Dezmond

New Member
Download miễn phí Khóa luận Bước đầu khảo sát nhà cổ ở làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội



MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khoá luận 6
B. PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG CỰ ĐÀ VÀ HIỆN TRẠNG NHÀ CỔ Ở LÀNG 7
1.1. Giới thiệu về làng Cự Đà 7
1.1.1. Vị trí địa lý, dân cư và diện tích 7
1.1.1.1. Vị trí địa lý 7
1.1.1.2. Diện tích và dân cư 9
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 11
1.1.2.1. Quá trình thành lập làng 11
1.1.2.2. Quá trình phát triển 14
1.2. Giới thuyết về nhà cổ và hiện trạng nhà cổ ở làng Cự Đà 16
1.2.1. Giới thuyết về nhà cổ 16
1.2.2. Hiện trạng nhà cổ ở làng Cự Đà 21
1.2.2.1. Số lượng nhà cổ ở làng Cự Đà hiện nay 21
1.2.2.2.Tình hình nhà cổ hiện nay ở làng Cự Đà 22
Tiểu kết chương 1 28
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC NHÀ CỔ Ở LÀNG CỰ ĐÀ 29
2.1. Một vài đặc điểm, cấu trúc của ngôi nhà cổ truyền người Việt 30
2.1.1. Tổ chức không gian 30
2.1.2. Vật liệu xây dựng đặc trưng 30
2.1.3. Hướng nhà đặc trưng 32
2.1.4. Mặt bằng tổng thể 33
2.1.5. Kết cấu 34
2.1.6. Trang trí trong và ngoài nhà 35
2.2. Đặc điểm, cấu trúc của ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà 36
2.2.1. Bố cục không gian 37
2.2.2. Mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà chính 39
2.2.3. Hướng nhà 41
2.2.4. Vật liệu xây dựng 41
2.2.5. Về mặt kết cấu kiến trúc và niên đại của ngôi nhà 41
2.2.6. Điêu khắc, trang trí trong và ngoài nhà 44
2.3. Sơ bộ nhận xét, đánh giá về cấu trúc nhà cổ ở làng Cự Đà 45
Tiểu kết chương 2 47
CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ CỔ Ở LÀNG CỰ ĐÀ 48
3.1. Một số chức năng chính của nhà ở cổ truyền của người Việt 48
3.1.1. Nhà ở đảm bảo nhu cầu cư trú của con người 48
3.1.2. Chức năng kinh tế 49
3.1.3. Tâm linh 50
3.1.4. Chức năng giao tiếp 51
3.2. Các chức năng của ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà 51
3.2.1. Chức năng cư trú 52
3.2.2. Chức năng lao động sản xuất 53
3.2.3. Tâm linh 55
3.2.4. Chức năng giao tiếp 55
3.3. Sơ bộ nhận xét, đánh giá về chức năng nhà cổ ở làng Cự Đà 57
Tiểu kết chương 3 58
C. KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .62
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Mỗi làng quê của người Việt, khi nhắc tới đều gắn với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, đồng lúa hay là dòng sông bao quanh làng, những hình ảnh này đã quá quen thuộc đối với những người con xa quê khi nhớ về quê hương của mình. Văn hóa làng xã được hình thành trên cơ sở những hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt, phong tục tập quán, truyền thống lễ hội, hệ thống di tích cũng như hệ thống nhà ở dân dụng tại làng. Đối với mỗi làng quê, do tác động của nền kinh tế, những giá trị văn hóa có những đặc trưng riêng.
Trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay, sự phát triển cũng đi đôi với nguy cơ mất mát các giá trị văn hóa truyền thống nếu không được giữ gìn, nhiều làng xã có giá trị văn hóa lâu đời đã bị mai một và quá trình này ngày càng phổ biến và lan rộng. Làng Cự Đà nằm ở xã Cự Khê huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là một ngôi làng cổ nằm ven sông Nhuệ, hiện là một trong số ít các làng cổ còn bảo lưu được các giá trị ban đầu của một làng quê truyền thống vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Cự Đà hiện nay còn bảo tồn khá phong phú những giá trị văn hóa cả về vật chất và tinh thần. Cự Đà bên cạnh những đặc điểm chung của kiến trúc cổ truyền vùng châu thổ Bắc Bộ, các công trình kiến trúc dân gian truyền thống ở Cự Đà còn có rất nhiều nét đặc biệt khác. Nếu như các làng Việt khác khác chỉ có lũy tre xanh với những ngôi nhà mái ngói thì ở Cự Đà còn có nhiều kiến trúc mang phong cách kiến trúc Pháp, cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng khác hiện đại lúc bấy giờ. Tuy có sự khác biệt với các làng quê khác nhưng các công trình kiến trúc đó không phá vỡ cảnh quan của một ngôi làng Việt truyền thống mà còn làm phong phú thêm bản sắc văn hóa ở đây. Hiện nay, Cự Đà đang được nhà nước xem xét để công nhận làng cổ của Việt Nam và việc công nhận Cự Đà là làng cổ có một vị trí rất quan trọng để tiến tới kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Với những ý nghĩa đặc biệt đó trong khóa luận này chúng tui muốn đi sâu vào tìm hiểu về cấu trúc và chức năng về những ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà với tên đề tài “Bước đầu khảo sát nhà cổ ở làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc tìm hiểu kiến trúc nhà ở dân gian của người Việt đã thu hút sụ chú ý và quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam: các kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ học…
Cuốn Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Khắc Tụng, nghiên cứu theo cách mô tả chủ yếu là việc ghi chép lại hiện trạng thực tế của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm khảo sát, không hay rất ít phân tích. Trong cuốn sách này quan tâm đến cấu trúc vật chất của ngôi nhà, đặc biệt là bộ bì và phân loại chúng theo những tiêu chí, bố cụ, chức năng và hình thức.
Trong “Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam” của Nguyễn Đức Thiềm xuất bản năm 2000, cuốn sách tập hợp những bài viết nghiên cứu về kiến trúc dân tộc qua các mặt: nhà ở dân gian, tổ chức không gian cư trú truyền thống, về ao vườn, về sân và cấu trúc, “gian- vì kèo” của ngôi nhà ở nông thôn. Đây là cuốn sách viêt khá rõ về cấu trúc và chức năng ngôi nhà truyền thống của người Việt.
Trong lĩnh vực văn hoá, nhà ở được tìm hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau. “Nếp cũ con người Việt Nam: phong tục cổ truyền” (1995) của Toan Ánh, bên cạnh việc nghiên cứu những phong tục của người Việt tác giả đã danh một phần nói về chức năng và cấu trúc của nhà ở. Tác giả đưa ra các vấn đề về chọn hướng nhà, việc xây dựng nhà…
Luận văn tiến sĩ của Khuất Tân Hưng làm về “Mối quan hệ giữa văn hoá và kiến trúc trong nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ” (2007) đã nghiên cứu và tiếp cận kiến trúc nhà ở dân gian từ góc độ văn hoá phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam. Luận văn làm rõ bản chất văn hoá quần cư và kiến trúc nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ và những giá trị văn hoá chung của chúng, giải thích những hiện tượng kiến trúc phức tạp, từ đó góp phần nhận diện bản sắc kiến trúc vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Bước đầu khảo sát thực trạng dinh dưỡng của sinh viên trong khu vực ký túc xá Đại học An Giang Kiến trúc, xây dựng 2
P Bước đầu khảo sát mục tiêu đào tạo Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Luận văn Sư phạm 0
T Bước đầu khảo sát sự phát triển nghĩa của một số nhóm từ vựng trong tiếng Việt từ năm 1945 đến nay Văn hóa, Xã hội 0
M Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
B Bước đầu khảo sát phạm trù "có thể" trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản Văn hóa, Xã hội 0
M Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, H Văn hóa, Xã hội 0
N Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
J Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài Văn hóa, Xã hội 0
N Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long Văn học 0
B Bước đầu khảo sát công tác kiểm tra tiếng Trung ở các trường THPT chuyên phía Bắc Việt Nam. Luận văn Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top