tuan_da

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Bệnh cây và những đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh cây 2
1.1.1. Giới thiệu về bệnh cây 2
1.1.1.1. Khái niệm 2
1.1.1.2. Phân loại 2
1.1.1.3. Các giai đoạn phát triển bệnh 2
1.1.1.4. Bệnh truyền nhiễm và những điều kiện
cơ bản quy định sự phát sinh bệnh 3
1.1.2. Nấm gây bệnh hại cây trồng 4
1.1.2.1. Đặc điểm chung của nấm 4
1.1.2.2. Hình thái sợi nấm 4
1.1.2.3. Biến thái của nấm 6
1.1.2.4. Dinh dưỡng ký sinh và trao đổi chất của nấm 6
1.1.2.5. Chu ký phát triển của nấm 8
1.1.2.6. Quá trình xâm nhiễm và lan truyền của nấm 10
1.1.2.7. Cấu trúc vách tế bào nấm bệnh 11
1.1.3. Đặc điểm sinh học của một số loài nấm bệnh 12
1.1.3.1. Nấm Fusarium sp 12
1.1.3.2. Nấm Phytophthora sp. 14
1.2. Giới thiệu về nấm Trichoderma sp. 15
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về nấm Trichoderma 15
1.2.2. Tiềm năng sử dụng nấm Trichoderma trong đất 16
1.2.3. Đặc điểm của nấm Trichoderma sp. 17
1.2.3.1. Vị trí phân loại 17
1.2.3.2. Hình thái, sự sinh trưởng và
sự hình thành bào tử của nấm Trichoderma sp. 18
1.2.3.3. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nấm Trichoderma sp. 19
1.2.3.4. Khả năng đối kháng nấm gây bệnh cây 19
1.2.3.5. Cơ chế đối kháng nấm gây bệnh cây của nấm Trichoderma 20
1.3. Một số ứng dụng của nấm Trichoderma 22
1.3.1. Lĩnh vực bảo vệ thực vật 22
1.3.1.1. Bón vào đất 23
1.3.1.2. Xử lý hát giống 23
1.3.2. Lương thực và ngành dệt 24
1.3.3. Chất kiểm soát sinh học 24
1.3.4. Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng 24
1.3.5. Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen 24
1.3.6. Lĩnh vực xử lý môi trường 25
1.4. Tìm hiểu về chế phẩm nấm 25
1.4.1. Các phương pháp lên men tạo chế phẩm sinh học 25
1.4.1.1. Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm nấm Trichoderma 25
1.4.1.2. Phương pháp lên men bề mặt không vô trùng tạo chế phẩm nấm 27
1.4.2. Một số chế phẩm nấm Trichoderma
đã được sản xuất và ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam 28
1.4.2.1. Trên thế giới 28
1.4.2.2. Ở trong nước 30
PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Vật liệu 31
2.1.1. Các chủng vi sinh vật dùng trong nghiên cứu 31
2.1.1.1. Các chủng nấm Trichoderma sp. 31
2.1.1.2. Các chủng nấm gây bệnh hại cây trồng 31
2.1.2. công cụ và thiết bị 31
2.1.2.1. công cụ 31
2.1.2.2. Thiết bị 31
2.1.3. Môi trường nuôi cấy 31
2.1.3.1. Môi trường PGA 31
2.1.3.2. Khoáng Crapek 32
2.1.3.3. Môi trường lên men xốp 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Quan sát hình thái nấm 33
2.2.1.1. Quan sát hình thái đại thể 33
2.2.1.2. Quan sát hình thái vi thể 33
2.2.2. Phương pháp đối kháng trực tiếp 33
2.2.2.1. Nguyên tắc 33
2.2.2.2. Cách tiến hành 34
2.2.2.3. Thí nghiệm 34
2.2.2.4. Bố trí thí nghiệm 34
2.2.3. Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm Trichoderma 35
2.2.3.1. Mục đích 35
2.2.3.2. Tiến hành thực nghiệm trên môi trường lên men xốp 35
2.2.3.3. Cách tiến hành 36
2.2.4. Phương pháp đếm số lượng bào tử trên 1 gam chế phẩm 36
2.2.4.1. Nguyên tắc 36
2.2.4.2. Cách tiến hành 36
2.2.4.3. Đọc và tính toán kết quả 37
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 38
3.1. Hình thái nấm Trichoderma sp. 38
3.2. Khả năng đối kháng trực tiếp của nấm Trichoderma sp. 38
3.2.1. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma
