên của cuộc đời là những điều lớn lao không
chỉ của riêng ông, mà còn của gia đình, quê hương, đất nước. Đó cũng là sự khởi
đầu cho những nỗ lực phi thường của một con người sống hết mình cho lý tưởng
cách mạng, cho độc lập tự do của quê hương, và cho văn chương. Ông mang
những điều đó làm hành trang đi suốt cuộc đời mình, cho đến lúc ra đi trong vòng
tay gia đình, đồng chí, đồng nghiệp. Và ông để lại nguyên vẹn niềm mơ ước, tình
yêu và những nỗ lực trước một ngưỡng cửa mới của cuộc đời, đó là hành trình
mới dành cho học trò, con cháu... những người hiểu ông và cùng chung lý tưởng
với ông...
Hiện thực đời sống, cách nói khác là bối cảnh xã hội vào lúc cậu bé Huỳnh
Văn Bản (tên thật của nhà văn Hoàng Văn Bổn) được sinh ra có ý nghĩa đặc biệt
đối với ông; và được “chuyển hóa” vào tác phẩm của ông như một dấu ấn sâu
đậm. Ông ghi lại về chính tuổi thơ của mình:

“Cái làng Bình Long2 của tui ngày xưa cùng kiệt lắm. Tuổi thơ của tôi, từ lớp 1
đến lớp 5 bây giờ chỉ quẩn quanh giữa cái lòng chảo giữa cánh rừng đại ngàn
(về sau là chiến khu Đ nổi tiếng).
Cho đến năm 1945-1947 tui không biết, không trông thấy một tờ báo. Cho
đến bây giờ thực sự tui cũng không hiểu do đâu mà tui sớm mơ ước trở thành nhà
văn một cách quyết liệt như vậy…?”
1
2

Nhiều tài liệu ghi sinh năm 1930, người viết dựa theo thông tin của gia đình nhà văn Hoàng Văn Bổn
Làng Bình Long trước năm 1975 thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Thủ Biên.

2


Học hết lớp ba, học hết chữ trường làng, cậu bé Huỳnh Văn Bản phải ngày
ngày qua sông để học trường huyện (Tân Uyên). Cả làng chỉ có vài người được
học đến lớp nhất (lớp bốn bây giờ, còn gọi là supérieur). Đây là những năm tháng
rất vất vả nhưng cũng để lại dấu ấn rất đẹp trên trang văn của Hoàng Văn Bổn.
Sớm tinh mơ, cậu phải dắt trâu ra đồng cho anh cày bừa rồi mới trở về nhà mang
mo cơm ra bến sông gọi đò. Đưa học trò đi học gọi là “đưa đò". Sông Đồng Nai
rộng dài, dữ tợn chứ không êm thắm, hiền hòa. Vậy nhưng ông già Hai Thô vẫn
ngày hai lượt đưa đò miễn phí cho đám học trò. Trường Tân Uyên cách sông hơn
ba cây số, học hai buổi sáng- chiều. Tối tối, cậu bé Bản ngồi một mình sát mé
sông um tùm, “vừa hú vừa khóc gọi đò”. Bao vây sau lưng là rừng rậm, thú dữ,
trước mặt là con sông đang dâng cao, chảy xiết. Bài học thiên nhiên thật vô giá.
Chính dòng sông Đồng Nai đã giúp nhà văn Hoàng Văn Bổn vững tay chèo lái
ghi lại những thước phim chiến đấu trên biển Hòn Mê, đi dọc Trường Sơn, hành
quân trên biên giới Việt Lào…
Học hết lớp năm, lấy bằng sơ học, cậu bé Huỳnh Văn Bản đã kịp làm được

