yuna_moon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày những cơ sở lý luận ngôn ngữ học và tổng thể về câu đố của người Việt. Khảo sát và phân tích các đặc điểm được lựa chọn làm cơ sở định danh của câu đố động vật, đặc điểm tư duy liên tưởng của người Việt trong khi miêu tả các loài động vật trong câu đố. Từ đó rút ra nhận xét bước đầu về cách tri nhận thế giới của người Việt trong câu đố động vật. Trình bày đặc điểm được lựa chọn làm cơ sở định danh của câu đố thực vật, đặc điểm tư duy liên tưởng của người Việt trong khi miêu tả về các loài thực vật trong câu đố, từ đó có những so sánh về những điểm tương đồng và khác biệt trong cách thức sáng tạo câu đố động vật và thực vật của người Việt và có những nhận xét ban đầu về cách thức tri nhận thế giới của người Việt trong câu đố thực vật
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, câu đố chiếm một số lượng
đáng kể, không thua kém gì ca dao, tục ngữ, truyện thần thoại, cổ tích, hò vè,...
Câu đố đã từng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân
dân ta trong suốt cả một thời kì lịch sử và cho đến nay, hình thức đố vui vẫn còn
là một sinh hoạt giải trí được nhiều người ưa thích. Có thể nói, câu đố thể hiện
một lối nhìn thế giới của nhân dân ta khá dí dỏm, hóm hỉnh và cũng đầy chất thơ.
Tuy không ghi lại những kinh nghiệm thực tiễn hay thể hiện lối suy nghĩ của nhân
dân lao động đối với các vấn đề sản xuất, vấn đề xã hội như tục ngữ và không bao
quát mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống nhân dân, từ thế giới nội tâm con người
đến những sinh hoạt gia đình, sinh hoạt xã hội, sinh hoạt lao động, đấu tranh,…
bằng ca dao; câu đố có một vị trí riêng của nó. Câu đố không chỉ mang lại cho
người ta những giây phút thư giãn thoải mái, những tràng cười giòn giã mỗi khi
giải được lời đố mà còn là phương tiện để thử độ tinh nhạy của tư duy, kích thích
trí tưởng tượng của con người.
Cho đến nay, mặc dù hình thức sinh hoạt đố - đáp không còn phổ biến như
xưa, nhưng nó vẫn xuất hiện đây đó trên các diễn đàn mạng, trên các tờ báo, tạp
chí hay trong những giờ nghỉ giải lao ở các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp,…và đặc
biệt trong các sách giáo khoa phổ thông, nhất là sách cho bậc tiểu học, mục đố vui
được đưa vào như là một hình thức giải trí sau những giờ học căng thẳng và cũng
là một hình thức rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, phần nào củng cố nhận
thức cho các em nhỏ.
Có thể nói đố vui là một trò chơi trí tuệ bổ ích, kích thích trí tưởng tượng
của con người, đặc biệt những câu đố về đồ vật, cây cỏ, động vật, các bộ phận cơ
thể con người hay các hiện tượng tự nhiên là một trò chơi hữu ích đối với sự phát MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, câu đố chiếm một số lượng
đáng kể, không thua kém gì ca dao, tục ngữ, truyện thần thoại, cổ tích, hò vè,...
Câu đố đã từng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân
dân ta trong suốt cả một thời kì lịch sử và cho đến nay, hình thức đố vui vẫn còn
là một sinh hoạt giải trí được nhiều người ưa thích. Có thể nói, câu đố thể hiện
một lối nhìn thế giới của nhân dân ta khá dí dỏm, hóm hỉnh và cũng đầy chất thơ.
Tuy không ghi lại những kinh nghiệm thực tiễn hay thể hiện lối suy nghĩ của nhân
dân lao động đối với các vấn đề sản xuất, vấn đề xã hội như tục ngữ và không bao
quát mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống nhân dân, từ thế giới nội tâm con người
đến những sinh hoạt gia đình, sinh hoạt xã hội, sinh hoạt lao động, đấu tranh,…
bằng ca dao; câu đố có một vị trí riêng của nó. Câu đố không chỉ mang lại cho
người ta những giây phút thư giãn thoải mái, những tràng cười giòn giã mỗi khi
giải được lời đố mà còn là phương tiện để thử độ tinh nhạy của tư duy, kích thích
trí tưởng tượng của con người.
Cho đến nay, mặc dù hình thức sinh hoạt đố - đáp không còn phổ biến như
xưa, nhưng nó vẫn xuất hiện đây đó trên các diễn đàn mạng, trên các tờ báo, tạp
chí hay trong những giờ nghỉ giải lao ở các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp,…và đặc
biệt trong các sách giáo khoa phổ thông, nhất là sách cho bậc tiểu học, mục đố vui
được đưa vào như là một hình thức giải trí sau những giờ học căng thẳng và cũng
là một hình thức rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, phần nào củng cố nhận
thức cho các em nhỏ.
Có thể nói đố vui là một trò chơi trí tuệ bổ ích, kích thích trí tưởng tượng
của con người, đặc biệt những câu đố về đồ vật, cây cỏ, động vật, các bộ phận cơ
thể con người hay các hiện tượng tự nhiên là một trò chơi hữu ích đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cho đến nay, câu đố ít được các nhà nghiên
cứu chú ý bằng các thể loại văn học dân gian khác như ca dao, tục ngữ, truyện cổ
tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn,… Có thể người ta chưa đánh giá cao vị trí và
tầm quan trọng của câu đố trong văn học dân gian nhưng rõ ràng câu đố đã và
đang là một nét sinh hoạt bổ ích và cần được duy trì cho thế hệ mai sau.