chủng T40 với nấm Phytophthora sp. 38
3.2.2. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma
(T40) với nấm Fusarium sp. 40
3.2.3. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma
chủng T14 với nấm Phytophthora sp. 42
3.2.4. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma (T14) nấm Fusarium sp. 44
3.3. Kết quả lên men xốp 46
3.3.1. Số lượng bào tử của các chủng thu nhận được
sau 8 – 10 ngày nuôi cấy bằng phương pháp lên men xốp 46
3.3.2. Tỷ lệ sống sót của bào tử sau khi sấy 47
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
4.1. Kết luận 48
4.2. Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu lương thực – thực phẩm trong nước, sản lượng nhiều loại nông sản xuất khẩu của Việt Nam được xếp vào hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của việc sản xuất nông sản hàng hóa ở nước ta còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực. Để khắc phục vấn đề này, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hướng vào sản xuất an toàn và phát triển bềnh vững, tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng nông sản. Theo đó, công tác giống cây trồng và bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng.
Trong công tác phòng trừ bệnh hại cây trồng hiện nay chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hóa học như hiện nay (có trên 400 hoạt chất nông dược sử dụng ở Việt Nam, Cục Bảo Vệ Thực Vật), làm cho nhiều loài sâu, bệnh trở nên kháng thuốc, mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Trước tình hình đó, biện pháp phòng trừ sâu hại bằng sinh học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Nhiều tác nhân sinh học, đáng chú ý là một số loại nấm, có thể đối kháng với một số nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Đồng thời, không những ngăn chặn một số bệnh hại trên đồng ruộng, những chế phẩm nấm đối kháng không ảnh hưởng đến những loài thiên địch bản xứ trong tự nhiên như động vật ăn thịt, ký sinh và côn trùng có ít. Sự bảo tồn các loài thiên địch tự nhiên này là chìa khóa vững chắc để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng một cách an toàn và hiệu quả. Các kết quả đã đạt được của việc phòng trừ nấm gây bệnh bằng phương pháp sinh học cho thấy tính hiệu quả của nó, nấm gây bệnh không kháng thuốc, không gây ô nhiễm môi trường.
Để khắc phục điều này, việc chọn lọc nhân nhanh số lượng, tăng cường sức sống cho các tác nhân đối kháng và đưa chúng trở lại môi trường tự nhiên là hết sức cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tui đã thực hiện đề tài: “bước đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh cùa một số chủng nấm Trichoderma sp.”
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH CÂY VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM GÂY HẠI CÂY TRỒNG
1.1.1. Giới thiệu về bệnh cây
1.1.1.1. Khái niệm
Bệnh cây là một động thái phức tạp, đặc trưng của một quá trình bệnh lý xảy ra liên tục ở cây do các nhân tố sinh vật hay do các yếu tố môi trường gây ra. Nó dẫn đến sự phá hủy chức năng sinh lý, cấu tạo, làm giảm sút năng suất, phẩm chất của cây trồng trong điều kiện ngoại cảnh nhất định.
1.1.1.2. Phân loại
Chia các tác nhân gây bệnh thành 2 nhóm chính:
 Tác nhân phi vi sinh vật là những yếu tố tự nhiên, yếu tố điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm phát sinh quá trình bệnh lý ở cây gọi là bệnh không truyền nhiễm (bệnh sinh lý).