hai việc: một là dạy cho người chị thứ sáu học chữ để “đọc tiểu thuyết”; hai là
viết tập truyện trường thiên “Hai khẩu súng lục” (bằng tiếng Pháp trình độ sơ
học) mỗi tuần đều được bạn học tranh nhau “mua” đọc, thưởng thức. Ông thi vào
trường Pétrus Ký (trường công tại Sài Gòn), nhưng không đậu, nên vào học
trường Huỳnh Khương Ninh. Học được một năm thì quân Đồng Minh ném bom
tấn công Nhật, tái chiếm Nam kỳ, các trường học ở Sài Gòn đóng cửa (1943).
Cậu bé Bản giã từ trường học, khăn gói về Biên Hòa. Cách mấy quãng chợ, cách
một con sông, song cậu vẫn không về quê mà tìm vào trường Nguyễn Du cầu học.
Học lớp Sư phạm được hơn một năm, qua năm 1945, quân Nhật lại đảo
chính. Chiến sự nổ ra ngay trên đất Biên Hòa, trường học lại đóng cửa. Thầy trò
ẩn mình trong những hầm hố ngay sau trường, sát bờ sông. Máy bay của quân đội
Đồng Minh quần thảo trên sông Đồng Nai truy bắt những phần tử thân Nhật.
Trong thời gian này, nhà thơ – chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ3 đã sớm nhận ra, và đi
tìm cho mình lý tưởng sống, đó là khái niệm về Đảng, và hình ảnh lá cờ Đảng
giấu trong nhà vệ sinh trường Pétrus Ký. Còn đối với Hoàng Văn Bổn, ông sinh
ra sau Huỳnh Văn Nghệ 14 năm, sự trưởng thành của ông chính là sự kế thừa và
phát huy tột độ những giá trị sống của thời đại. Đó là những ngày cuối cùng dân
ta sống trong bóng tối của kiếp nô lệ. Hoàng Văn Bổn trở về làng Bình Long,
tham gia đội Thiếu niên cứu quốc. Năm đó ông 16 tuổi.
Theo làng kháng chiến
Chú Từ Khiêm, người giữ miểu Long Chánh, vung dùi quật vào mặt trống,
gào thét đến vỡ giọng: “Gấy ghên! Độc lập, tự do rồi bớ bà con Bình Long mình
ơi!”. Một bầu không khí tràn ngập, sảng khoái chưa từng thấy và có một không
hai. Chính quyền về tay nhân dân. Dân làng Bình Long tự bầu người lãnh đạo–

3

Huỳnh Văn Nghệ sinh năm 1914.

3



chính những người dân cùng kiệt bị thúc tô, bị đánh đập, giam cầm… đứng ra làm
chính quyền cách mạng.
Hoàng Văn Bổn tham gia đội Thiếu niên cứu quốc được vài tháng, sau khi
cướp chính quyền thành công chuyển sang làm thư ký của Ủy ban Nhân dân xã
Bình Long. Cậu học trò ngày trước học trên lưng trâu, sớm sớm chiều chiều được
người làng đưa đò đi học, nay dùng đến cái bút cái nghiên phục vụ cách mạng.
Sau đó, cậu làm thư ký của Việt Minh thôn cho đến khi quân Pháp gây hấn, đánh
chiếm Biên Hòa, Tân Uyên.
Vẻn vẹn chưa đầy một tháng độc lập, làng Bình Long lại phải bước vào cuộc
kháng chiến. Bộ máy kháng chiến cũng chính là những người bần cố nông trong
làng. Lúc ấy, Chỉ huy trưởng Huỳnh Văn Nghệ đã thành lập chi đội 10 ở bên kia
sông Đồng Nai. Quân Pháp nhảy vào miền Nam và tuyên bố “bình định Nam kỳ
trong vòng ba tuần lễ…”. Đó là tham vọng của chúng trong lúc chính quyền cách
mạng chưa triển khai rộng khắp và chưa thống nhất về quân đội. Thời đó, bộ đội
có ở khắp nơi, nhưng lại tổ chức theo kiểu tự phát. Giáp tết Bính Tuất, bọn giặc
đã tràn đến Tân Uyên. Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ ra lệnh tiêu thổ
kháng chiến. Mặt trận Sài Gòn mất, Bình Lợi – Thủ Đức – Biên Hòa tan vỡ; bộ
đội Nam tiến phần lớn rút về thành lập mặt trận Xuân Lộc. Tân Uyên coi như bị
bỏ ngỏ. Nhưng đồng bào còn tiếc ngôi nhà, quê cha đất tổ, tiếc những ngày tháng
chạp cuối năm. Vả lại, họ suốt đời sống chân lấm tay bùn cầy cấy, giờ biết đi đâu,
làm gì sinh sống? Chuẩn bị tản cư, nhưng sẽ tản cư ở đâu? Chú Tám Nghệ
(Huỳnh Văn Nghệ) quyết định chuyển trụ sở Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh
về làng Mỹ Lộc, quê ông.
Đồng bào tản cư, sau đó là lửa. “Xe bò, xe trâu, ô tô, gồng gánh, chất đầy
gạo, đồ đạc gia đình, vừa khóc vừa lôi thôi lếch thếch đi về hướng Mỹ Lộc,
Phước Vĩnh, Ông Đông – Bình Chánh… Phía sau họ, lửa đã bốc cao. Nhiều ông
già, bà già quỵ xuống đất, lau nước mắt lẫn khói đen, tro than… Đâu đó, tiếng
súng trường, súng máy nổ từng chập. Trẻ con quần xà lỏn, đầu trần chạy theo