Chính vì những lí do đó, luận văn này mong muốn có thể góp một phần
nhỏ bé vào việc duy trì sự tồn tại của câu đố nói chung và đem lại một cái nhìn cơ
bản về cách thức tri nhận thế giới của người Việt qua câu đố để chúng ta hiểu hơn
về cuộc sống của ông cha ta cũng như lối nhìn, lối tư duy của họ trong cuộc sống
thể hiện qua việc sáng tạo câu đố.
2. Lịch sử nghiên cứu
Như trên đã nói, những công trình nghiên cứu và sưu tầm về câu đố cho
đến nay, nói chung vẫn còn rất ít so với các thể loại văn học dân gian khác. Có
thể kể đến một số công trình sau:
1. Phần phụ tập II Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc in lần đầu tại
Hà Nội 1928.
2. Thai ngữ phổ thông của Nguyễn Văn Xứng, Sài Gòn 1949.
3. Câu đố câu thai, Phạm Văn Giao, Sài Gòn 1956, Nxb Phạm Văn Tiến.
4. Câu đố Việt Nam, Ninh Viết Giao, Hà Nội 1958. (Biên soạn và in lại
năm 2008, Nxb Văn Học)
5. Thai đố phổ thông dẫn giải, Từ Phát, Sài Gòn 1971.
6. Câu đố Việt Nam, Nguyễn Văn Trung, Nxb Tổng hợp TPHCM. (Không
rõ năm xuất bản)
7. Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân
Diên, Võ Quang Nhơn. (Không rõ năm xuất bản) Luận văn thạc sĩ
Lòng đỏ, vỏ xanh.
(Quả dưa hấu)
Ví dụ: Đặc điểm màu sắc kết hợp với các đặc điểm khác:
Hoa trắng, lòng hoa vàng ong,
Vào chùa thường gặp ngát trong sân chùa.
(Hoa đại)
- Đặc điểm màu sắc: hoa trắng, lòng hoa vàng ong;
- Địa điểm trồng, mọc: sân chùa
- Mùi: ngát (thơm).
Đối với các loại cây, người ta thường hay bắt đầu lời đố bằng những câu
như: “cây xanh xanh, lá xanh xanh”, “cây xanh, lá xanh”, “cây xanh cái lá cũng
xanh”,… Chúng tui cho rằng đây chỉ là cách vào đề nhẹ nhàng và khéo léo chứ
thực chất nó không giúp ích được gì nhiều cho người giải đố bởi hầu như các loại
cây ở Việt Nam cây nào mà chẳng có màu xanh. Bên cạnh đó người ta cũng
thường miêu tả màu sắc của hoa, trái, củ, quả,… của loại cây đó. Với các loại hoa
thì khác bởi hoa có nhiều màu sắc hơn nhưng câu đố về hoa chiếm số lượng rất ít.
Với các loại củ, quả thì người ta thường miêu tả màu sắc của vỏ, ruột và hạt của
nó.
3.1.4. Tên gọi (87/400 câu):
Tên gọi cũng là một đặc điểm được sử dụng nhiều trong câu đố thực vật,
nhiều hơn trong câu đố động vật. Trong 400 câu đố về thực vật có 87 câu sử dụng
đặc điểm tên gọi (trong đó, 60 câu sử dụng đặc điểm tên gọi; 27 câu sử dụng đặc
điểm này kết hợp với các đặc điểm khác). Tên gọi của vật đố thường được miêu
tả bằng cách chơi chữ như sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa, nói lái,… hay lời đố
nói về một sự việc, sự vật khác nhưng bao hàm ý nghĩa tên gọi của vật đố ở trong
đó. Ví dụ:
Dầu hư vẫn tiếng thơm hoài,
Cả trăm con mắt, đố ai thấy đường.
(Quả dứa, trái thơm)
Quả dứa, tiếng miền Trung, miền Nam gọi là trái thơm. Lời đố sử dụng
cách chơi chữ đồng âm: thơm (tiếng thơm, trái thơm).
hay câu:
Hoa gì muốn dặm đường dài.
(Hoa thiên lí)
Lời đố sử dụng cách chơi chữ gần nghĩa: muôn dặm ≃ thiên lí.
Hoặc:
Bốn bề súng nổ đùng đùng,
Cửa thành đóng kín, anh hùng tính sao?
(Quả bí)
Lời đố biểu hiện sự bế tắc, bí thế của người anh hùng khi không có lối
thoát. Mặc dù không có sự liên quan gì nhưng ở đây ý nghĩa của lời đố đã hàm ý
tên gọi của vật đố trong đó.
Nếu so sánh đặc điểm tên gọi trong câu đố động vật và thực vật thì cả hai
đều sử dụng những cách thức, phương pháp giống nhau nhưng tại sao lại có sự
chênh lệch về tần số sử dụng nhiều đến vậy? Những cái tên như cây đu đủ, cây
bần, cây dâu, cây xấu hổ, trái sầu riêng, quả bí, quả bầu, quả mơ, quả mai, củ đậu,
hoa đồng tiền,… có thể là câu trả lời. Rõ ràng là với những tên gọi như thế, người
đố có thể dễ dàng đưa ra lời đố bằng cách miêu tả đặc điểm tên gọi của vật đố mà
không gặp nhiều khó khăn về diễn tả. Chúng tui cho rằng sự gắn bó, gần gũi và
thân thiết giữa người Việt và các loại thực vật mạnh hơn là với các loài động. Bởi
vì các loại cây cỏ, hoa, lá, củ, quả,… có vai trò và ứng dụng nhiều hơn trong đời

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Bước đầu tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người Việt (trên ngữ liệu câu đố)

Adm cho mình xin lại link tải bài này với ạ.
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top