 Tác nhân vi sinh vật là thể sống bao gồm các loại ký sinh vật nhỏ bé như virus, vi khuẩn, dịch khuẩn bào, nấm, tuyến trùng và thực vật thượng đẳng ký sinh. Những sinh vật này gây bệnh, gọi là bệnh truyền nhiễm.
1.1.1.3. Các giai đoạn phát triển bệnh
Trong những bệnh truyền nhiễm, hàng loạt các sự kiện rõ hay không rõ rệt xảy ra dẫn đến sự tồn tại và phát triển của bệnh và mầm bệnh. Chuỗi các sự kiện này gọi là chu kỳ bệnh. Các sự kiện chính trong chu kỳ bệnh gồm:
 Giai đoạn gây nhiễm: là cách ký sinh tiếp cận ký chủ. Lượng ký sinh tiếp xúc và gây bệnh trên ký chủ là nguồn bệnh.
 Giai đoạn xâm nhập: các bào tử và trứng, hạt cần phát triển thành cơ thể sinh dưỡng mới gây bệnh. Khi bào tử nảy mầm chúng sinh ra ống mầm, là phần đầu tiên của sợi nấm, để xâm nhập vào ký chủ. Các đặc tính nảy mầm tùy thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, các chất tiết ra từ cây.
 Giai đoạn gây bệnh: là tiến trình mầm bệnh tiếp xúc với tế bào hay mô cây và hút chất dinh dưỡng từ đó. Khi gây bệnh tích cực mầm bệnh đang ở giai đoạn dễ gây bệnh nhất cho ký chủ ở giai đoạn mẫn cảm nhất. Trong thời gian gây bệnh, mầm bệnh tiết ra và đưa vào ký chủ các chất hóa học làm ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn và chu trình sinh học của tế bào. Cây cũng có phản ứng đối với cơ chế gây bệnh, cây sống hay chết nói lên mức độ chống bệnh của cây.
 Thời gian ủ bệnh: là thời kỳ giữa thời điểm gây bệnh của mầm bệnh và biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Thời kỳ này dài ngắn tùy vào tổ hợp ký sinh, ký chủ và môi trường. Đối với phần lớn các bệnh, nhất là trên cây thường niên thời kỳ này kéo dài vài ngày đến vài tuần.
 Sinh sản và phát tán của mầm bệnh: sau các giai đoạn trên, mầm bệnh đi vào giai đoạn sinh sản. Sự sinh sản diễn ra nhanh với số lượng lớn. Sau đó chúng được phân tán nhờ gió, nước, côn trùng, nông cụ và con người.
1.1.1.4. Bệnh truyền nhiễm và những điều kiện cơ bản quy định sự phát sinh bệnh
Bệnh truyền nhiễm phát sinh là kết quả của quá trình tác động phức tạp giữa cây trồng (ký chủ) – vi sinh vật gây bệnh – điều kiện ngoại cảnh. Tác động của vi sinh vật lên cây trồng (ký chủ) là một cơ thể sống với những chu kỳ sinh lý ở những mức độ khác nhau.
Quá trình đấu tranh gay gắt đó xảy ra trong điều kiện ngoại cảnh nhất định và chịu sự chi phối trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh (thời tiết, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, cây trồng, đất đai,…). Điều kiện ngoại cảnh sẽ có ý nghĩa quyết định tới tình trạng sống và phản ứng tự vệ của cây, tăng cường hay làm suy yếu sức chống chịu của cây. Đồng thời, điều kiện ngoại cảnh cũng có tác dụng quyết định đến sự phát triển của vật ký sinh tới quá trình xâm nhiễm, tính độc, chế độ sinh sản và lan truyền của vật ký sinh. Vì vậy bệnh cây phát sinh khi có đủ các điều kiện:
 Có mầm bệnh trong môi trường với số lượng đạt mức “xâm nhiễm tối thiểu” cho phép của loại bệnh đó.
 Môi trường thuận lợi cho bệnh phát triển và bất lợi cho đời sống của cây.