cha mẹ, mặt mày nhọ nhem (…)
- Ráng chịu cực, con. Đi vài ngày xong giặc lại trở về…Cha mẹ chúng bảo
vậy…
Nào ai ngờ, phải ba chục năm sau, những người còn sống trong chuyến ra
đi hôm ấy mới được trở về làng quê”.
(Trích Tuổi thơ ngọt ngào)
Rồi cũng bắt đầu bằng hồi trống dữ dội của chú Từ Khiêm… Trưa ngày 23
tháng chạp Tàu, khi dân làng vừa tiễn ông Táo về trời, tàu Tây lù lù xuất hiện trên
sông Đồng Nai, bắn phá vào các địa điểm ven sông. Vệ quốc đoàn, trong đó có
Hoàng Văn Bổn, tìm mọi cách ngăn cản không cho tàu chúng cập vào bến chợ
Tân Uyên, ngăn không cho giặc tràn quân lên cánh đồng quê mình. Nhưng không
thể. Chúng có máy bay, tàu chiến, súng đạn tối tân, chúng đã cày nát Tân Uyên,
biến dòng sông Đồng Nai thành một dòng sông máu. Cảnh tang thương diễn ra
chỉ trong một ngày, một buổi. Phá nhà dân để xây bót, dồn dân vào trại giam,
4

của một nhà văn.
-Cùng với những mảng đề tài sáng tác khác, thì những tác phẩm viết về
Đồng Nai của nhà văn Hoàng Văn Bổn có một giá trị nhất định, được bạn đọc cả
nước (và cả nước ngoài) biết đến; đồng thời có sức lan tỏa rộng rãi trong nhiều
thế hệ bạn đọc và nhiều thế hệ nhà văn.

24


PHẦN II
Những góp ý, kiến nghị

A/NHỮNG LĨNH VỰC ĐÓNG GÓP:
Những đóng góp cho lịch sử, văn hóa Đồng Nai nói riêng và cả nước nói
chung của nhà văn Hoàng Văn Bổn có thể đánh giá ở những lĩnh vực sau đây:
-Sự nghiệp giáo dục
-Sự nghiệp điện ảnh
-Sự nghiệp văn học và xuất bản
-Sự nghiệp VHNT Đồng Nai
Người viết xin tóm lược lại như sau:
I/TRONG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC:
-Ngay từ cách mạng tháng 8, người thanh niên Huỳnh Văn Bản (tên thật của
nhà văn Hoàng Văn Bổn) đã hăng hái tham gia kháng chiến, làm theo lời khuyên
của Hồ Chủ tịch: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Việc làm cụ thể
nhất là dạy học chữ cho anh chị em, gia đình, chòm xóm. Sau khi Pháp tái chiếm
Nam bộ, cho tàu chiến nổ súng trên sông Đồng Nai, đốt cháy xóm làng, thì
Hoàng Văn Bổn “lạy mẹ lên xanh”, lên chiến khu Đ tham gia kháng chiến. Ông
đã trải qua gần 7 năm trời tại chiến khu Đ, làm việc ở ban Xã hội, cùng với đồng
chí, đồng đội chặt cây dựng trường, lấy dầu chai làm đèn, than củi làm phấn để
dạy học cho con em bộ đội kháng chiến. Năm 1948, ông được kết nạp Đảng, là
Trưởng ban giáo dục huyện Tân Uyên khi tuổi đời mới 20.
Nhận thức được yêu cầu của kháng chiến, ông đi học để nâng cao kiến thức
phục vụ cho cách mạng, không quản ngại một khó khăn nào, đặc biệt là làm việc
trong điều kiện không hề có lương bổng hay bất cứ “chế độ” nào. Từ năm 1949
đến 1951, ông được cử đi học 2 lần tại U Minh – Đồng Tháp Mười. Sau này, khi
đã là cán bộ miền Nam làm việc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ông vẫn luôn được
học trò cũ tìm đến; và ông sẵn sàng chia sẻ từ đồ dùng cá nhân, những đồng
nhuận bút tác phẩm, cho đến những bài học làm người... Và luôn được gọi bằng

cái tên thân mật là Thầy Chín Bổn.
Sau khi nhà văn Hoàng Văn Bổn mất, những học trò của ông đã tìm đến rất
đông để đưa tiễn ông. Khi đưa ông về với đất mẹ làng Bình Lợi, Tân Uyên, gia
đình đã tiếp nối sự nghiệp giáo dục của ông bằng việc tặng sách, trao học bổng
cho các học sinh của trường Tiểu học Bình Lợi. Theo thông tin từ gia đình của
nhà văn, thì trường Tiểu học Bình Lợi đã làm hồ sơ xin được mang tên là trường
Tiểu học Hoàng Văn Bổn, nhằm tưởng nhớ và tôn vinh một người con ưu tú của
quê hương.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top