 Cây trồng mẫn cảm với tác nhân gây bệnh.
Nước cất đủ 100ml
Hấp khử trùng 1210C trong 15 phút
a. Cách tiến hành
Khoai tây gọt vỏ, cắt vỏ và nấu chín. Chiết dịch khoai tây và lọc bỏ tinh bột. Cho agar vào dịch khoai tây từ từ và khuấy liên tục, sau đó cho glucose vào tiếp tục khuấy. Đổ vào ống nghiệm, đậy nút bông và khử trùng ở 1210C trong 15 phút.
2.1.3.2. Khoáng Crapek
NaNO3 3.5g
K2HPO4 1.5g
MgSO4 0.5g
FeSO4 0.01g
Saccarose 30g
KCl 0.5g
Nước cất đủ 1000ml
2.1.3.3. Môi trường lên men xốp
a. Thành phần môi trường
Cám gạo 21g
Trấu 9g
Khoáng Crapek 13.5ml
Độ ẩm 55%
Hấp khử trùng 1210C trong 15 phút
b. Cách tiến hành
Tiến hành cân cám và trấu. Trộn đều cám, trấu với môi trường khoáng Crapek. Sau đó cho vào 3 erlen, đem hấp khử trùng ở 1210C, 15 phút.


2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Quan sát hình thái của nấm
2.2.1.1. Quan sát hình thái đại thể
Dùng que cấy móc vô trùng gạt nhẹ lên bào tử đính của nấm sợi chuyển sang đĩa petri chứa môi trường PGA, cắm đầu que cấy xuống mặt thạch 1 – 3 điểm. Quan sát khuẩn lạc của nấm sợi (hình dạng, màu sắc) ở mặt trên và mặt dưới của khuẩn lạc.
2.2.1.2. Quan sát hình thái vi thể (phương pháp phòng ẩm)
a. Nguyên tắc
Sử dụng thuốc nhuộm có khả năng thẩm thấu qua màng tế bào và kết hợp với các thành phần khác của tế bào thành những hợp chất màu đặc trưng bền vững. Thường để quan sát hình thái cấu trúc sợi nấm và các cơ quan sinh sản của nấm ở trạng thái tự nhiên có thể làm phương pháp phòng ẩm.
b. Cách thực hiện
Lót giấy thấm ở đáy đĩa petri rồi đặt vào một miếng lame, gói giấy và đem hấp khử trùng, nấu chảy môi trường PGA (đã vô trùng), rót chảy theo nửa tấm lame và chờ đông lại, làm ẩm giấy thấm bằng nước cất vô trùng (vừa đủ ướt giấy). Cấy một ít bào tử lên một hay hai điểm lên phần thạch của miếng lame trong phòng ẩm, nuôi ở nhiệt độ phòng trong 1 – 2 ngày lấy lame ra khỏi hợp petri, nhỏ lên lame (nơi có nấm sợi mọc) một giọt thuốc nhuộm xanh methylen, dùng lamelle đè nhẹ lên tơ nấm, quan sát dưới kính hiển vi (X40) cuống sinh bào tử đính và vách ngăn tế bào.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Bước đầu khảo sát thực trạng dinh dưỡng của sinh viên trong khu vực ký túc xá Đại học An Giang Kiến trúc, xây dựng 2
P Bước đầu khảo sát mục tiêu đào tạo Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Luận văn Sư phạm 0
T Bước đầu khảo sát sự phát triển nghĩa của một số nhóm từ vựng trong tiếng Việt từ năm 1945 đến nay Văn hóa, Xã hội 0
M Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
B Bước đầu khảo sát phạm trù "có thể" trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản Văn hóa, Xã hội 0
M Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, H Văn hóa, Xã hội 0
N Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
J Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài Văn hóa, Xã hội 0
N Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long Văn học 0
B Bước đầu khảo sát công tác kiểm tra tiếng Trung ở các trường THPT chuyên phía Bắc Việt Nam. Luận văn Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top